Vườn rau sạch của học sinh bán trú

VNE – Chủ nhật, 24/1/2021, 02:00 (GMT+7)

THANH HÓA – Các lớp học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát, đều được chia đất trồng rau, cung cấp cho bếp ăn bán trú.

Sau giờ học buổi sáng, Giàng Thị Dợ, học sinh lớp 9B, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cất vội chiếc cặp vào phòng rồi cùng nhóm bạn đến vườn rau trước sân trường. Nữ sinh mặc chiếc váy trang phục truyền thống của người Mông, thoăn thoắt hái những đọt rau xanh xếp ngay ngắn vào rổ.

Đám học trò vừa hái rau vừa cười nói rôm rả. Chừng mươi phút, rổ rau đã đầy ắp. Bên cạnh, một nhóm khác đang cuốc đất, tay chân lấm lem…

Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.
Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.

Tiếp tục đọc “Vườn rau sạch của học sinh bán trú”

Giá vắc xin COVID đội lên ít nhất 5 lần vì độc quyền

Bản tiếng Anh bên dưới

oxfarm – Thursday, July 29, 2021

Chi phí tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng, đây là tuyên bố mới nhất ngày hôm nay của Liên minh Vắc xin cho Tất cả mọi người.

Bộ Y tế trả lời về tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh trung học phổ thông

Tiếp tục đọc “Giá vắc xin COVID đội lên ít nhất 5 lần vì độc quyền”

Public Citizen: 50 năm tranh đấu cho thường dân

HỒNG VÂN 24/11/2021 6:30 GMT+7

TTCT“Doanh nghiệp có chuyên gia vận động hành lang. Nhân dân cũng cần người tranh đấu”. Tổ chức phi lợi nhuận Public Citizen đã bền bỉ đứng lên nói thay tiếng nói của người dân và chống lại quyền lực doanh nghiệp trong nửa thế kỷ qua, mới nhất là thách thức quyền lực của các hãng vaccine ngừa COVID-19 khi thế giới đang vô cùng cần chúng.

 Ảnh: Public Citizen

“Chúng tôi mong ngài công khai làm rõ vai trò của NIH (Viện Y tế quốc gia Mỹ) với quá trình phát minh [vaccine mRNA của Moderna] và giải thích các bước ngài dự định thực hiện, kể cả các biện pháp pháp lý, để đảm bảo đóng góp của các nhà khoa học liên bang được công nhận đầy đủ” – Public Citizen viết trong bức thư ngày 2-11 đến giám đốc NIH, tiến sĩ Francis Collins.

Trước đó, Moderna nộp đơn xin cấp 4 bằng sáng chế liên quan đến vaccine COVID-19 của hãng, nhưng chỉ ghi nhận sự đóng góp của các nhà khoa học NIH ở một bằng. Public Citizen cho rằng điều này là vô lý và kêu gọi NIH hành động để khẳng định vai trò của các nhà khoa học chính phủ trong quá trình phát minh ra vaccine. Việc này có ý nghĩa quan trọng bởi nếu chứng minh được các nhà khoa học NIH có vai trò lớn trong quá trình phát minh vaccine, Chính phủ Mỹ sẽ có quyền tác động đến giá bán cũng như năng lực sản xuất vaccine Moderna trong tương lai, thay vì để hãng dược tự tung tự tác.

Việc thấy chuyện bất bình và hành động, bằng cách lên tiếng phản đối, tỏ sự ủng hộ hay vận dụng các công cụ pháp lý, thậm chí điều tra là cách mà Public Citizen đã hoạt động trong 50 năm qua, nhằm bảo vệ các công dân bình thường khỏi “làm mồi” cho các doanh nghiệp lớn.

