Nhìn lại 30 năm dỡ bỏ rào cản cho người nhập cư

NGUYỄN THU QUỲNH 06/01/2023 12:05 GMT+7

TTCTLiệu những “hàng rào kỹ thuật” như quy định về đăng ký thường trú (và trước đây là hộ khẩu) có tác dụng ngăn cản dòng di cư vào đô thị lớn?

Mới đây, việc lập dự thảo quy định công dân làm thủ tục đăng ký thường trú phải có chỗ ở hợp pháp tối thiểu 8m2 đối nhà ở có nguồn gốc sở hữu nhà nước và 20m2 đối với nhà ở còn lại tiếp tục cho thấy chính sách thường trú ở Hà Nội khác biệt với các khu vực khác, cũng như nỗ lực cố gắng hạn chế dân số đăng ký thường trú vào đây.

Nhìn lại 30 năm dỡ bỏ rào cản cho người nhập cư - Ảnh 1.

Bức tranh Những ký ức của người nhập cư (Memories of immigrant) của Cristina Bernazzani, Ý.

Tiếp tục đọc “Nhìn lại 30 năm dỡ bỏ rào cản cho người nhập cư”

Những chuyến ly hương của người già Đồng bằng Sông Cửu Long

Tiasang – Võ Kiều Bảo Uyên, Nhung Nguyễn

Những biến đổi về môi trường, khí hậu đã đẩy người lớn tuổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phải rời quê tìm đường mưu sinh.  

Bà Nguyễn Thị Áp (63 tuổi) tại chỗ ngủ của mình – một tầng hầm để xe ở chung cư nơi bà làm nhân viên vệ sinh. Ảnh: Thành Nguyễn

Chuyến rời quê đầu tiên trong đời bà Nguyễn Thị Áp* là khi bà đã bước qua tuổi 63. Sáng sớm một ngày tháng Bảy, người phụ nữ tóc bạc trắng xách giỏ quần áo, một mình ra lộ bắt xe đi khỏi quê nhà Chợ Mới, An Giang, tỉnh thượng nguồn ĐBSCL đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Không chỉ mưu sinh, với bà, đó còn là một cuộc chạy trốn.

Khoản nợ hơn 100 triệu đồng tích tụ “từ ngày còn mần lúa”, lãi chồng lãi, cùng bệnh tim của người chồng đã đẩy bà Áp – gần như cả đời chỉ quen ruộng vườn – đến đô thị xa lạ tìm kiếm việc làm. Đích đến ban đầu trong kế hoạch của bà là Bình Dương, khu công nghiệp lớn nhất nước, nhưng những hàng xóm đi trước rỉ tai rằng nơi ấy chỉ có việc cho người trẻ. Cuối cùng, theo lời họ hàng chỉ, bà đặt cược vào TPHCM, nơi sẵn công việc làm thuê qua ngày.

“Ruộng đã bán. Con cái có gia đình riêng, và cũng khổ. Dì ở lại [quê] hết đời cũng không thể trả hết nợ”, bà Áp nói, không quên dặn người phỏng vấn giấu danh tính vì sợ chủ nợ nhận ra.

Tiếp tục đọc “Những chuyến ly hương của người già Đồng bằng Sông Cửu Long”

Đắk Nông: Cuộc sống “8 không” đầy bế tắc và giấc mơ được làm… công dân! (3 bài)

***

Thứ Sáu 05/07/2019 – 09:23

Đắk Nông: Cuộc sống “8 không” đầy bế tắc và giấc mơ được làm… công dân!

Cuộc sống 8 không đầy bế tắc và giấc mơ được làm... công dân! - 1
Cách dễ dàng nhất để di chuyển vào các cụm dân cư là bằng xe máy cày

Tiếp tục đọc “Đắk Nông: Cuộc sống “8 không” đầy bế tắc và giấc mơ được làm… công dân! (3 bài)”

Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn

isee – Đăng vào January 3, 2019

“Một bạn người Thái hẹn hò với bạn người Kinh, mẹ bạn người Kinh hỏi dò bạn này: Cháu có bỏ bùa con bác không?”. Bạn người Kinh không nói chia tay nhưng tỏ ra lạnh nhạt, nên bạn người Thái chủ động chấm dứt. Sau này mới biết “bạn người yêu sợ rằng nếu chia tay cô này thì sẽ bị bỏ bùa” nên mới hành động như vậy. “Sự tổn thương ở đây không chỉ ở việc chia tay, mà còn ở định kiến: Tôi là người DTTS”, anh Đỗ Quý Dương chia sẻ.

