Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)

Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022

Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”

Ký ức tộc người trên trang phục

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)

LĐCTViệt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.

Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
 

Căn tính

Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

(Dân ca H’Mông)

Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.

Tiếp tục đọc “Ký ức tộc người trên trang phục”

Mũ quan triều Nguyễn và gian nan “hồi hương” của cổ vật lưu lạc

Font, Art

Chiếc mũ quan triều Nguyễn đã không thể trở về Việt Nam khi kết thúc cuộc bán đấu giá vào tối 28.10. Lần này, Thừa Thiên Huế lại bỏ qua cuộc đấu giá chiếc mũ quan triều Nguyễn còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay ở Tây Ban Nha, cũng như cách đây 11 năm Thừa Thiên Huế từng bỏ lỡ trong cuộc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi tại Pháp vì không đủ tiền. Và mũ quan triều Nguyễn, lần nữa cho thấy con đường “hồi hương” của cổ vật lưu lạc xứ người vô cùng lận đận.

Tiếp tục đọc “Mũ quan triều Nguyễn và gian nan “hồi hương” của cổ vật lưu lạc”

“Bảo tàng” văn hóa của cô gái 9X

21:15, 30/09/2019 [GMT+7]

(Baoquangngai.vn)- Không chọn mở một cửa hàng thời trang dễ hái ra tiền như những cô gái 9X khác, chị Phạm Thị Sung, 27 tuổi, ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ đã chọn một hướng đi rất riêng. Đó là mở một “bảo tàng” riêng để giao lưu văn hóa, khởi nghiệp từ chính nghề truyền thống của phụ nữ Làng Teng từ bao đời nay. 

Chị Sung các vật dụng trong cửa hàng.
Chị Sung sửa soạn các vật dụng trong cửa hàng. Mỗi một sản phẩm chị xem như một đứa con tinh thần.

Tiếp tục đọc ““Bảo tàng” văn hóa của cô gái 9X”

Người trẻ làm cổ phục

VNP – By Phạm Mỹ

Một nhóm bạn trẻ đam mê cổ phong, văn hóa; vị giáo sư lịch sử đầu ngành; vị công tôn nữ hơn 90 tuổi của nhà Nguyễn đã cùng phục dựng, phỏng dựng lại những trang phục xưa của hoàng tộc và người dân Việt các triều đại. Đáng nói, liên kết giữa các mắt xích này là một thanh niên 9x: Nguyễn Đức Lộc. Cậu đã từ bỏ nghề báo để bắt đầu lập nhóm, mở công ty riêng để nghiên cứu, dệt nên những tấm áo từ quá khứ cách đây cả trăm năm.

Lộc hẹn tôi ở văn phòng công ty start-up Ỷ Vân Hiên hơn 1 năm tuổi của cậu trên đường Tam Trinh vào giờ hành chính. Công ty trẻ, nhân sự trẻ song nhịp làm việc nề nếp, chỉn chu. Các phòng nghiên cứu, phòng thiết kế đều làm việc khá lặng lẽ. Dù ngay trước buổi gặp này, họ vừa hoàn thành hai dự án có tiếng vang là cung cấp trang phục cho phim Phượng Khấu (về hoàng cung triều Nguyễn) và phỏng dựng trang phục thời Lê Trung Hưng trong hoạt cảnh tái hiện sân khấu hóa lễ ban quạt mang tên “Một thoáng Tết Đoan Dương thời Lê Trung Hưng” tại Hoàng thành Thăng Long. “Hết việc này tới việc khác luôn, công ty trẻ thỏa mãn là chết!”- Lộc phân trần.

Tiếp tục đọc “Người trẻ làm cổ phục”

Người đàn bà sống cực khổ bên “kho báu triệu đô”

SH – Phương Dung | 

Người đàn bà sống cực khổ bên “kho báu triệu đô”
Vương miện bằng vàng của vua và hoàng hậu Chăm do gia đình bà Đào cất giữ.

Được kế thừa cả một kho báu khổng lồ gồm những báu vật bằng vàng ròng cùng những cổ vật vô giá nhưng công nương cuối cùng của hoàng tộc Chăm lại sống cuộc đời quá đỗi cơ hàn.

Kho báu giữa xóm nghèo

Cách đây vài năm, nhân một chuyến công tác, tôi ghé thăm gia đình bà Nguyễn Thị Đào – Hậu duệ của vua Pôklong Mơh Nai, vị vua cuối cùng của Vương quốc Chăm Pa. Tiếp tục đọc “Người đàn bà sống cực khổ bên “kho báu triệu đô””

Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới

  • Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới
  • TT-Huế: Nhiều Sở lên tiếng vụ hình tượng Phật Quán Thế Âm mặc váy cưới

***

Thứ Năm, 02/08/2018 – 11:39

Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới

(Dân trí) – Ngày 31/7, tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm (núi Tứ Tượng, thôn Bằng Lãng, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra lễ hội Quán Thế Âm năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 – Dương lịch 2018 do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Tuy nhiên 1 thiếu nữ đã hóa thân thành Phật Quán Thế Âm gây bất bình và nhiều bức xúc cho mọi người. Tiếp tục đọc “Cư dân mạng bất bình trước hình tượng Phật Quán Thế Âm… mặc váy cưới”

Ngạc nhiên với người khiến hoa sen phải ‘nhả’ ra lụa là gấm vóc mỏng hơn cả tơ trời