Tiếp tục đọc “Public Citizen: 50 năm tranh đấu cho thường dân”

Khủng hoảng thủ lĩnh thể thao

NGUYỄN LƯU 24/11/2021 6:00 GMT+7

TTCTLâu nay, làng thể thao thường chỉ nghe than thở về sự khủng hoảng lực lượng kế thừa cầu thủ bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…, chứ không mấy ai đề cập đến một cuộc khủng hoảng vô cùng quan trọng – khủng hoảng đội ngũ lãnh đạo thể thao. Nhà báo Nguyễn Lưu tuổi ngoài 70, cả một đời gắn bó với thể thao, đã gửi đến TTCT bài viết bàn về sự khủng hoảng này.

Trong những ngày qua, bên cạnh niềm vui khi biết tin chính thức SEA Games 31 sẽ được tổ chức vào quý 2-2022 tại Việt Nam, người hâm mộ thể thao lại lo lắng và thất vọng khi nghe một tin không mấy vui. 

Đó là việc ngành TDTT, cụ thể là Tổng cục TDTT vẫn chưa tìm được người thay ông Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng nghỉ hưu từ đầu năm nay. 

Đây được xem như cú sốc và một lần nữa phản ánh thực tế là lâu nay, bên cạnh đôi chút tiến bộ về mặt thành tích của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế, vẫn còn thiếu vắng một chiến lược đường dài trong công tác quy hoạch cán bộ đầu ngành của ngành này. 

Trong những năm gần đây, các giải chạy nở rộ khắp cả nước. Chủ nhân của những giải chạy thú vị đều là dân ngoại đạo thể thao, nhưng có tình yêu thể thao cùng sự sáng tạo không ngừng. Trong ảnh là VĐV Giàng Thị Linh trên cung đường chạy VMM nổi tiếng. Ảnh: LƯU MINH KHƯƠNG

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả mang lại cho xã hội của ngành thể thao, thể hiện qua việc thành tích cao vẫn phập phù, phong trào chỉ ổn trong báo cáo!

Tiếp tục đọc “Khủng hoảng thủ lĩnh thể thao”

Seven Transformations for More Equitable and Sustainable Cities

WRI.org

Foreword

Our planet needs successful cities-cities that are centers of innovation and productivity, cities where every family thrives, cities that realize the promise of low-carbon prosperity.

We are not yet building the cities we need. One in two people live in cities and 2.5 billion more will do so by 2050. Cities produce over 80% of GDP but also 70% of global GHG emissions. Our cities are growing, while inequality widens and livelihoods dwindle. Urban infrastructure is not keeping pace with the surge in residents. With many cities already struggling to meet people’s basic needs, global development and climate challenges are increasingly urban challenges. A sustainable future depends on whether cities can transform. Is there a path to transformative change that can make cities more prosperous, more equal, and low-carbon at the same time?

Tiếp tục đọc “Seven Transformations for More Equitable and Sustainable Cities”

Trẻ em Việt Nam có “nguy cơ cao” chịu tác động của khủng hoảng khí hậu – UNICEF

Children in Viet Nam at ‘high risk’ of the impacts of the climate crisis – UNICEF

Unicef.org

Lần đầu tiên, UNICEF xếp hạng các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường; trong đó, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới về mức độ dễ bị tổn thương

Trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.
UNICEF Việt Nam\Trương Việt HùngTrẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.

NEW YORK, HÀ NỘI ngày 20/8/2021 – Theo báo cáo của UNICEF phát hành ngày hôm nay, thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.

‘Khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em: Giới thiệu chỉ số rủi ro khí hậu liên quan tới trẻ em’ là phân tích toàn diện đầu tiên được thực hiện về rủi ro khí hậu từ góc độ của trẻ em. Trong phân tích này, các quốc gia được xếp hạng dựa trên nguy cơ rủi ro của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, chẳng hạn như lốc xoáy và các đợt nắng nóng, cũng như mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc, dựa trên khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của trẻ em.

