Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài

Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên: [Bài 1] Dưới bóng ma ‘phát canh thu tô’ kiểu mới

NN – Thứ Ba 16/08/2022 , 10:41

Những hợp đồng khoán sản xuất thực chất vẫn theo kiểu phát canh thu tô ở tỉnh Đăk Lăk hệt như ‘bóng ma’ ám ảnh người nông dân nhận khoán suốt bao năm qua.

LTS: Doanh nghiệp ôm diện tích lớn đất đai màu mỡ nhưng hoạt động không hiệu quả, trong khi người dân liên kết nhận khoán phải chịu vô số các khoản thu. Mâu thuẫn, bất ổn đang ngày càng nhức nhối trên hàng vạn ha đất nông lâm trường ở Tây Nguyên.

Nông dân nhận khoán gánh hàng loạt các khoản thu ở Đăk Lăk. Ảnh: Minh Quý.
Tiếp tục đọc “Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài”

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)

Không ít nơi, chính quyền địa phương thu hồi đất của lâm trường nhưng lại không giao cho người dân tại chỗ mà giao cho các công ty tư nhân. Các lâm trường có nhiều đất cũng giao lại cho những người giàu có. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

***

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn

Lời giới thiệu

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của nông/lâm nghiệp và là trụ đỡ quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tiếp tục đọc “‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)”

Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài

Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

***

Hai sắc thái của ruộng hoang: [Bài I] Anh hùng phủ lấm bụi mờ

Như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh ra khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai để có được những đại điền chủ kiểu mới… Tiếp tục đọc “Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài”

“Sống mòn” dưới tán rừng cao su – Bài 1: Vỡ mộng “vàng trắng”

(TN&MT) – Gần 18.000 hộ dân tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, trong đó, tỉnh Sơn La chiếm 12.500 hộ dân phải di chuyển đến nơi ở mới để nhường chỗ cho Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La. Nhà máy đã đi vào hoạt động năm 2012, công cuộc di dân cũng chấm dứt năm 2010. Để ổn định quốc kế dân sinh cho đồng bào các dân tộc, tỉnh Sơn La và Tập đoàn Cao su Việt Nam đã quyết tâm đem cây cao su lên “miền đất hứa” để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Nhưng giấc mơ “vàng trắng” ấy đang khiến cho nhiều người dân gặp không ít khó khăn do tới tuổi thu hoạch nhưng cao su không đạt sản lượng mủ như mong muốn, trong khi giá nguyên liệu mủ cao su  giảm sâu, chính sách hỗ trợ cho người dân góp đất trồng cao su chưa được quan tâm kịp thời, khiến đời sống của nhiều hộ dân gặp khó khăn.

Người dân bản Củ Pe, xã Mường Bon, Mai Sơn không còn mặn mà với cây cao su

Tiếp tục đọc ““Sống mòn” dưới tán rừng cao su – Bài 1: Vỡ mộng “vàng trắng””

Chính quyền bức tử doanh nghiệp – 8 bài

***

“Luật rừng” bức tử DN tư nhân: Bài 1 – Muốn khởi nghiệp, phải… xây cầu, làm 11km đường

(PLVN) – Nhìn trên bản đồ vệ tinh khu vực mỏ đá Tân Cang (ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), ai cũng ngạc nhiên khi giữa mênh mông những bãi đá lở loét một màu xám xịt, còn lọt thỏm lại một mảng xanh là mảnh rừng hình tam giác. Nơi đây xưa kia là bạt ngàn núi rừng, nương rẫy, bị các mỏ đá “thôn tính” nuốt trọn, sao vẫn còn một mảnh rừng cô đơn? Đó là một câu chuyện dài oan khuất của một doanh nghiệp tư nhân bị mất đất, mất kế sinh nhai, hàng chục năm nay đội đơn khắp nơi tìm công lý.

“Luật rừng” bức tử DN tư nhân: Bài 1 - Muốn khởi nghiệp, phải… xây cầu, làm 11km đường
Ông Ngà chỉ tay về hướng nhà cửa, vườn tược đã bị cưỡng chế đập phá giao Dona Coop

Hà Nội gần 3 triệu dân không nước sạch

VNE  – Năm 2006, khu liên hiệp thể dục thể thao tám nghìn chỗ ngồi, nhà thi đấu đa năng, sân quần vợt, bể bơi được khởi công xây dựng tại Đan Phượng. Ngày gắn biển công trình, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện “tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại”.

Hai năm sau, Đan Phượng khởi công nhà hát 117 tỷ đồng. Trên diện tích đất hơn mười nghìn mét vuông, nhà hát ba tầng có sức chứa 700 người và 20 phòng chức năng. Tiếp tục đọc “Hà Nội gần 3 triệu dân không nước sạch”

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – 10 Kỳ

***

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã

Thứ Hai, 2/4/2018 09:05 GMT+7

(PLO) – Vùng đất từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư.

