Hành động Quốc gia giảm ô nhiễm Nhựa tại Việt Nam – Viet Nam National Plastic Action Partnership

Report in English

Báo cáo tiếng Việt

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế vượt bậc trong suốt
ba thập kỷ vừa qua và là trọng tâm
trong danh mục đầu tư của các chính
phủ nước ngoài và đa phương. Tuy
nhiên, trong những năm vừa qua,
tăng trưởng kinh tế đã kèm theo sự
gia tăng đáng kể trong tiêu dùng, từ
đó dẫn đến phát sinh một lượng lớn
chất thải. Ước tính hàng năm Việt
Nam phát sinh khoảng 3,7 triệu tấn
chất thải nhựa sau sử dụng, con số
này tăng khoảng 6,2% mỗi năm. Mặc
dù, Chính phủ, ngành và tổ chức xã
hội dân sự đã đưa ra những cam kết
mạnh mẽ nhằm quản lý lượng chất
thải này, tình trạng rò rỉ chất thải
nhựa ra môi trường nước dự đoán sẽ
tiếp tục tăng khoảng 106% trong giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2030,
tương đương từ 182.000 tấn đến
373.000 tấn mỗi năm.
Năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã
bắt đầu hợp tác với Chương trình Đối
tác Hành động Toàn cầu về Nhựa
(GPAP), một nền tảng đa chủ thể do
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khởi
xướng. Đồng thời, vào ngày 23 tháng
12 năm 2020, Chương trình Đối tác
Hành động Quốc gia về Nhựa tại
Việt Nam (NPAP) đã được khởi động
nhằm thực hiện các hành động cấp
bách và chưa từng có tiền lệ liên quan
đến vấn đề rò rỉ nhựa. Chương trình
NPAP Việt Nam được thành lập với
sự tham gia của Phó Thủ tướng Trịnh
Đình Dũng, Chủ tịch WEF ông Borge
Brende, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường (Bộ TNMT) Trần Hồng Hà
và các lãnh đạo chủ chốt. Chương
trình NPAP Việt Nam hỗ trợ và bổ
sung nhiều sáng kiến hiện đang được
thực hiện tại Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của chính quyền địa phương,
nhà nước, doanh nghiệp, học viện và
các tổ chức phi chính phủ nhằm giảm
thiểu vấn đề rò rỉ nhựa. Mục tiêu của
Chương trình NPAP Việt Nam là điều
phối và thúc đẩy hành động của các
nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo
ngành, nhà đầu tư và lãnh đạo các tổ
chức xã hội cũng hỗ trợ mục tiêu quốc
gia nhằm giảm thiểu 50% lượng rác
thải nhựa đại dương vào năm 2025
và 75% vào năm 2030, đây là những
mục tiêu đã được đề ra trong Đề án
tăng cường công tác quản lý chất
thải nhựa ở Việt Nam, Kế hoạch hành
động quốc gia về quản lý rác thải
nhựa đại dương đến năm 2030, cũng
như đóng góp tiến trình hướng tới các
mục tiêu phát triển bền vững.
Do nhiều yếu tố phức tạp về sinh
học, văn hoá và xã hội, tác động do
ô nhiễm nhựa gây ra ảnh hưởng đến
các nhóm nam giới và phụ nữ khác
nhau liên quan đến vấn đề cơ hội,
rủi ro, phơi nhiễm và hậu quả về sức
khoẻ. Do đó, quá trình chuyển đổi
toàn diện và đáp ứng các vấn đề về
giới sang nền kinh tế tuần hoàn là
điều cần thiết nếu Việt Nam và các
nước khác trên thế giới mong muốn
ứng phó với ô nhiễm nhựa một cách
thành công và bền vững. Khi đảm bảo
được điều này thì sẽ cho phép các
quốc gia giải quyết được một cách có
hệ thống các vấn đề về bất bình đẳng
hiện đang xảy ra trong chuỗi giá trị
nhựa và đảm bảo chắc chắn rằng các
giải pháp can thiệp và lộ trình hành
động sẽ đem lại lợi ích trực tiếp và
trao quyền cho mọi cá nhân và cộng
đồng bị ảnh hưởng. Hơn nữa chuyển
đổi toàn diện sẽ tạo điều kiện cải
thiện chất lượng cuộc sống và mang
lại nhiều cơ hội cho cá nhân và cộng
đồng thuộc nhóm yếu thế, bao gồm
cả lao động nữ thuộc lực lượng không
chính thức, được hưởng quyền lợi bình
đẳng từ quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, các giải
pháp, lộ trình giảm thiểu ô nhiễm rác
thải nhựa đã được đề xuất trên cơ
sở đánh giá các vấn đề về bình đẳng
giới và hoà nhập xã hội nhằm đảm
bảo rằng các hành động khuyến nghị
sẽ giải quyết được mọi nhu cầu khác
nhau và các tác động tiêu cực mà ô
nhiễm nhựa gây ra đối với các nhóm
khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và
nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng.

Bình luận về bài viết này