Báo cáo được thực hiện và phát hành với sự hợp tác của tổ chức Fridays for Future nhân dịp kỷ niệm ba năm phong trào biểu tình vì khí hậu toàn cầu do thanh niên lãnh đạo. Báo cáo cho thấy khoảng 1 tỷ trẻ em – gần một nửa trong số 2,2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới – sống tại 33 quốc gia được phân loại là có “nguy cơ cực kỳ cao”. Các kết quả của báo cáo cho thấy số lượng trẻ em hiện đang bị ảnh hưởng; các con số có thể trở nên tồi tệ hơn khi tác động của biến đổi khí hậu tăng nhanh.

Tiếp tục đọc “Trẻ em Việt Nam có “nguy cơ cao” chịu tác động của khủng hoảng khí hậu – UNICEF”

Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá

– 22/11/2021

Rừng Tây Nguyên – Đắk Nông, Đắk Lắk – bị tàn phá, đất rừng bị lấn chiếm từng ngày. Nguyên nhân của thực trạng này là lực lượng bảo vệ rừng không đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Rừng Tây Nguyên bị “xẻ thịt” từng ngày (Ảnh: Phan Tuấn)

Chọn lựa cái nghề giữ rừng không dễ, ở lại được với rừng, giữ được cái nghề càng khó khăn hơn. Chỉ với người làm công tác bảo vệ rừng mới hiểu được điều này.

Tiếp tục đọc “Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá”

China, India, other big coal users missing from COP26 phase-out deal

reuters.com

By Kate Abnett and Elizabeth Piper

Summary

  • Poland, Indonesia sign up to phase out coal
  • China, India, U.S., Australia not included
  • COP26 mini deals aim to add up to big climate win

GLASGOW, Nov 4 (Reuters) – Indonesia, Poland, Vietnam and other nations pledged on Thursday to phase out use of coal-fired power and stop building plants, but their deal at the COP26 climate summit failed to win support from China, India and other top coal consumers.

Britain has said one of its main aims for the United Nations summit is “consigning coal power to history”. The deal saw 23 nations making new commitments, a move the president of the COP26 summit, Alok Sharma, said put the end of coal “in sight”.https://17f4ab6d574607e1c63d4da62d7a4666.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

“Today I think we can say that the end of coal is in sight,” Sharma told the Glasgow meeting.

Tiếp tục đọc “China, India, other big coal users missing from COP26 phase-out deal”

More than 40 countries agree to phase out coal-fired power

theguardian.com

Critics say pledge to end use of dirtiest fuel source in 2030s and 40s does not go far enough

Steam and smoke rise from Bełchatów power station in Poland.
Steam and smoke rise from Bełchatów power station in Poland, one of the countries that has agreed to phase out coal-fired power. Photograph: Sean Gallup/Getty Images

Fiona HarveyJillian Ambrose and Patrick Greenfield in GlasgowWed 3 Nov 2021 22.30 GMT

More than 40 countries have agreed to phase out their use of coal-fired power, the dirtiest fuel source, in a boost to UK hopes of a deal to “keep 1.5C alive”, from the Cop26 climate summit.

Major coal-using countries, including Canada, Poland, South Korea, Ukraine, Indonesia and Vietnam, will phase out their use of coal for electricity generation, with the bigger economies doing so in the 2030s, and smaller economies doing so in the 2040s.

Tiếp tục đọc “More than 40 countries agree to phase out coal-fired power”

Creating the new hydrogen economy is a massive undertaking

It is also a delicate one


economist.com

Oct 9th 2021

NEW YORK

Today’s hydrogen business is, in global terms, reasonably small, very dirty and completely vital. Some 90m tonnes of the stuff are produced each year, providing revenues of over $150bn—approaching those of ExxonMobil, an oil and gas company. This is done almost entirely by burning fossil fuels with air and steam—a process which uses up 6% of the world’s natural gas and 2% of its coal and emits more than 800m tonnes of carbon dioxide, putting the industry’s emissions on the same level as those of Germany.Listen to this story

Enjoy more audio and podcasts on iOS or Android.

