Cám cảnh hơn 2 triệu hộ chăn nuôi ‘treo’ chuồng trước ‘bão’ giá

27/03/2023 | 16:16

TPOSau vài năm cơn ‘bão giá’ thức ăn chăn nuôi ập đến, từ khoảng 4 triệu người tham gia chăn nuôi trên cả nước đến nay chỉ còn hơn 2 triệu người. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp khẩn cấp hạ giá thức ăn chăn nuôi, nguy cơ nhiều làng nghề nuôi lợn tiếp tục bị xóa sổ. 

Giá cám tăng hơn 40% và duy trì trong thời gian dài đang khiến người chăn nuôi lỗ nặng

Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai – cho biết, sau mười mấy lần tăng giá liên tục, hiện giá cám cao hơn 40% so với năm 2020. Các dịch vụ chăn nuôi cũng tăng 10-15%… Điều này khiến người chăn nuôi ở “thủ phủ” Đồng Nai đang lỗ nặng, không khác gì so với lúc xảy ra khủng hoảng giá lợn hơi vào 6 năm trước.

Theo ông Đoán, hiện mỗi con lợn xuất chuồng, người dân lỗ 1 triệu đồng diễn ra khá phổ biến. Trước cơn bão giá thức ăn chăn nuôi, hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Đồng Nai không trụ được phải bỏ nghề.

Tiếp tục đọc “Cám cảnh hơn 2 triệu hộ chăn nuôi ‘treo’ chuồng trước ‘bão’ giá”

Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân. 

Tháng ba, sau nhiều năm chịu đựng mùi hôi của phân lợn, Nguyễn Thị Bông, 47 tuổi, cùng những phụ nữ thôn 5, xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, kéo nhau lên Ủy ban Nhân dân xã khiếu nại một trại nuôi lợn.

“Không thể thở nổi. Ban đêm đi ngủ còn phải đeo khẩu trang”, Bông ngồi bên hiên nhà kể lại, trong một buổi chiều tháng sáu hiếm hoi có thể mở toang cửa nhà đón gió hè. “Cái mùi ấy hôi tanh nồng nặc làm tôi đau đầu, choáng váng”.

Năm 2014, trại lợn quy mô 10.000 con cùng các hố chứa chất thải lộ thiên mọc lên cạnh nhà bà. Chất thải dẫn ra từ trang trại sớm nhuộm đen ao cá gần nhà. Trong khi đàn ông, người trẻ trong làng đi học, đi làm xa, những phụ nữ trung niên làm việc tại nhà như Bông hứng chịu nhiều nhất sự ô nhiễm này.

Trại lợn đã rút cạn bầu không khí trong lành của một vùng quê với đồi núi bao bọc. Không chỉ mỗi ngôi làng của Bông ngạt thở trong chất thải chăn nuôi. Có hàng loạt ngôi làng như vậy ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam. Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân bản địa.

Những người phụ nữ ở xã Phú An, Tân Phú, Đồng Nai đang đứng trước một hố nước thải của trại lợn. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên.

Tiếp tục đọc “Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?”

Lời khẩn cầu từ thủ phủ lợn miền Bắc

NN – 27/03/2019, 11:50 (GMT+7) Liên tiếp gặp phải những “cơn bão” từ năm 2016 đến nay, người chăn nuôi ở thủ phủ chăn nuôi, buôn bán lợn lớn nhất miền Bắc – huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã ngập trong nợ nần, kiệt quệ. Những ngày này, họ chỉ biết khẩn cầu người tiêu dùng đừng quay lưng với thịt lợn nữa mà thôi…

Những “cơn bão” đẩy người chăn nuôi đến bước đường cùng
Người chăn nuôi chết dở – Đó là câu nói cửa miệng thốt ra từ bất cứ ai mà chúng tôi gặp vào thời điểm này ở thủ phủ chăn nuôi, buôn bán lợn lớn nhất khu vực miền Bắc – huyện Bình Lục. Từ ông trưởng phòng nông nghiệp huyện đến lãnh đạo xã, từ ông thương lái, ông chủ chợ đầu mối đến cả những người chăn nuôi… đâu đâu cũng là những tiếng thở dài thườn thượt, âu lo, chán nản…

18-06-52_l1
“Chỉ khi người tiêu dùng không quay lưng lại với thịt lợn thì chúng tôi mới được cứu”

Tiếp tục đọc “Lời khẩn cầu từ thủ phủ lợn miền Bắc”

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

VNA – 15/05/2018 17:42 GMT+7

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển.

Trong suốt hai tháng 3 – 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng Chính

Tiếp tục đọc “Trên vùng đất hạn Ninh Thuận”

Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài

***

Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn

17/01/2018, 14:30 (GMT+7)

Bộ Tài nguyên-Môi trường mới đây đã công bố dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để lấy ý kiến nhân dân. NNVN xin trích vài góc nhìn từ những nạn nhân nổi tiếng bất đắc dĩ để thấy được phần nào những bất cập của vấn đề mà nhiều ý kiến của họ còn vượt cả phạm vi của dự thảo lần này.

Dã tràng xe cát biển Đông

Tất tả đuổi theo lũ vịt đang nhốn nháo chạy trong chuồng đến khi bắt được hai con xong thì đầu anh đã trắng xóa toàn lông bám mà miệng vẫn nhệch ra cười: “Vịt biển này đánh tiết canh thì hết ý”!