NN – 13/07/2018, 14:05 (GMT+7) Sen là quốc hoa của dân tộc Việt nhưng từ trước tới nay chỉ để ngắm hay cùng lắm là đem ướp trà nhưng có một người phụ nữ gần đây đã khám phá ra được cách dệt lụa từ những sợi tơ sen vốn còn mỏng hơn cả tơ trời…

10-53-13_dsc_1466
Chuẩn bị các cọng sen

Tằm tự dệt

Cả tuổi ấu thơ của tôi gắn với cái trại tằm nằm ngay bênbờ sông Đáy: “Sông trăng hay sông lụa. Nong kén vàng như lúa.Tròn vạnh một góc trời” nên không lạ gì cảnh hái dâu, chăn tằm hay ươm tơ, dệt lụa.Thế mà có một người đã khiến cho tôi phải ngỡ ngàng, nhìn nhận lại những kiến thức tằm tơ của mình Tiếp tục đọc “Ngạc nhiên với người khiến hoa sen phải ‘nhả’ ra lụa là gấm vóc mỏng hơn cả tơ trời”

Lịch sử trang phục và mũ nón Việt Nam

CÁC KIỂU TRANG PHỤC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.

Nancy Dương chia sẻ, cô rất yêu thích trang phục lịch sử Việt Nam và muốn được quan sát quá trình tiến hóa của chúng qua từng giai đoạn. Với các tác phẩm đồ họa theo dạng timeline, cô đã giúp người xem có một cảm nhận trực quan về sự tiến hóa này qua việc đối chiếu các mẫu trang phục được đặt nối tiếp nhau theo các cột mốc thời gian.

Những hình ảnh được tái hiện dựa trên việc tham khảo các tư liệu lịch sử như tranh, tượng cổ, những bức ảnh thời xưa, thông qua internet và một ấn phẩm có tên “Đi tìm trang phục Việt” của các nhà sản xuất phim. Tiếp tục đọc “Lịch sử trang phục và mũ nón Việt Nam”

Dệt nên triều đại – khôi phục văn hóa cung đình đã phôi phai

Weaving a realm (Dệt nên triều đại) – a teaser by Vietnam Centre

Tái hiện Lễ sắc phong Hoàng thái hậu thời Lê sơ

***
31/12/2017 16:08 GMT+7 TTOChiều 30-12, tại Hà Nội, nhóm Vietnam Centre đã ra mắt dự án Dệt nên triều đại với phần trình diễn trang phục và tái dựng nghi lễ sắc phong hoàng thái hậu thời Hậu Lê. Tiếp tục đọc “Dệt nên triều đại – khôi phục văn hóa cung đình đã phôi phai”

Bổ tử Việt Nam tại bảo tàng Penn

Các bổ tử Đàng Trong sau cải cách của Võ Vương Phúc Khoát (1744) hoặc thời Nguyễn (đến 1911) tại bảo tàng Penn- Mỹ.

Bổ tử là miếng vải vuông thêu hình chim thú để phân biệt cấp bậc mà các quan từ thời Lê Sơ đến Nguyễn đính trên ngực và lưng quan phục ngày thường. Quan võ thêu hình thú, quan văn thêu hình chim chóc. Theo thông tin của bảo tàng, bổ tử VN khác bổ tử nhà Thanh cùng thời ở việc dùng vải đoạn làm nền.

“Điểm yếu” con tằm

  • MAI VINH – 11.01.2018, 09:14

TTCT – Ông Đặng Vĩnh Thọ, chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, khẳng định không chỉ Bảo Lộc mà những xứ trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa khác ở Việt Nam đều không chủ động được nguồn giống tằm.

“Điểm yếu” con tằm
Để sản xuất kén ươm tơ, đa số các cơ sở nuôi tằm đều phải nhập giống qua đường tiểu ngạch. Trong ảnh: rút tơ từ kén tại một cơ sở ươm tơ. Ảnh: Mai Vinh

Nhập tiểu ngạch gần 100%

Ông Thọ khẳng định gần 100% giống tằm mà người dân đang dùng hiện nay đều nhập tiểu ngạch, nguồn gốc không rõ ràng. “Đó là hậu quả một giai đoạn đi xuống kéo dài gần 20 năm”. Hiện cả nước có 3 trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống tằm, công suất thiết kế đạt khoảng 200.000 hộp trứng tằm/năm. Tiếp tục đọc ““Điểm yếu” con tằm”

Chiêm ngưỡng những thước vải lãnh Mỹ A trước nguy cơ mai một

Thành Hoa Thứ Ba,  12/12/2017, 15:12

(TBKTSG Online) – Vải lãnh Mỹ A đã làm nên niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu, An Giang từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng hiện nay loại vải này đang đứng trước nguy cơ mai một vì thiếu nguyên liệu và nhân công.

Lãnh Mỹ A được dệt từ tơ tằm, nhuộm bằng mủ của trái mặc nưa với màu đen tuyền. Để nhiều người có cơ hội tận mục sở thị, từ ngày 7 đến 14-12, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ (quận 3, TPHCM) sẽ trưng bày những thước vải lãnh Mỹ A và các mẫu thiết kế từ loại vải này.

Tiếp tục đọc “Chiêm ngưỡng những thước vải lãnh Mỹ A trước nguy cơ mai một”