Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Hà Nhì

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Gié Triêng, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Hà Nhì hôm nay.

Người Hà Nhì (tên tự gọi: Haqniq, tiếng Hán: 哈尼族 Hānízú, Cáp Nê tộc), tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní là một trong 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có dân số 21.725 người, cư trú tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hà Nhì cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (13.752 người, chiếm 63,3% tổng số người Hà Nhì tại Việt Nam), Lào Cai (4.026 người), Điện Biên (3.786 người), gồm 3 nhóm địa phương: Cồ Chồ, Là Mi và Hà Nhì Đen. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Hà Nhì”

Hà Nội Bốn Mùa – Đông

Tùy bút điện ảnh – Đạo diễn  Nguyễn Anh Tuấn

 
Trong một thiên tuỳ bút đặc sắc viết về mùa đông Hà Nội, cố nhà văn Băng Sơn đã viết những dòng giống như lời trăng trối cho đời: “Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thượng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu, và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm… Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm người tri âm tri kỷ… Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời người, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm tưởng…”

Mùa Đông- mùa của nỗi buồn tuyệt vọng trong cuộc đời cũ, mùa dễ gợi lên sự chiêm nghiệm về những điều tàn tạ …Chúng ta hãy nhớ lại các nhạc phẩm bất hủ thời tiền chiến, như Đêm Đông, Con thuyền không bến… cùng những bức tranh Phố của danh họa Bùi Xuân Phái… Đó là mùa sương mù phủ dày đặc trên mặt nước hồ Tây- lý do để hồ được mang tên hồ Dâm Đàm, tức hồ mù sương- và cũng là một nguyên cớ để những kẻ xấu tạo dựng nên một vụ án đã vấy bùn lên thanh danh của bậc công thần ái quốc Lê Văn Thịnh trong suốt chín trăm năm…

Tiếp tục đọc “Hà Nội Bốn Mùa – Đông”

Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân Ca Gié Triêng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Giáy, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Gié Triêng hôm nay.

Người Gié Triêng còn được biết qua các tên: Đgiéh, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang. Có thể cùng là một dân tộc với người Talieng tại Lào. Dân tộc này thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Gié Triêng ở Việt Nam có dân số 50.962 người, cư trú tại 29 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gié Triêng cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (32.644 người, chiếm 62,1% tổng số người Gié Triêng tại Việt Nam), Quảng Nam (19.007 người, chiếm 37,3% tổng số người Gié Triêng tại Việt Nam), ngoài ra còn có tại Đắk Lắk (78 người) và một số ít ở các tỉnh khác. Tiếp tục đọc “Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân Ca Gié Triêng”

Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam

NN – Trong vùng Tam Đảo thuộc tỉnh Quảng Tây, bên Tàu có ba làng người Việt, gọi là Jing (Kinh). Tài liệu tại địa phương cho biết họ đã rời Việt Nam và định cự tại đây khoảng 500 năm. Tuy nhiên, đồng bào Việt vẫn giữ gần như hầu hết các nét đặc thù của dân tộc Việt mặc dù áp lực đồng hóa thường trực của văn hóa Trung Hoa.

Bác sĩ Lê Văn Lân đã đi thăm tận nơi 3 làng Việt bên Tầu vẫn được sống như tự trị ở vùng duyên hải Quảng Tây. Tên ba làng đó là Ô Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm, thuộc huyện Giang Bình, quen gọi là Kinh Tộc tam đảo. Dân trong ba làng vẫn giữ tiếng nói, kiểu ăn mặc, phong tục Việt, vẫn ăn tết, hát dân ca cổ truyền, dùng đàn bầu, đàn nhị, sáo, trống, cồng. Đồ ăn của họ thì cơm vẫn là chính, dùng nước mắm, lại có xôi chè, bánh tráng nướng, bún riêu, bún ốc. Họ vẫn dùng chữ nôm, và dĩ nhiên cũng nói tiếng Tầu địa phương.

Tiếp tục đọc “Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Giáy

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Gia Rai, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Giáy hôm nay.

Dân tộc Giáy ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái còn có các tên gọi khác bao gồm: Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pú Nà, Cùi Chu, Xạ. Người Giáy ở Lào Cai nói nhẹ nhàng, tự gọi tên dân tộc mình là Pú Dáy, tiếp đó là Cấn Dẳng, là tiếng gọi của người Tày, người Kinh chúng ta gọi lớ Dẳng thành Nhắng. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Giáy”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Gia Rai (Jrai)

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Ê Đê, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Gia Rai (Jrai) hôm nay.

Người Gia Rai hay Jrai, là một dân tộc nói tiếng Gia Rai thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai.

Người Gia Rai là một nhánh lớn của tộc người Rang Đê cổ hay còn gọi là người Ê Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa, sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Ê Đê cổ tạo ra nhóm tộc người tự gọi là Anak Jarai tức con cái của Jarai. Trong văn hóa và tính cách của người Gia Rai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại so với người Ê Đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại. Người Gia Rai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là ngôn ngữ đa âm hơn so với người Ê Đê láng giềng. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Gia Rai (Jrai)”

Câu chuyện cộng đồng tham gia quản trị lâm nghiệp

Flickr_CIFOR_REDDAssessmentsCover_914

“Qua thực hiện chính sách bảo vệ rừng, chúng tôi tin rằng 10 năm sau, đời sống của bà con toàn xã và toàn tỉnh sẽ từng bước được nâng lên, con cái được phát triển, đặc biệt là về học hành. Bên cạnh đó rừng sẽ phát triển tốt, bền vững.”

Ông Hồ Soa, một người dân xã Trường Xuân, tỉnh Quảng Bình.

TT – Được truyền cảm hứng từ những nỗ lực của người dân xã Trường Xuân, tỉnh Quảng Bình trong việc tham gia bảo vệ rừng, tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) và Minh bạch Quốc tế (TI) đã thực hiện một bộ phim tài liệu nhằm ghi lại những câu chuyện, kinh nghiệm và cảm nghĩ của họ khi tham gia vào lĩnh vực này. Tiếp tục đọc “Câu chuyện cộng đồng tham gia quản trị lâm nghiệp”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Ê Đê

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Dao, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Ê Đê.

Dân tộc Ê Đê có tên tự gọi: Anăk Ê Ðê. Các tên gọi khác: Ra Ðê (hay Rhađê), Ê Đê Êgar, Ðê. Các nhóm địa Phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê, Êpan. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Ngôn ngữ Ê Đê được ký âm bằng chữ Latinh.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh: Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam), Phú Yên (20.905 người), Đắc Nông (5.271 người), Khánh Hòa (3.396 người). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Ê Đê”

Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân Ca Dao

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Cơ Tu, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Dao.

Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc ở Việt Nam với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,…) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Tiếp tục đọc “Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân Ca Dao”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cơ Tu

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Cờ Lao, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Cơ Tu hôm nay.

Người Cơ Tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) là một dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Dân tộc này có dân số khoảng trên 76 nghìn người.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cơ Tu ở Việt Nam có dân số 61.588 người, cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cơ Tu cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Nam (45.715 người, chiếm 74,2% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam), Thừa Thiên-Huế (14.629 người, chiếm 23,8% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam), Đà Nẵng (950 người), Sài Gòn ((54 người). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cơ Tu”

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát

Phim – Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát

****

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát

09/07/2011 22:12

TNAndré Menras (Hồ Cương Quyết), người mang hai quốc tịch Việt – Pháp, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP), vừa thực hiện xong bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát tại Lý Sơn và Bình Châu. Tiếp tục đọc “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cờ Lao

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Dân ca K’ho (Cơ Ho)”, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Dân ca Cờ Lao”.

Dân tộc Cờ Lao, còn có các tên gọi khác: Ke Lao, Klau (tiếng Trung Hoa: 仡佬族 hay người Ngật Lão) là một dân tộc ít người. Họ là một trong số 54 dân tộc Việt Nam và 56 dân tộc Trung Hoa được công nhận một cách chính thức.

Tổng số người Cờ Lao tại hai quốc gia này khoảng 438.200-594.000 người (theo các nguồn khác nhau). Dân tộc Cờ Lao chủ yếu sinh sống tại khu vực phía tây tỉnh Quý Châu, Trung Hoa. Một số ít sinh sống tại các tỉnh Quảng Tây,Vân Nam, Tứ Xuyên. Tại Việt Nam, có khoảng 1.500 người sinh sống tại các huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Tín ngưỡng chính là đa thần, thờ phụng tổ tiên. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cờ Lao”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca K’Ho (Cơ Ho)

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Cống, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca K’Ho (Cơ Ho) của Dân tộc K’Ho (Cơ Ho).

Dân tộc K’Ho, còn có các tên khác như: Cơ Ho, Cờ Ho, Kơ Ho, Srê, Nộp, Cơ Dòn, Chil, Lạt (Lạch), T’ring.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người K’Ho ở Việt Nam có dân số 166.112 người, cư trú tại 46 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người K’Ho cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (145.665 người, chiếm 12,3% dân số toàn tỉnh và 87,7% tổng số người K’Ho tại Việt Nam), Bình Thuận (11.233 người), Khánh Hòa (4.778 người), Ninh Thuận (2.860 người), Đồng Nai (792 người), Sài Gòn (247 người). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca K’Ho (Cơ Ho)”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cống

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Cor, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Cống của Dân tộc Cống hôm nay.

Dân tộc Cống, còn có các tên gọi khác là: Xắm Khống, Mông Nhé, Xá Xeng, là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến cư trú chủ yếu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và khu vực ven sông Đà.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cống ở Việt Nam có 2.029 người, cư trú tại 13 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cống cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (1.134 người, chiếm 55,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), Điện Biên (871 người, chiếm 42,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), còn lại 24 người sinh sống ở một số tỉnh, thành khác. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cống”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cor (Kor)

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Chứt, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Cor (Kor) của Dân tộc Cor (Kor).

Dân tộc Cor còn có các tên gọi khác: Kor, Co, Col, Cùa, Trầu. Thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Phần đông dân tộc này cư trú chủ yếu ở huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), huyện Nam Trà My và huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cor ở Việt Nam có dân số 33.817 người, cư trú tại 25 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cor cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (28.110 người, chiếm 83,1% tổng số người Cor), Quảng Nam (5.361 người), Kon Tum (118 người). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Cor (Kor)”