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã

Tiếp tục đọc “Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – 10 Kỳ”

Cưỡng chế đất làm Nhà máy điện Mặt trời Dầu Tiếng, hàng chục ha hoa màu của người dân bị xới tung, phá nát trước thời hạn

  • Cưỡng chế đất làm Nhà máy điện Mặt trời Dầu Tiếng, hàng chục ha hoa màu của người dân bị xới tung, phá nát trước thời hạn
  • Người dân tại “siêu” dự án Điện mặt trời có được hỗ trợ, đền bù?

***

Cưỡng chế đất làm Nhà máy điện Mặt trời Dầu Tiếng, hàng chục ha hoa màu của người dân bị xới tung, phá nát trước thời hạn

TTVN – 09:00 19/07/2018

Ông Hải cho biết hoàn toàn đồng ý và không phản đối việc nhà nước thu hồi đất vì lợi ích cộng đồng. “Tuy nhiên, việc bồi thường đất chưa hợp lý, việc cho xe lu đến phá nát hoa màu của người dân là vi phạm rất nghiêm trọng”, ông Hải bức xúc.

nguoi-dan-tay-ninh-khoc-rong-vi-hang-chuc-hecta-khoai-san-bi-pha-nat-dap-bo-de-lam-nha-may-nhiet-dien
Người dân Tây Ninh đau xót khi bi mất trắng hoa màu, Ảnh Nguyễn Tâm

Nhiều ngày qua, 19 hộ dân thuộc xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tân Ninh đã làm đơn kêu cứu lên các cơ quan chức năng về việc bị UBND xã Tân Hưng, UBND huyện Tân Châu thi hành cưỡng chế đất để xây dựng Nhà máy điện Mặt trời Dầu Tiếng một, hai, ba nhưng không đền bù thỏa đáng. Tiếp tục đọc “Cưỡng chế đất làm Nhà máy điện Mặt trời Dầu Tiếng, hàng chục ha hoa màu của người dân bị xới tung, phá nát trước thời hạn”

“Sóng ngầm” ở Côn Đảo – 3 bài

***

“Sóng ngầm” ở Côn Đảo: Bài 1: Khu K – Điểm nóng tranh chấp

SGGP 

Côn Đảo hiện không tổ chức chính quyền cấp xã, thị trấn mà chỉ có 1 cấp huyện và được chia thành 9 khu. Gần đây, trên đảo đã có thêm 1 khu nữa – khu K – không phải là tên đơn vị hành chính, mà chỉ để gọi một khu đất vàng đang phát sinh tranh chấp giữa người dân và chính quyền.

Một góc khu K ở Côn Đảo
Một góc khu K ở Côn Đảo

Nhắc tới Côn Đảo nhiều người nghĩ ngay đến hòn đảo xa xôi từng là nơi giam cầm hàng chục ngàn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước trong suốt hơn 1 thế kỷ (từ năm 1862 – 1975), gắn liền với biệt danh “Địa ngục trần gian”. Thế nhưng đáng tiếc thay, sự quản lý lỏng lẻo về đất đai, cùng sự cửa quyền, xa dân của một bộ phận cán bộ có trách nhiệm đã khiến nhiều người dân nơi đây ngày càng bất an. Tiếp tục đọc ““Sóng ngầm” ở Côn Đảo – 3 bài”

Quyền được sống – nhìn từ Luật Đất đai

NĐT  15:48 | Thứ hai, 30/07/2018

Ngày 12.7, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã phúc thẩm vụ nổ súng trong tranh chấp đất đai gây chết người vào rạng sáng 23.10.2016 ở Đắk Nông. Bản án đã được tuyên sửa một phần nhưng vẫn giữ nguyên án tử hình đối với Đặng Văn Hiến (ảnh dưới). Một phiên tòa đẫm nước mắt! Tại sao?

Cây trồng biến đổi gen không chấm dứt được nạn đói trên thế giới

Nga Vũ – 15:01, 29/08/2017

TheLEADER – Đây là một trong các kết quả nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen được Tổ chức Quốc tế hành động vì nguồn gen (GRAIN) đưa ra trong hội thảo mới đây tại Hà Nội.

Cây trồng biến đổi gen không chấm dứt được nạn đói trên thế giới
Hội thảo “Chia sẻ về biến đổi gen và đa dạng sinh học trong vùng”

LTS: Cây trông biến đổi gen (BĐG) trên thế giới được phát triển trên nền tảng các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) và bắt đầu được nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp thế giới từ những năm cuối thập niên 1990. Sau hơn 20 năm, các loại cây trồng BĐG được thương mại hóa ngày càng tăng với diện tích trồng hàng năm trên toàn thế giới đã lên đến hàng trăm triệu ha.