Người Mông trong phố Tiếp tục đọc “Thanh niên dân tộc thiểu số di cư: Phiêu lưu giữa hy vọng và giới hạn”

Bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng không bỏ quản lý

authorPV (tổng hợp) Thứ Hai, ngày 22/10/2018 06:20 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng chắc chắn vẫn phải thực hiện quản lý dân cư bằng các hình thức đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng.

Theo đó, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định sẽ quản lý dân cư theo hướng đơn giản hoá thủ tục. Bộ trưởng Tô Lâm cũng nhấn mạnh, dù không giữ sổ hộ khẩu nhưng người dân vẫn phải thực hiện các thủ tục về quản lý liên quan đến quy trình này. Cơ quan công an sẽ có các biện pháp, cách thức mới nhưng nguyên tắc cơ bản là, giấy tờ, thủ tục dù là đơn giản hoá tối đa nhưng không phải bỏ giấy tờ nghĩa là bỏ quản lý. Còn hình thức quản lý mới cụ thể thế nào, cơ quan quản lý sẽ làm cụ thể, sẽ có rất nhiều hình thức khác nhau.

bo so ho khau giay nhung khong bo quan ly hinh anh 1

Bộ Công an dự kiến đến năm 2020 sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy. ảnh: internet Tiếp tục đọc “Bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng không bỏ quản lý”

Người dân Suối Phèn ước mơ được làm “công dân” – 3 kỳ

Hàng trăm trẻ em Suối Phèn ước mong sớm vượt ra khỏi “cổng rừng” hòa nhập với xã hội

***

Cập nhật ngày: 14/11/2017 | 14:22 GMT+7

Gần 20 năm trước, hàng chục hộ dân ở các tỉnh, thành phía Bắc di cư tự do vào xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông sinh sống dọc theo suối Phèn và dần dà hình thành nên ngôi làng mang tên Suối Phèn. Đây là tên gọi của người dân nơi đây chứ chưa được pháp lý công nhận, đồng thời cũng chưa có tên trên bản đồ hành chính của xã và của huyện Đắk Glong.

Tiếp tục đọc “Người dân Suối Phèn ước mơ được làm “công dân” – 3 kỳ”

Công dân vô danh

Bảo Uyên Chủ Nhật,  19/11/2017, 14:49 


Một lớp học tình thương ở Bình Triệu – Thủ Đức dành cho trẻ không có hộ khẩu, khai sinh.Ảnh: Bảo Uyên

(TBKTSG) – Không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân, không giấy khai sinh, có những thân phận sống cuộc đời vô danh ngay trên đất nước mình.

Niềm vui ngắn

Sài Gòn – một đêm đầu tháng 11-2017, Minh Anh đã dán xong chiếc gót giày cuối cùng trong ngày. Mẹ và những đứa em của cô đã ngủ say trong căn nhà trọ cả năm không một tia nắng lọt vào ở quận 8. Cô thả tấm lưng mỏi nhừ vì phải ngồi liên tục nhiều giờ liền xuống đệm rồi với tay cầm chiếc máy tính bảng lướt Facebook, trước khi khép lại một ngày như bao ngày. Mắt cô dừng lại ở một trang Facebook. “Bỏ hộ khẩu, chứng minh nhân dân”, cô đọc đi đọc lại. “Em mừng quá trời quá đất luôn, không làm sao tả hết”, Minh Anh kể lại. Niềm vui đẩy cơn buồn ngủ đi, kéo những giấc mơ về. Một ngày, khi chứng minh nhân dân (CMND), hộ khẩu không còn tồn tại, cô sẽ đi làm ở công ty may, đi thi bằng lái xe, mua trả góp điện thoại, đi chơi xa với bạn và sẽ cưới chồng… Năm nay Minh Anh 20 tuổi, học hết lớp 2, không hộ khẩu, không CMND, chỉ có tờ giấy khai sinh để định danh mình.

Tiếp tục đọc “Công dân vô danh”

Tại sao phải “đòi” hộ khẩu?

20/02/2017 13:25 GMT+7

TTO – Vừa qua, làm việc với Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã lên tiếng về việc đòi hộ khẩu trong tuyển dụng công chức, chuyên gia giỏi.

Trên một số phương tiện thông tin đại chúng, nhiều ý kiến tham gia tranh luận về vấn đề này, trong đó đa số đều đồng tình nên bỏ điều kiện về hộ khẩu không chỉ trong tuyển dụng công chức, viên chức mà còn ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tiếp tục đọc “Tại sao phải “đòi” hộ khẩu?”