Tiếp tục đọc “Creating the new hydrogen economy is a massive undertaking”

China’s disappearing ships: The latest headache for the global supply chain

CNN

 A cargo ship loaded with exhibits for the upcoming 4th China International Import Expo (CIIE) is seen at Yangshan Deepwater Port on October 23 in Shanghai.

Ships in Chinese waters are disappearing from global trackers, creating yet another headache for the global supply chain. China’s growing isolation from the rest of the world — along with a deepening mistrust of foreign influence — may be to blame.

Analysts say they started noticing the drop-off in shipping traffic toward the end of October, as China prepared to enact legislation governing data privacy.

Tiếp tục đọc “China’s disappearing ships: The latest headache for the global supply chain”

Trẻ nhập cư ‘khát’ chữ

Phạm Thu Ngân, Song Mai – 10:11 – 04/05/2021

TNLớp học tình thương ‘Chắp cánh ước mơ’ tại khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức (TP.HCM) mà người dân quen gọi, thực chất nằm trong chốt dân phòng tự quản, là nơi dạy chữ cho trẻ nhập cư nghèo mấy năm nay…

Tâm (áo trắng - hồng, bên phải) đã theo học lớp tình thương 3 năm nay /// Ảnh: Song Mai
Tâm (áo trắng – hồng, bên phải) đã theo học lớp tình thương 3 năm nay – ẢNH: SONG MAI

Tiếp tục đọc “Trẻ nhập cư ‘khát’ chữ”

Vì sao gần 3 triệu hecta rừng chưa có chủ?

ĐBND –  07:13 | 06/10/2021

Với mục đích tất cả các mảnh đất rừng đều phải có chủ để bảo đảm quản lý, bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng hiệu quả, đến nay sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách giao đất giao rừng, quá trình này vẫn chưa kết thúc, hiện vẫn còn hơn 2,9 triệu hecta rừng vẫn chưa có chủ. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do cơ chế giao đất của ngành tài nguyên môi trường còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất với ngành lâm nghiệp.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Tiếp tục đọc “Vì sao gần 3 triệu hecta rừng chưa có chủ?”

Gái miền Tây thời hiện đại còn mong đổi đời nhờ lấy chồng Hàn?

ZNBạn tôi đã thừa nhận có tư tưởng “lấy chồng ngoại để đổi đời”, và không phải là người duy nhất của thế hệ mình có quan điểm này. Thế nhưng, có một thế hệ khác đang trưởng thành.

chong Han danh vo Viet anh 2

chong Han danh vo Viet anh 3
Đoàn Bảo Châu, Cán bộ truyền thông
Đoàn Bảo Châu hiện phụ trách truyền thông tại Room to Read, một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ em tại Việt Nam. Cô tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Truyền thông quốc tế tại Unitec Institute of Technology (New Zealand). Đoàn Bảo Châu có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông – báo chí

Hơn mười năm trước, năm 2008, chưa cần đợi các vụ chồng Hàn bạo hành vợ Việt xảy ra, dư luận đã có cái nhìn khá hằn học với làn sóng phụ nữ miền Tây lấy chồng Hàn Quốc: “Do ham tiền nên đi”.

Thời điểm đó, tôi mới vào năm đầu đại học ở Sài Gòn. Trước những lời chọc ghẹo và định kiến thường thấy nhắm vào “gái miền Tây”, cô bạn quê Bến Tre đã đưa ra lời giải thích mà cho đến giờ tôi vẫn không quên được: “Thì tụi tui lấy chồng nước ngoài có gì sai? Ở dưới quê, mở mắt ra là biết lấy chồng quê mình nó như thế nào rồi, không nhậu nhẹt cũng bài bạc, rồi đánh vợ đập con. Lấy chồng nước ngoài có tệ thì cũng mức đó, hên thì đổi đời, cũng đáng thử chứ!”.

Tiếp tục đọc “Gái miền Tây thời hiện đại còn mong đổi đời nhờ lấy chồng Hàn?”