Công lý vượt qua pháp luật

14/01/2022 09:30

(Pháp lý) – Là một Thẩm phán, làm đến Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là Trung tướng, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nhưng suốt cả cuộc đời gắn bó với hoạt động xét xử  ông chưa từng tuyên một bản án tử hình nào, trường hợp nào ông cũng tìm thấy lý do để họ được sống…

image001-1642127300.jpg
PGS.TS Trần Văn Độ

Những bản án sinh tử

Mỗi lần gặp Trung tướng Trần Văn Độ, tôi thường hỏi chuyện ông về pháp luật, về các vụ án mà ông đã xét xử hoặc chỉ đạo, ông kể nhiều chuyện, có chuyện rất hay nhưng không tiện công bố. Một trong những ấn tượng khó quên là nhiều vụ án bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tử hình hay bị truy tố về tội danh có hình phạt đến tử hình nhưng qua xét xử, ông đều tìm thấy lý do để không tước đoạt mạng sống của họ.

Tiếp tục đọc “Công lý vượt qua pháp luật”

Cuộc sống phía sau song sắt trại giam

Đắk Nông:

Thứ tư, 23/08/2017 – 09:00

DT –  Đối với nhiều phạm nhân, thời gian chấp hành án là lúc giúp họ nhận ra lỗi lầm, hoàn lương. Tuy nhiên, trong trại có phạm nhân từng một thời ngang dọc, xưng hùng xưng bá một vùng, không chấp nhận cuộc sống tù túng nên họ tìm cách bỏ trốn hoặc chống đối.

Trại giam Đắk P’Lao (Tổng cục VIII, Bộ Công an), đóng trên địa bàn xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông, là nơi thi hành án của hơn 1100 phạm nhân. Trong số đó có nhiều phạm nhân là đối tượng cộm cán ngoài xã hội nên thời gian đầu không chịu chấp hành các quy định của trại, một số khác lại sống thu mình, mang tâm lý mặc cảm, đau đớn, dằn vặt.


Các phạm nhân lao động từ 7h sáng- 3h30 chiều, sau đó sẽ trở về trại để sinh hoạt cá nhân
Các phạm nhân lao động từ 7h sáng- 3h30 chiều, sau đó sẽ trở về trại để sinh hoạt cá nhân

Tiếp tục đọc “Cuộc sống phía sau song sắt trại giam”

Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017

English: Trafficking in Persons Report 2017 

Chính phủ Việt Nam chưa đạt đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người; tuy nhiên, đã có những nỗ lực đáng kể. So sánh với kỳ báo cáo trước, chính phủ VN đã thể hiện nỗ lực ngày càng tăng; vì vậy, Việt Nam vẫn được duy trì ở nhóm 2.

Chính phủ thể hiện sự tăng thêm nỗ lực thông qua việc xác định các nạn nhân; mở rộng các chương trình đào tạo về chống buôn người và chiến dịch nhận thức cho các cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ địa phương, thành viên của các nhóm có nguy cơ bị buôn bán; và ban hành hướng dẫn tới các bộ liên quan, lãnh đạo các tỉnh về kế hoạch hành động quốc gia chống nạn buôn người. Tuy nhiên, chính phủ đã không đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu ở một số lĩnh vực chính. Nỗ lực chống nạn buôn người bị cản trở do thiếu sự hợp tác giữa các ngành, các cán bộ tỉnh chưa nắm rõ luật chống buôn bán người, thủ tục xác định nạn nhân, và thu thập dữ liệu chưa đầy đủ.
Tiếp tục đọc “Nạn buôn bán người ở Việt Nam – Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2017”