15-45-56_dsc_0341
Nông dân Đoàn Văn Vươn

Tiếp tục đọc “Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài”

Chuyện ở trang trại dê sữa lớn nhất Việt Nam

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

Bước chân qua cổng trại, lập tức tôi choáng váng bởi mùi dê khai nồng đậm đặc vây quanh. Dè dặt xỏ đôi bao giầy, giẫm lên lớp vôi bột khử trùng, tiến sâu vào trang trại, không ngờ những câu chuyện thú vị được kể giữa hàng nghìn đôi mắt dê to đẹp lấp lánh lại đủ sức thôi miên, khiến chúng tôi mê mải với đàn dê trăm tỉ, quên cả chiều muộn tự lúc nào…

Dê nhi đồng ngộ nghĩnh

Tiếp tục đọc “Chuyện ở trang trại dê sữa lớn nhất Việt Nam”

Phải cứu nông dân khỏi nạn ế hàng và phân bón giả

Một vườn tiêu chết vì sâu bệnh và phân bón giả tại Đắk Nông

Sáng ngày 9/6/2017, trong chương trình làm việc của Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV thảo luận các nội dung kinh tế – xã hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đã phát biểu về thực trạng nông nghiệp và nhiều nỗi niềm của nông dân. 

“Bài ca” chẳng cần cấp phép

Hiện trạng nông nghiệp vẫn còn nhiều điều đáng suy ngẫm. Đa số nông dân thì vẫn chật vật, lo toan với nhiều nỗi gian truân. “Bài ca được mùa mất giá, được giá mất mùa” đã quá quen thuộc, nông dân và ĐBQH “hát đi hát lại” qua nhiều nhiệm kỳ, mặc dù “bài ca” đó chẳng được ai cấp phép. Tiếp tục đọc “Phải cứu nông dân khỏi nạn ế hàng và phân bón giả”

Ký sự Organic – Phần 3

***

Kỳ 5: Rằng hay thì thật là hay…

09:55 AM – 03/10/2014

Doanh nghiệp thua thiệt vì hàng rào bảo vệ kém – 3 kỳ

  • Doanh nghiệp thua thiệt vì hàng rào bảo vệ kém
  • Doanh nghiệp thua thiệt vì hàng rào bảo vệ kém – Kỳ 2: Ngành chăn nuôi lao đao
  • Thua thiệt vì hàng rào bảo vệ kém – Kỳ 3: Trái cây khó xuất, dễ nhập

***

Doanh nghiệp thua thiệt vì hàng rào bảo vệ kém

09:00 AM – 19/01/2015 TN

Trong khi các nước thực hiện rất gắt gao hàng rào phi thuế quan để bảo hộ hàng hóa trong nước sau hội nhập thì VN lại chưa làm được việc này. Doanh nghiệp và cả nền sản xuất nội địa thiệt thòi trong cả việc xuất khẩu lẫn giữ thị phần ở sân nhà.

Doanh nghiệp thua thiệt vì hàng rào bảo vệ kém
Nguy cơ phá sản ngành thép nội nếu không được bảo vệ – Ảnh: Ng.Nga Tiếp tục đọc “Doanh nghiệp thua thiệt vì hàng rào bảo vệ kém – 3 kỳ”

Chăn nuôi điêu đứng vì chống dịch yếu kém

09:00 AM – 10/05/2014 – TN 

Đã liên tiếp hơn 10 năm nay, năm nào ngành chăn nuôi cả nước cũng chịu thiệt hại nặng nề vì dịch cúm gia cầm. Nhưng năm nay người chăn nuôi đặc biệt cùng quẫn hơn vì ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thoái kinh tế, mặt hàng thịt, trứng tiêu thụ chậm và rớt giá.
Chăn nuôi điêu đứng vì chống dịch yếu kém

Người chăn nuôi gia cầm trắng tay sau dịch cúm – Ảnh: Lê Lâm

Tiếp tục đọc “Chăn nuôi điêu đứng vì chống dịch yếu kém”

Siêu dự án nông nghiệp – 7 kỳ

  • Kỳ 1: Trại heo triệu đô ở biên giới
  • Kỳ 2: Trại bò công nghệ cao
  • Kỳ 3: Nguyên liệu cà phê chuẩn quốc tế
  • Kỳ 4: Trại bò sữa hiện đại nhất Đông Nam Á
  • Kỳ 5: Làm gạo hữu cơ
  • Kỳ 6: Nuôi tôm trong nhà
  • Kỳ 7: Làng rau ‘thần kỳ’ kiểu Nhật

***

Siêu dự án nông nghiệp: Trại heo triệu đô ở biên giới

09/03/2015 05:11

TNỞ biên giới VN – Campuchia xuất hiện một trang trại – resort đúng nghĩa, mà theo lời chủ nhân của nó thì mức hiện đại của trại đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Hệ thống tự động trong trang trại heo hiện đại nhất VN - Ảnh: Q.T
Hệ thống tự động trong trang trại heo hiện đại nhất VN – Ảnh: Q.T

Tiếp tục đọc “Siêu dự án nông nghiệp – 7 kỳ”

Phạt 20 năm tù, 1 tỷ đồng, người chăn nuôi còn dám sử dụng chất cấm?

Thứ 2, 18:45, 25/04/2016

VOV.VN -Nếu tiếp tục đưa các chất cấm vào chăn nuôi, các hộ chăn nuôi sẽ không những “trắng tay” mà còn mắc vòng lao lý với hình phạt đến 20 năm tù.

Phát biểu tại hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra” do Báo Lao Động phối hợp với Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức ngày 25/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT dẫn lại lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát cam kết năm 2016, Bộ NNPTNT tiếp tục ngăn chặn chất cấm và sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Chất cấm vẫn được tuồn vào trang trại

Tiếp tục đọc “Phạt 20 năm tù, 1 tỷ đồng, người chăn nuôi còn dám sử dụng chất cấm?”