Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Chứt

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Phần giới thiệu của mình hôm nay với các bạn là Dân ca Chứt trong đề mục dân ca 54 dân tộc anh em.

Người Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng, người Tu vang, người Pa leng, người Xe lang, người Tơ hung, người Cha cú, người Tắc cực, người U mo, người Xá lá vàng, là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Chứt”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Chrau-Jro (Chơ Ro)

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn.

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Chrau-Jro (Chơ Ro) tiếp theo Dân ca Churu.

Dân tộc Chơ Ro có tên tự gọi là Chrau – Jro, Chrau có nghĩa là Người hay Nhóm người. Jro có nghĩa là một danh từ riêng chỉ cộng đồng của họ. Họ còn có các tên khác như: Châu ro, Chro, Chrau, Jơ ro, Dơ ro.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chrau-Jro ở Việt Nam có dân số 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chơ Ro cư trú tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai (15.174 người, chiếm 56,5% tổng số người Chơ Ro tại Việt Nam), Bà Rịa-Vũng Tàu (7.632 người), Bình Thuận (3.375 người), Sài Gòn (163 người), Bình Dương (134 người), Bình Phước (130 người). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Chrau-Jro (Chơ Ro)”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Churu (Chu Ru)

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Churu (Chu Ru).

Dân tộc Churu còn có tên gọi là Chu Ru, Chơ Ru, Choru, Kru, Ru. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Churu ở Việt Nam có dân số 19.314 người, cư trú tại 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố (tỉnh Lâm Đồng 18.631 người, tỉnh Ninh Thuận 521 người, Sài Gòn 58 người …).

Dân tộc Churu có một vốn ca dao, tục ngữ phong phú, trong đó nổi bật là những câu ca tụng chế độ mẫu hệ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền. Nhiều truyện cổ phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của người lao động với thiên nhiên và xã hội để giành lấy cuộc sống hạnh phúc. Người Churu còn lưu truyền một số trường ca mà các già làng thường kể bên bếp lửa sàn cho con cháu nghe, suốt đêm này qua đêm khác… Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Churu (Chu Ru)”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Champa/Chăm Pa

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Bình-Trị-Thiên, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Champa/Chăm Pa hôm nay.

Dân tộc Champa/Chăm Pa vốn quần tụ tại khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên cho tới thế kỷ XVII, người Champa/Chăm Pa đã từng xây dựng nên vương quốc Champa/Chăm Pa với nền vǎn hoá Sa Huỳnh rực rỡ, ảnh hưởng của vǎn hoá Ấn Độ.

Dân tộc này còn có các tên gọi khác là: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Hời… với các nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc. Họ có khoảng chừng 161.729 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê), và tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Champa/Chăm Pa”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Bru-Vân Kiều

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Brâu, hôm nay mình giới thiệu với các bạn Dân Ca Bru-Vân Kiều.

Người Bru-Vân Kiều (còn gọi là người Bru, người Vân Kiều, người Măng Coong, người Trì hay người Khùa) là một dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ của họ là tiếng Bru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Cơ Tu của ngữ tộc Môn-Khmer. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Bru-Vân Kiều”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Brâu/Brạo

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Phần giới thiệu của mình với các bạn tiếp theo Dân ca Bố YDân ca Brâu hôm nay.

Dân tộc Brâu (còn gọi là Dân tộc Brạo) là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại Campuchia, Lào và một ít tại Việt Nam.

Theo các nguồn khác nhau thì dân số người Brâu tại Campuchia khoảng 14.000 người, tại Lào khoảng 13.000 người tới 24.000+ người. Tại Việt Nam từ năm 1981 trở lại đây thì dân số người Brâu dao động trong khoảng 300 người. Cụ thể như sau:

Năm 1981 có 282 người
Năm 1989 có khoảng 231 người
Năm 1994 có 231 người Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Brâu/Brạo”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Bố Y

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Dân ca Ba Na“, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Bố Y.

Dân tộc Bố Y (tiếng Trung: 布依族, bính âm: Bùyīzú), còn gọi là Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn hay Pu Nà. Ngôn ngữ của dân tộc Bố Y thuộc ngữ chi Tày-Thái. Dân tộc Bố Y có dân số khoảng 2.971.460 người, chủ yếu sống tại Trung Quốc và chỉ khoảng 2.273 người sinh sống tại Việt Nam. Nơi cư trú của họ là các huyện biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và tại Trung Quốc ở các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên. Mặc dù tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam họ vẫn được hai chính phủ này công nhận như là một nhóm sắc tộc riêng rẽ, nhưng chính họ lại tự coi mình là người Tráng. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Bố Y”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Bahnar/Ba Na

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Việt Nam chúng ta có một diện tích trải dài trên ngàn cây số dọc theo biển Đông với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những âm điệu, lời ca đặc thù riêng biệt. Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nền dân ca dân nhạc của 54 dân tộc anh em chúng ta. Trước tiên mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Bahnar/Ba Na của Dân tộc Bahnar/Ba Na.