Buôn bán người – Báo cáo về nạn buôn người năm 2017

English_Trafficking in Persons Report 2017 

CÁC LOẠI HÌNH NÔ LỆ THỜI HIỆN ĐẠI

Buôn bán mại dâm

Khi một người trưởng thành tham gia vào một hành vi tình dục mang tính thương mại như mại dâm, vì bị đe dọa bởi bạo lực, lừa gạt, ép buộc hay kết hợp các hình thức trên, thì người đó là nạn nhận của nạn buôn người. Trong những trường hợp như vậy, những người liên quan tới tuyển mộ, chứa chấp, lôi kéo, vận chuyển, cung cấp, sử dụng, bảo kê, gạ gẫm, hoặc nuôi dưỡng một người vì mục đích buôn bán mại dâm là những người phạm tội buôn bán mại dâm. Buôn bán mại dâm cũng có thể xảy ra dưới một hình thức cưỡng ép cụ thể, những cá nhân bị ép buộc tiếp tục bán dâm do phải chịu những khoản nợ trái pháp luật như chi phí vận chuyển, tuyển dụng, hoặc thậm chí việc “bán hàng” của họ – họ bị buộc phải trả hết trước khi được tự do. Ngay cả khi một người lúc đầu đồng ý tham gia mại dâm, vẫn là sai trái nếu sau khi chấp thuận, người đó phải làm việc dưới sự ép buộc bằng tinh thần hoặc vũ lực. Khi đó, họ (bất kể con trai hay con gái) là một nạn nhân của nạn buôn bán mại dâm và nên nhận được sự trợ giúp như đã nêu trong Nghị định thư Palermo và luật pháp hiện hành trong nước.

Buôn bán tình dục trẻ em Tiếp tục đọc “Buôn bán người – Báo cáo về nạn buôn người năm 2017”

Tội bức cung, tội dùng nhục hình – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo ở Việt Nam

Hàn Đức Long đều một mực kêu oan, tố điều tra viên ép cung, dùng nhục hình, nên mới phải khai nhận như vậy.
Hàn Đức Long đều một mực kêu oan, tố điều tra viên ép cung, dùng nhục hình, nên mới phải khai nhận như vậy.

TS. Phạm Mạnh Hùng – Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

TKS – Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/1948 khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền” (Điều 1); “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân” (Điều 3); “Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm” (Điều 5); Tiếp tục đọc “Tội bức cung, tội dùng nhục hình – thực trạng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo ở Việt Nam”

Tòa Hình sự quốc tế sẽ xử tội ác môi trường

Huỳnh Hoa Thứ Bảy,  24/9/2016, 15:38 (GMT+7)

Người dân làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) biểu tình nhiều ngày qua, xuất phát từ câu chuyện bị trưng thu đất trái phép.Ảnh: Reuters

(TBKTSG) – Tòa Hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) vừa tuyên bố sẽ xem xét và xử phạt các tội ác liên quan tới tàn phá môi trường và tịch thu đất đai, báoTuổi Trẻ ngày 16-9-2016 trích dịch tin của hãng Reuters, cho biết.

Tiếp tục đọc “Tòa Hình sự quốc tế sẽ xử tội ác môi trường”

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016

vn.usembassyBộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Cục Theo dõi và Chống buôn người

Thông điệp từ Ngoại trưởng Kerry

Bạn đọc thân mến:

Nếu có một chủ đề duy nhất trong Báo cáo về Nạn buôn người năm nay, thì đó chính là niềm tin rằng không điều gì là không thể tránh được trong vấn nạn buôn bán con người. Tiếp tục đọc “Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016”

Tình người trong trại giam: Những lá thư đầy nước mắt sau song sắt

06:34 AM – 02/09/2016 Thanh Niên

Phạm nhân Trần Chinh /// Ảnh: Trung Hiếu
Phạm nhân Trần Chinh – ẢNH: TRUNG HIẾU

Những lá thư từ phong trào “Thư gửi lời xin lỗi” do Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8 – Bộ Công an) phát động giúp nhiều phạm nhân thấy lương tâm thanh thản hơn.

“Anh nhớ không? Đã 29 năm em sống với anh. Chưa bao giờ vợ chồng xa nhau 3 ngày mà bây giờ xa nhau tới 8 năm. Lúc bị tạm giam, ngày nào em cũng khóc vì không biết đời mình sẽ đi về đâu…”. Đó là nội dung bức thư mà phạm nhân Phạm Thị Kim Dung (49 tuổi, Q.12, TP.HCM) đang thụ án ở Trại giam Thủ Đức (Z30D, Bình Thuận) viết cho chồng. Tiếp tục đọc “Tình người trong trại giam: Những lá thư đầy nước mắt sau song sắt”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014

Cơ hội để VN củng cố vị trí tiên phong về quyền trẻ em

Cập nhật : 08:09 | 01/04/2016

VNN – UNICEF quan ngại rằng việc không chấp thuận nâng độ tuổi trẻ em lên 18 sẽ gây các tác động tiêu cực cho trẻ em.