Đăng Hà và bài toán khó trong phát triển kinh tế – xã hội – 2 bài

  • Bài 1 – Sống tại Bình Phước, đi chợ ở Lâm Đồng
  • Bài 2 – Hộ khẩu Bình Phước, canh tác ở Đồng Nai

***

7:01 26/08/2016

SỐNG TẠI BÌNH PHƯỚC, ĐI CHỢ Ở LÂM ĐỒNG

BP – Đăng Hà là xã vùng sâu, xa, có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, nằm tách biệt với các xã khác của huyện Bù Đăng bởi dốc 5 cây hiểm trở. Xã có 82% số dân là người dân tộc thiểu số, kinh tế phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Điều kiện như vậy, cộng với cơ sở hạ tầng của xã chưa được quan tâm đầu tư đúng mức khiến đời sống người dân vốn đã khó lại càng khó khăn thêm.

Thu nhập chính của người dân xã Đăng Hà là cây lúa nhưng hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập (ảnh lớn). Người dân ở thôn 1 hoang mang, lo lắng vì không biết tương lai sẽ như thế nào (ảnh nhỏ)
Thu nhập chính của người dân xã Đăng Hà là cây lúa nhưng hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập (ảnh lớn). Người dân ở thôn 1 hoang mang, lo lắng vì không biết tương lai sẽ như thế nào (ảnh nhỏ)

Tiếp tục đọc “Đăng Hà và bài toán khó trong phát triển kinh tế – xã hội – 2 bài”

Gán cho lương dân tội phá rừng!

06/08/2016 00:44

NLDTận mắt xem phóng sự phá rừng của Chương trình Chuyển động 24h thuộc VTV, gia đình ông Vừ Dũ Dinh bức xúc nói mình đã bị lừa và tỏ ra ân hận khi cầm tiền của phóng viên nhà đài sau khi bị “dụ” ra rẫy chặt cây, cuốc đất

  Trưởng thôn Giang Đông (thứ 2 từ phải sang) khẳng định vị trí phóng viên VTV bảo ông Vừ Dũ Dinh (bìa phải) đốn hạ cây để quay phim là nương rẫy chứ không phải là rừng. Ảnh: Như Phú
Trưởng thôn Giang Đông (thứ 2 từ phải sang) khẳng định vị trí phóng viên VTV bảo ông Vừ Dũ Dinh (bìa phải) đốn hạ cây để quay phim là nương rẫy chứ không phải là rừng. Ảnh: Như Phú

Tiếp tục đọc “Gán cho lương dân tội phá rừng!”

Người lậu miền biên ải – 2 kỳ

Kỳ 1: Sống chui trên quê mình

Kỳ cuối: Vẫn chưa có hồi kết

***

06:34 ngày 02 tháng 06 năm 2016

 TPLà người Việt gốc 100% song vẫn không nhập được quốc tịch Việt Nam nên họ phải “sống chui” ngay giữa quê hương bản quán của mình. Dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái rồi không làm được giấy khai sinh, họ bơ vơ giữa rừng già Trường Sơn… Hiện thực nhói lòng ấy đã và đang diễn ra nơi miền biên ải Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị.
Người lậu miền biên ảiGia đình Hồ Rứt ở A Dơi Đớ.

Tiếp tục đọc “Người lậu miền biên ải – 2 kỳ”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao

Axel van Trotsenburg's picture
Also available in: English

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Năm 1986 dân số đô thị của Việt Nam chỉ là dưới 13 triệu người; hiện nay con số đó đã là 30 triệu. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Một thực tế được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu là nếu quản lý tốt, quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quan sát cụ thể hơn, có thể thấy đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo rằng quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao. Tiếp tục đọc “Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao”

Ngày tàn của hộ khẩu Trung Quốc

TNChế độ hộ khẩu ở Trung Quốc ngày càng lộ rõ những bất cập và đang là mục tiêu cải cách ở nước này.

Cải cách hộ khẩu có thể giúp thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ thuộc thế hệ bị bỏ rơi ở Trung Quốc - Ảnh: The GuardianCải cách hộ khẩu có thể giúp thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ thuộc thế hệ bị bỏ rơi ở Trung Quốc – Ảnh: The Guardian

Vào tháng 6, tại vùng thôn quê thuộc địa cấp thị (tương đương cấp thị xã) Tất Tiết ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc, xảy ra một thảm kịch chấn động dư luận. Bốn anh em, đứa lớn nhất 13 tuổi và đứa nhỏ nhất mới lên 5, uống thuốc trừ sâu tự tử.

Những đứa trẻ sống bơ vơ bởi mẹ chúng đã bỏ đi, còn người cha lên thành phố làm việc. Đứa anh trai 13 tuổi để lại thư tuyệt mệnh: “Đã đến lúc con phải đi, con đã muốn chết nhiều năm nay”. Tiếp tục đọc “Ngày tàn của hộ khẩu Trung Quốc”