Tộc Bahnar/Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Trên Núi, Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số khoảng 227.716 người. Họ có nhiều tên gọi khác nhau như thế bởi theo nơi cư trú hay phong tục tập quán của mỗi vùng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Dân tộc Bahnar/Ba Na cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các tỉnh:

Gia Lai (150.416 người, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh và 66,1% tổng số người Ba Na tại Việt Nam)
Kon Tum (53.997 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 23,7% tổng số người Ba Na tại Việt Nam)
Phú Yên (4.145 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 23,7% tổng số người Ba Na tại Việt Nam)
Bình Định (18.175 người, chiếm 8,0% tổng số người Ba Na tại Việt Nam)
Đắk Lắk (301 người)
Bình Thuận (133 người)

Người Bahnar/Ba Na thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Sơn nữ Ba Na, Trương Thị Hải Vân, trong một kỳ thi Hoa Hậu Dân Tộc.
Sơn nữ Ba Na, Trương Thị Hải Vân, trong một kỳ thi Hoa Hậu Dân Tộc.
Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Bahnar/Ba Na”

Dân ca dân nhạc VN – Thằng Bờm

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Bà Rằng Bà Rí”, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một bài dân ca kinh điển khác của Việt Nam, “Thằng Bờm”.

Khác với hầu hết mọi bài dân ca khác, Thằng Bờm là một bài đồng dao lục bát vừa giản dị vừa vui, nhưng có lẽ đây là bài dân ca sâu sắc nhất về văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Thằng Bờm”

Dân ca dân nhạc VN – Bà Rằng Bà Rí

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một bài dân ca bất hủ của vùng Phú Thọ nằm trong hệ phong tục tảo hôn.

Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (thông thường là chưa đến tuổi dậy thì). Tập tục tảo hôn trước đây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Nó thường đi kèm với một hủ tục khác là hôn nhân được sắp đặt. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Bà Rằng Bà Rí”

Dân ca dân nhạc VN – Hát Lái

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Hát Đúm“, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn giai điệu “Hát Lái” trong dân ca Việt Nam chúng ta.

Nói Lái (còn gọi là Nói Trại) là một cách nói kiểu chơi chữ của dân Việt. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hát Lái”

Dân ca dân nhạc VN – Hát Đúm

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Hát Dô”, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thể loại “Hát Đúm”.

Mỗi năm vào dịp đầu Xuân, truyền thống văn hóa Lễ Hội Hát Đúm của người dân Thủy Nguyên (Hải Phòng) được dàn dựng tại 3 xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ.

Bài bản của Hát Đúm rất phong phú. Đầu tiên, khi mới gặp nhau là những câu hát chào, những câu hát mừng. Tiếp sau đó có thể là hát hỏi, hát đố, hát họa, hát huê tình, hát cưới… và cuối cùng là hát ra về. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hát Đúm”

Dân ca dân nhạc VN – Hát Dô

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo “Hát Trống Quân“, mình giới thiệu đến các bạn bộ môn “Hát Dô” hôm nay.

Hát Dô là một thể loại nhạc nghi lễ thờ cúng Thần hoàng Tản Viên xuất xứ từ Lạp Hạ, nay là xã Liệp Tuyết.

Thể loại âm nhạc nghi lễ truyền thống này chỉ được hát trong dịp lễ cúng tế Thần hoàng Tản Viên được người dân trong làng tổ chức theo chu kỳ 36 năm một lần. Các bài hát cúng tế này có lời văn đậm chất lãng mạn và trữ tình không kém chi các thể loại Hát Quan Họ, Hát Trống quân… v.v… Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hát Dô”

Dân ca dân nhạc VN – Hát Trống Quân

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Phần giới thiệu của mình hôm nay đến các bạn là thể loại Hát Trống Quân.

Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, vùng ven Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn “Lưu không” giữa những câu đối đáp. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Hát Trống Quân”

Dân ca dân nhạc VN – Qua Cầu Gió Bay

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu với các bạn một bài dân ca quan họ bất hủ rất phổ biến xưa nay trên khắp vùng miền của đất nước diễn tả về tình yêu giữa đôi trai gái vừa lãng mạn, vừa nhẹ nhàng mê đắm, vừa nồng nàn và cũng vừa liều mạng cả gan dối cha dối mẹ để được trọn vẹn tình tứ với người yêu của các cụ ta xưa. Đó là bài “Qua Cầu Gió Bay”. Tiếp tục đọc “Dân ca dân nhạc VN – Qua Cầu Gió Bay”