Trẻ em gồm bất cứ ai dưới 18 tuổi. Đây là định nghĩa theo Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em (CƯQTQTE) và cũng là định nghĩa của phần lớn các quốc gia trên thế giới.

UNICEF , tuổi trẻ em, quyền trẻ em, Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em
Ông Youssouf Abdel-Jelil – Đại diện UNICEF tại Việt Nam

Tiếp tục đọc “Cơ hội để VN củng cố vị trí tiên phong về quyền trẻ em”

Việt Nam ra mắt tòa án chuyên trách đầu tiên cho trẻ em

© Nguyen Thi Thanh Huong


Ông Youssouf Abdel-Jelil,Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện

UNICEF – TP Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2016 – Buổi Lễ ra mắt Tòa án Gia đình và người chưa thành niên được tổ chức hôm nay tại TP Hồ Chí Minh. Đây là tòa án chuyên trách đầu tiên cho trẻ em của Việt Nam, nhằm hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn trẻ em có liên quan đến pháp luật. Tòa án Gia đình và người chưa thành niên được ra mắt đầu tiên tại TPHCM và dự kiến sẽ mở rộng ra tất cả các tỉnh thành và quận huyện trong cả nước. Tiếp tục đọc “Việt Nam ra mắt tòa án chuyên trách đầu tiên cho trẻ em”

Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam – Những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực hành chính, hình sự và tố tụng hình sự


Bài viết đề cập đến một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực hành chính, hình sự liên quan đến người LGBT Việt Nam

VKHPL – Người đồng tính, song tính và chuyển giới* (sau đây gọi tắt là LGBT[i]) là một trong những vấn đề được quan tâm tại Việt Nam thời gian gần đây. Cũng như nhiều nước trên thế giới, việc thống kê số lượng người LGBT trong xã hội Việt Nam là điều không dễ dàng. Thời gian qua Việt Nam cũng chưa tiến hành cuộc điều tra quy mô toàn quốc về số lượng, sự phân bố, đặc điểm của người LGBT. Tại Việt Nam, Báo cáo công bố tại Hội nghị khoa học kỹ thuật do Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26-9-2006 cho biết chưa có những số liệu chắc chắn về con số đồng tính nam chính xác ở Việt Nam. Nếu lấy tỉ lệ trung bình, “an toàn” mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3%[ii] thì số người đồng tính tạm tính ở Việt Nam vào khoảng 2,66 triệu người (tính theo dân số Việt Nam năm 2012 có 88,78 triệu người)[iii]. Tiếp tục đọc “Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam – Những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực hành chính, hình sự và tố tụng hình sự”

Góc khuất cạnh Tháp Rùa

PHÓNG SỰ – () – Số 145 ĐỖ DOÃN HOÀNG – 7:48 AM, 27/06/2015

Khi trời về khuya, khu vực cây lộc vừng 9 gốc này là tụ điểm mua – bán dâm của những người đồng tính nam, nhiều trẻ em đã trở thành nạn nhân.

Trẻ bụi đời, trẻ lang thang vô gia cư, trẻ đánh giày bán báo, các “Tam Mao phiêu bạt”, “tổ bán báo xa mẹ”… là những cụm từ mà chúng ta hay dùng để chỉ các cháu không có một mái ấm gia đình bảo bọc từ thuở đầu xanh, sớm phải lần lữa kiếm miếng ăn nơi vỉa hè góc phố. Thế nhưng, giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 21 này, ít ai ngờ hết được những tai ương, trớ trêu, cạm bẫy mà các cháu đang mắc phải.

Ví như, nạn lạm dụng tình dục trẻ em nam đang hành hoành một cách đáng sợ với yêu râu xanh Việt Nam lẫn ngoại quốc, trong khi các quy định luật pháp của chúng ta còn đầy bất cập trong sứ mệnh bảo vệ các cháu.
Tiếp tục đọc “Góc khuất cạnh Tháp Rùa”