Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Nhạc Pháp Xưa – “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) – Michel Mallory, Vũ Xuân Hùng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Thông tin về CS Mỹ Tâm vi phạm tác quyền của NS
Vũ Xuân Hùng ở cuối bài này, trước các clips nhạc

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) của Michel Mallory, Vũ Xuân Hùng.

Michel Mallory tên thật là Jean-Paul Cugurno – sinh ngày 25 tháng 1 năm 1941 tại Monticello, Haute-Corse; là ca sĩ, nhà viết lời ca khúc người Pháp. Tiếp tục đọc “Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Nhạc Pháp Xưa – “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) – Michel Mallory, Vũ Xuân Hùng”

Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s

nhactre_sg
 

Đọc về âm nhạc Việt Nam, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s”, là một phong trào đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam một kho tàng nghệ thuật sáng tạo của các nhạc sĩ tiên phong từng làm mưa làm gió một thời ở nơi được mệnh danh là “La Perle De L’Extrême-Orient” (“The Pearl Of The Far East” – “Hòn Ngọc Viễn Đông”).

Nhạc Trẻ là một hiện tượng âm nhạc xuất hiện ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960s, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của Âu Châu và Mỹ Châu.

Nhạc kích động Âu Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường miền Nam vào cuối năm 1959. Giới trẻ, con của các thương gia và giới trưởng giả theo học chương trình Pháp thường nghe các loại nhạc kích động của Mỹ và Pháp. Phải đợi tới khoảng 1963-65, phong trào nghe nhạc kích động Tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Hoa Kỳ như: Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh như: Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như: Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv…. là thần tượng của thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi. Tiếp tục đọc “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lào

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca La Hủ, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Lào hôm nay.

Người Lào (tiếng Lào: ລາວ, tiếng Isan: ลาว, IPA: láːw) là một phân nhóm của các sắc tộc Thái tại Đông Nam Á.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lào ở Việt Nam có dân số 14.928 người, cư trú tại 42 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Lào cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (5.760 người, chiếm 38,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Điện Biên (4.564 người, chiếm 30,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Sơn La (3.380 người, chiếm 22,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Hà Tĩnh (433 người), Đắk Lắk (275 người). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lào”

Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân ca La Hủ

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca La Hủ.

Dân tộc La Hủ, còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy; trong đó La Hủ hay Ladhulsi (La Hủ tộc) hay Kawzhawd là những tên tự gọi. Tộc La Hủ sinh sống tại Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Lào.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Hủ ở Việt Nam có dân số 9.651 người, cư trú tại 16 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số gười La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47% tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người. Tiếp tục đọc “Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân ca La Hủ”

Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân ca La Ha

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca La Chí, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca La Ha hôm nay.

Dân tộc La Ha có tên tự gọi: La Ha, Klá, Phlạo. Họ còn được gọi với một số tên khác nhau như: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Với các nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha Nước (La Ha Củng). Tiếng La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Kadai của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc Việt Nam. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần Im Poi – một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI. Tiếp tục đọc “Dân Ca Dân Nhạc VN – Dân ca La Ha”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Chí

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Khơ Mú, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca La Chí hôm nay.

Người La Chí là một tộc người sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ lâu. Theo truyền thuyết của người La Chí thì họ là con cháu của Hoàng Dìn (Vần) Thùng là một Thổ Tù (Tù Trưởng) ở xã Tụ Long tỉnh Tuyên Quang từ cuối thế kỷ XVIII. Họ có tên tự gọi là: Cù tê. Các tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá, La Quả.

