Sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn của Cảnh Sảng

Thứ Tư, 13/11/2019 16:38 PM GMT+7

(VTC News) – Phát biểu của ông Cảnh Sảng vu cáo Việt Nam “chiếm đảo” là sự leo thang mới trong những bịa đặt, vu cáo trắng trợn của Trung Quốc liên quan Biển Đông.

Ngày 8/11, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “Việt Nam có thể xem xét các lựa chọn pháp lý để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, phản ứng của Trung Quốc là gì?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang ngược cho biết: “Cốt lõi của vấn đề Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, liên quan đến sự chiếm đóng quần đảo Nam Sa của Trung Quốc bởi Việt Nam và các nước khác có liên quan”.

Tiếp tục đọc “Sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn của Cảnh Sảng”

Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?

  • DANH ĐỨC
  • 19.05.2018, 14:53

TTCT – Vụ một nhóm du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Cam Ranh với áo thun in hình “lưỡi bò” trên lưng chỉ là một trong vô vàn âm mưu thôn tính lớn nhỏ.

Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?
Máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 của Trung Quốc trên đá Subi, ảnh công bố ngày 28-4. Ảnh: AMTI

Hôm thứ hai 14-5, Hãng thời trang GAP đã xin lỗi Bắc Kinh vì bán ra những áo thun in bản đồ Trung Quốc mà không thể hiện trên đó Đài Loan, Nam Tây Tạng và biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông). Hãng GAP cam kết trong một thông báo trên Hoàn Cầu Thời Báo rằng họ “tôn trọng chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của Trung Quốc”.

Báo mạng chuyên về kinh tế – tài chính Business Insider của Mỹ, phát hành bằng 8 thứ tiếng Anh, Ba Lan, Đức, Hà Lan, Nhật, Pháp, Hoa, Ý, còn “lập công” khi cho biết “đến tối thứ hai, Business Insider vẫn tìm thấy áo thun gây tranh cãi của Hãng GAP được bán” ngoài thị trường. Vụ việc đó, cùng vụ mặc áo thun in hình “lưỡi bò” ở Việt Nam, thật điển hình cho “cuộc chơi” cùng “luật chơi” ở Biển Đông lúc này. Tiếp tục đọc “Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?”

Biển Đông-Cuộc chiến quyền lực ở châu Á – Chương 5: Dầu khí ở Biển Đông

SP – [Trích] Bill Hayton- BIỂN ĐÔNG – Cuộc chiến quyền lực ở châu Á

Chương 5

Được miếng và tay không
Dầu khí ở Biển Đông

Something and Nothing
Oil and Gas in the South China Sea

Tháng 8 năm 1990, Đông Nam Á đã trở nên rất phấn khởi về việc ‘Trung Quốc trở lại’. Đã một năm kể từ khi vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn và nhiều nhân vật có ảnh hưởng nghĩ rằng đã tới lúc quay trở lại với công việc [bang giao]. Phô trương ầm ĩ, Thủ tướng Lí Bằng, một trong những người đằng sau vụ thảm sát, đã bắt tay vào một chuyến thăm khu vực 9 ngày. Tiếp tục đọc “Biển Đông-Cuộc chiến quyền lực ở châu Á – Chương 5: Dầu khí ở Biển Đông”

Đại dương không còn cá

Thái Bình Thứ Ba,  9/5/2017, 09:26 (GMT+7)


Ảnh minh họa: internet

(TBKTSG) – Ngày xưa biển đầy cá và cuộc sống khá dễ chịu. Nhưng nay khắp địa cầu, ngư dân than rằng, họ thường phải kéo lên những tấm lưới rỗng. “Ngày xưa lưới đầy cá, có khi không kéo lên thuyền nổi”, ông Mamadou So, 52 tuổi, ở Senegal miền Tây châu Phi buồn bã chỉ vào mớ cá tí hon trong khoang thuyền. Ở bên kia địa cầu, ông Zhu Delong, một lão ngư dân Trung Quốc (TQ) 75 tuổi, cũng lắc đầu thất vọng khi mẻ lưới của ông chỉ vớt lên được một ít tôm non và cá vụn. “Khi tôi còn bé, chỉ cần giăng câu sau nhà là đã bắt được cá to. Bây giờ thì biển đã trống rỗng”, ông Zhu nói.

Tiếp tục đọc “Đại dương không còn cá”

Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên

03:21 PM – 30/05/2017 TNO
Toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Châu Viên /// Ảnh: Trung Hiếu
Toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Châu ViênẢNH: TRUNG HIẾU
Trong chuyến công tác Trường Sa cuối tháng 5.2017, PV Báo Thanh Niên ghi lại nhiều hình ảnh công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.

Khi tàu chúng tôi cập đảo Đá Đông A, từ đây dù cách xa hơn 10 hải lý (gần 20 km) nhưng bằng mắt thường có thể thấy đá Châu Viên. Nếu dùng ống nhòm sẽ thấy rõ nét những công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên. Tiếp tục đọc “Hình ảnh mới nhất về công trình khổng lồ Trung Quốc xây trái phép trên đá Châu Viên”

Việt Nam lên tiếng về việc Tổng thống Philippines muốn củng cố thực thể ở Biển Đông

VE – Chủ nhật, 9/4/2017 | 11:23 GMT+7

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang theo dõi thông tin liên quan đến các tuyên bố mới của Tổng thống Philippines, kêu gọi các bên không làm phức tạp tình hình.

viet-nam-len-tieng-ve-viec-tong-thong-philippines-muon-cung-co-thuc-te-o-bien-dong
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AP

Tiếp tục đọc “Việt Nam lên tiếng về việc Tổng thống Philippines muốn củng cố thực thể ở Biển Đông”

Why China is building islands in the South China Sea

Vox – 17 thg 2, 2017

China claims they aren’t military bases, but their actions say otherwise.

China is building islands in the South China sea and its causing disputes among the other nations in the region; Malaysia, the Philippines, Brunei, Vietnam, and Indonesia. The US has many allies in the region and uses its massive Navy to patrol international waters, keeping shipping lanes open for trade.

Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger

  • DANH ĐỨC
  • 11.01.2014, 12:02

TTCT – Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.

Chính sách của Mỹ trước trào Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ “trào Kissinger” trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này.

Hoàng Sa trong những đổi chác của KissingerPhóng to

Đảo Hữu Nhật – Ảnh: Nhóm Trúc Nam Sơn

Tiếp tục đọc “Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger”

Lạc lõng và phi lý “lễ kỉ niệm 70 năm thu phục Hoàng Sa, Trường Sa”

ANTG – 14:45 14/12/2016

Vào sáng 8-12, Hải quân Trung Quốc đã rầm rộ tổ chức cái gọi là “lễ kỉ niệm 70 năm ngày Trung Quốc thu phục” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã tham dự hoạt động phi lý này và truyền đi thông điệp hiếu chiến “yêu cầu quân đội Trung Quốc tập trung sẵn sàng cho chiến trận”.

Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm YJ-62, chiến đấu cơ J-11B ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông nhưng lại đổ lỗi cho Mỹ và nước khác “leo thang căng thẳng”.

Tiếp tục đọc “Lạc lõng và phi lý “lễ kỉ niệm 70 năm thu phục Hoàng Sa, Trường Sa””