Nhận diện “đầu nậu” báo “lá cải”

Trên Facebook của mình, cô Trịnh Kim Tiến, con gái của người bị hại trong vụ án “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, đã phẫn nộ vì hình ảnh cô khóc cha bị báo C. dùng để minh họa cho bài “Mảnh khăn tang cho người tình”. Ảnh: ĐH

(PL)- Những “đầu nậu” đứng sau mới là người quyết định nội dung lẫn nhân sự “tòa soạn” tờ phụ bản “lá cải”.

Những ngày qua, dư luận phản ứng dữ dội với tình trạng những phụ bản có xu hướng “lá cải” hóa, giật gân, vô bổ xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều ý kiến đòi hỏi cơ quan quản lý báo chí phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh.

Tiếp tục đọc “Nhận diện “đầu nậu” báo “lá cải””

Thương ơi là thương chùm bông ô môi rực hồng tháng 3 miền Tây

24/03/2019 14:35 GMT+7

TTONhững ngày tháng 3 đầy nắng, nếu có dịp về miền Tây sông nước bạn sẽ bắt gặp những cây ô môi tỏa sắc hồng rực rỡ. Bức tranh miền quê có thêm nét chấm phá vừa thân thương vừa hữu tình.

Thương ơi là thương chùm bông ô môi rực hồng tháng 3 miền Tây - Ảnh 1.

Bông ô môi khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ xúng xính áo mới chụp ảnh kỷ niệm: Ảnh: ĐÌNH THẢO

Ngày nhỏ, hễ thấy bông ô môi nở những nụ hoa màu hồng phấn, bay lã chã trong gió trời, tụi trẻ con trong xóm sẽ rủ nhau đi lượm trái về róc, rồi thưởng thức.

Tiếp tục đọc “Thương ơi là thương chùm bông ô môi rực hồng tháng 3 miền Tây”

Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ

SGGP 

Để có được con chữ, các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn H’Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk phải thức dậy đi học từ lúc 4 giờ 30 sáng, vượt qua những con suối dữ, hay hàng chục cây số đường đồi dốc, lầy lội. Giáo viên, ngoài nhiệm vụ dạy chữ còn dành thời gian quyên góp sách vở, áo quần cho học sinh và kiêm thêm nhiệm vụ “tài xế” không công để đưa đón các em đến trường.

Học sinh làng H’Mông trên đường đến trường. Ảnh: ĐÔNG NGUYÊN

Tiếp tục đọc “Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ”