Cập nhật: 24/2/2018 9:00 AM
400 triệu năm để hình thành Phong Nha – Kẻ Bàng, mấy năm thì phá bỏ?
Vì tầm mức quốc gia, và đôi khi lên đến tầm mức thế giới, của các Vườn Quốc Gia và Vùng Bảo Tồn tương đương, phải chăng nên để một cơ quan cấp quốc gia trực tiếp quản lý, thay vì giao cho các cấp địa phương khác nhau với nhiều bất cập khác nhau?
Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới năm 2003, với Giá Trị Hoàn Vũ Nổi Bật (Outstanding Universal Value).[1] Hang Sơn Đoòng là hang động thiên nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.[2] Đây là những di sản lớn của quốc gia và của cả thế giới, cần được bảo tồn cho mọi thế hệ nhân loại mai sau.
Có 3 loại nghĩa vụ pháp lý về bảo tồn Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. (1) Danh vị Di Sản Thế Giới bao gồm với nó những nghĩa vụ pháp lý quốc tế về bảo tồn di sản trong Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Thiên Nhiên và Văn hóa Thế giới năm 1972 (tên tắt là Công ước Di Sản Thế Giới) mà Việt Nam là thành viên. (2) Nghĩa vụ pháp lý về bảo tồn với UNESO khi Việt Nam đề nghị và được UNESCO đồng ý ghi Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào danh sách Di Sản Thế Giới. (3) Bên cạnh đó còn có nghĩa vụ pháp lý bảo tồn di sản cho mọi thế hệ con cháu Việt Nam tương lai cho đến nghìn sau.
Các lãnh đạo Quảng Bình, trong 4 năm nay, với cung cách kiên trì thúc đẩy hai dự án xây dựng cơ sở du lịch giải trí đại trà bên trong Vườn Quốc Gia – dự án cáp treo Sơn Đoòng và dự án zipline – có tiềm năng hủy hoại môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái trong vườn, bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm triệt để, và phản lại trách nhiệm pháp lý quốc tế, cho thấy các vị không quen thuộc với, hoặc đơn giản là phe lờ, các trách nhiệm pháp lý quốc gia và quốc tế về bảo tồn di sản. Tiếp tục đọc “Trách nhiệm pháp lý Bảo tồn Di Sản Thế Giới Phong Nha – Kẻ Bàng và Sơn Đoòng”