Ngôn ngữ của người La Chí thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Chí”

Hà Nội Bốn Mùa – Hạ


Tùy bút điện ảnh – Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn

Trong một ngày giao mùa từ xuân sang hè, cố nhà văn Băng Sơn- người chuyên viết về Hà Nội đã có những dòng nói hộ tâm tư nhiều người như sau: ” Ta cảm nhận được thiên nhiên cũng như thời gian đang chầm chậm lướt qua bên ta như cánh buồm bình thản dong về chân trời, mang theo bí mật mà suốt đời ta tìm hiểu cũng không thể nào thấu được…Hà nội mến yêu ơi, đất nước kỳ vĩ ơi, ta muốn chắp tay cảm tạ, bởi lòng ta cũng đang dào dạt sang mùa…”

Mùa hè Hà Nội là mùa có “những cuộc chia ly màu đỏ” của bao người phụ nữ tiễn chồng ra nơi chiến tuyến… Đó cũng là mùa cá bột trên sông Nhị, mùa của những cuộc hộ đê hùng tráng, là thời điểm diễn ra những lần duyệt thủy chiến, xem rối nước của quan quân Lý – Trần trên hồ Tả Vọng- tức hồ Gươm, là mùa của những cánh buồm sải cánh trên sông Nhị – sông Tô tấp nập giao thương xuôi ngược giữa đất Kinh Kỳ Kẻ Chợ với các miền thượng nguồn hay hạ nguồn sông Cái…

Tiếp tục đọc “Hà Nội Bốn Mùa – Hạ”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khơ Mú

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Khmer, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Khơ Mú hôm nay.

Người Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy), tiếng Thái: กำหมุ hay กำมุ, là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực miền bắc Lào. Họ cũng có thể thấy tại Myanma, Tây nam Trung Hoa (trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam), Thái Lan, Việt Nam.

Tại Việt Nam, họ được công nhận là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, tuy nhiên tại Trung Hoa thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại. Ngôn ngữ của họ là tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khơ Mú”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khmer

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Kháng, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Khmer hôm nay.

Đặc biệt mình riêng tặng bài này cho gia đình dòng tộc bên Nội của mình.

Người Khmer (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ Me K’rôm, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên.

Người Khmer có rất nhiều họ khác nhau. Những họ do triều Nguyễn trước đây đặt ra như: Danh, Kiên, Kim, Sơn, Thạch. Những họ tiếp thu từ người Việt và người Hoa như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý… Lại có những họ thuần tuý Khmer như U, Khan, Khum. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khmer”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Kháng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Hrê, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Kháng hôm nay.

Dân tộc Kháng, tên tự gọi: Mơ Kháng, còn có các tên gọi khác là: Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đôn, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm, Háng, Xá, Brển.

Nhóm địa phương: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Ma Háng, Bư Háng, Ma Háng Bẻng, Bư Háng Cọi… ở Sơn La cư trú tại các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận châu. Tiếng Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Người Kháng chưa có chữ viết riêng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Kháng ở Việt Nam có dân số 13.840 người, cư trú tại 25 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Kháng cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La (8.582 người, chiếm 62,0% tổng số người Kháng tại Việt Nam), Điện Biên (4.220 người, chiếm 30,5% tổng số người Kháng tại Việt Nam), Lai Châu (960 người). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Kháng”

Dân ca Dân nhạc VN – Dân ca Hrê (H’rê)

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Hoa, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Hrê.

Dân tộc Hrê còn có tên gọi khác là Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me, ngữ hệ Nam Á.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hrê ở Việt Nam có dân số 127.420 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268 người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người), Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người),

Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Người Hrê chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây. Tiếp tục đọc “Dân ca Dân nhạc VN – Dân ca Hrê (H’rê)”

Dân ca Dân nhạc VN – Dân ca Hoa

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Hà Nhì, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Hoa.

Dân tộc Hoa (Trung văn giản thể: 华; Trung văn phồn thể: 華) là những người gốc Trung Hoa định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Các tên gọi khác: Khách Trú, người Hán, người Tàu, Ba Tàu. Nếu xếp theo phân loại của nước Trung Hoa hiện thời thì họ là dân tộc Hán. Đây là một trong các dân tộc tại Việt Nam có dân số giảm trong 10 năm (1999-2009) theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Tiếp tục đọc “Dân ca Dân nhạc VN – Dân ca Hoa”