Cây trồng BĐG có những đặc tính như khả năng chịu hạn, khả năng kháng sâu bệnh, rút ngắn mùa vụ… từ đó giúp người trồng có được sản lượng cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên trong hơn 20 năm phát triển của cây trồng BĐG, vẫn còn có các ý kiến tranh cãi về tính 2 mặt của cây trồng BĐG; trong đó câu hỏi cây trồng BĐG có thực sự an toàn với con người và có nguy cơ hùy hoại đa dạng sinh học vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.

Tại hội thảo “Chia sẻ về biến đổi gen và đa dạng sinh học trong vùng” diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Tổ chức Quốc tế hành động vì nguồn gen (GRAIN) đã đưa ra một số kết quả của nghiên cứu về cây trồng BĐG trên thế giới rất đáng chú ý của tổ chức này. TheLEADER lược ghi các nội dung này và giới thiệu đến bạn đọc.

Tiếp tục đọc “Cây trồng biến đổi gen không chấm dứt được nạn đói trên thế giới”

Một ngày với hành trình ‘đòi đất’ của người dân Thủ Thiêm ở Hà Nội

NN – 11/05/2018, 09:11 (GMT+7) Trong khi ở Thành phố Hồ Chí Minh, người dân Thủ Thiêm đang uất nghẹn, ngất xỉu với những cuộc tiếp xúc cử tri thì ở Hà Nội, nơi có một địa điểm vẫn được gọi là “làng Thủ Thiêm giữa Thủ đô”, hành trình đi đòi công lý vẫn đang miệt mài.

13-53-57_thu_thiem1
Bữa cơm của người dân Thủ Thiêm ở Hà Nội

Tiếp tục đọc “Một ngày với hành trình ‘đòi đất’ của người dân Thủ Thiêm ở Hà Nội”

Giá trị tài sản tăng nhanh hơn thu nhập, tiền đâu nộp thuế?

Nguyễn Vạn PhúThứ Tư,  25/4/2018, 07:54 

Đất đai ở Việt Nam tăng nhanh và có thời điểm, có khu vực bắt kịp với giá địa ốc ở những nơi được xem là đắt đỏ trên thế giới. Ảnh: HẢI NAM

(TBKTSG) – Dư luận phản ánh trên báo chí về dự án Luật Thuế tài sản những ngày sau khi được Bộ Tài chính giới thiệu nhìn chung là phản đối – với rất nhiều lý lẽ rất xác đáng. Một trong những lập luận khó lòng phản bác là hiện nay theo Hiến pháp, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người dân chỉ có quyền sử dụng đất nên đất không phải là tài sản của họ đúng nghĩa. Một khi đất không thuộc sở hữu thì làm sao bắt người dân đóng thuế dưới tên gọi Luật Thuế tài sản cho được.

Tiếp tục đọc “Giá trị tài sản tăng nhanh hơn thu nhập, tiền đâu nộp thuế?”

Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài

***

Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn

17/01/2018, 14:30 (GMT+7)

Bộ Tài nguyên-Môi trường mới đây đã công bố dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để lấy ý kiến nhân dân. NNVN xin trích vài góc nhìn từ những nạn nhân nổi tiếng bất đắc dĩ để thấy được phần nào những bất cập của vấn đề mà nhiều ý kiến của họ còn vượt cả phạm vi của dự thảo lần này.

Dã tràng xe cát biển Đông

Tất tả đuổi theo lũ vịt đang nhốn nháo chạy trong chuồng đến khi bắt được hai con xong thì đầu anh đã trắng xóa toàn lông bám mà miệng vẫn nhệch ra cười: “Vịt biển này đánh tiết canh thì hết ý”!

15-45-56_dsc_0341
Nông dân Đoàn Văn Vươn

Tiếp tục đọc “Bất cập đất đai nhìn từ câu chuyện đầm phá ông Đoàn Văn Vươn – 3 bài”

Loại bỏ định kiến, tăng quyền tiếp cận đất đai cho phụ nữ

Dân Việt 13/03/2017 06:10 GMT+7 

Phụ nữ đóng góp sức lực ngang bằng nam giới trong gia đình, nhưng nhiều chị lại đang chịu phận “thấp cổ, bé họng” vì không cùng sở hữu tài sản với chồng, không được chia tài sản thừa kế. TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) đã chia sẻ về nghịch lý này.

Phụ nữ bị trói buộc bởi khái niệm “của chồng, công vợ”

Theo bà, hiện phụ nữ đang chịu thiệt thòi gì trong việc sở hữu những tài sản lớn như đất đai, nhà cửa?

Loai bo dinh kien, tang quyen tiep can dat dai cho phu nu - Anh 1

TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)

Tiếp tục đọc “Loại bỏ định kiến, tăng quyền tiếp cận đất đai cho phụ nữ”