Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân. 

Tháng ba, sau nhiều năm chịu đựng mùi hôi của phân lợn, Nguyễn Thị Bông, 47 tuổi, cùng những phụ nữ thôn 5, xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, kéo nhau lên Ủy ban Nhân dân xã khiếu nại một trại nuôi lợn.

“Không thể thở nổi. Ban đêm đi ngủ còn phải đeo khẩu trang”, Bông ngồi bên hiên nhà kể lại, trong một buổi chiều tháng sáu hiếm hoi có thể mở toang cửa nhà đón gió hè. “Cái mùi ấy hôi tanh nồng nặc làm tôi đau đầu, choáng váng”.

Năm 2014, trại lợn quy mô 10.000 con cùng các hố chứa chất thải lộ thiên mọc lên cạnh nhà bà. Chất thải dẫn ra từ trang trại sớm nhuộm đen ao cá gần nhà. Trong khi đàn ông, người trẻ trong làng đi học, đi làm xa, những phụ nữ trung niên làm việc tại nhà như Bông hứng chịu nhiều nhất sự ô nhiễm này.

Trại lợn đã rút cạn bầu không khí trong lành của một vùng quê với đồi núi bao bọc. Không chỉ mỗi ngôi làng của Bông ngạt thở trong chất thải chăn nuôi. Có hàng loạt ngôi làng như vậy ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam. Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân bản địa.

Những người phụ nữ ở xã Phú An, Tân Phú, Đồng Nai đang đứng trước một hố nước thải của trại lợn. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên.

Tiếp tục đọc “Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?”

Héo mòn bên khu liên hợp gang thép Hòa Phát – Dung Quất – 2 bài

***

Héo mòn bên khu liên hợp gang thép Hòa Phát – Dung Quất: Bài 1 – “Hòa Phát về đây chỉ gây họa cho dân…”

(PLVN) – “Các anh đừng nói đã bỏ vào đây nhiều tiền để xây dựng, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương… Vấn đề trước tiên là cần phải bảo vệ được quyền lợi, môi trường sống của người dân”. Phát biểu thẳng thắn của bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi) với đại diện Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát – Dung Quất hồi cuối tháng 10/2019 đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Héo mòn bên khu liên hợp gang thép Hòa Phát - Dung Quất: Bài 1 - “Hòa Phát về đây chỉ gây họa cho dân…”

Thực tế đang diễn ra không giống như bản phối cảnh Hòa Phát quảng cáo

Vì sao dự án nhiều tỷ USD được quảng cáo “công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường” lại bị người dân và chính quyền địa phương phản ứng gay gắt như vậy? PLVN đã đến Quảng Ngãi tìm câu trả lời. Tiếp tục đọc “Héo mòn bên khu liên hợp gang thép Hòa Phát – Dung Quất – 2 bài”

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỨNG THỨ 3 TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM LO LẮNG NHẤT NĂM 2019

📍Ngày 28/4/2020 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố trực tuyến: Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI).
📍Chỉ số PAPI đo lường trải nghiệm và cảm nhận của người dân thường niên, nhằm mục đích so sánh hiệu quả và chất lượng quản trị, điều hành của bộ máy Nhà nước và cung cấp dịch vụ công của chính quyền 63 tỉnh/thành phố, thúc đẩy quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tiếp tục đọc “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỨNG THỨ 3 TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM LO LẮNG NHẤT NĂM 2019”

Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa – 5 kỳ

***

Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa

13/01/2011 07:14 GMT+7

TT – Những khu công nghiệp mọc vội, những đập thủy điện ồ ạt dựng lên, chất thải giết chết các dòng sông, gây ô nhiễm bầu trời, bệnh tật xuất hiện, nguồn sống thu hẹp dần… đó là những “sự cố” mà đất nước láng giềng Thái Lan đang gánh chịu.

Tuổi Trẻ tường trình những câu chuyện từ những làng quê trên đất Thái.

Tháng 5-2007, hội nghị hằng năm lần 40 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Nhật Bản xuất hiện một phụ nữ Thái Lan. “Món quà” mà chị Maliwan Najwirot mang đến trình hội nghị là hơn 300 giấy xác nhận tử vong của người dân Mae Moh nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm từ nhà máy điện than ở Mae Moh. Chị hỏi chủ tịch ADB một câu hỏi khó: “Ông cảm thấy thế nào khi tiền đóng thuế của mình và người dân Nhật Bản đem cho vay đã giết chết 300 người dân Mae Moh?”. ADB sau đó đã ngưng hoàn toàn các khoản cho vay với dự án Mae Moh.

Chị Maliwan với hơn 300 giấy chứng tử của người dân Mae Moh trong kỳ họp lần 40 của ADB tại Nhật – Ảnh: Greenpeace

Tiếp tục đọc “Thái Lan – “góc tối” trên đường công nghiệp hóa – 5 kỳ”

Nỗi ám ảnh trong những ‘làng ung thư’

VNEThứ gọi là “làng ung thư” có thật sự tồn tại?

Khái niệm này phổ biến trong truyền thông hơn một thập kỷ qua. Nó mô tả những địa phương nơi người dân tin rằng có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn mặt bằng chung – và việc này diễn ra mang tính quy luật, lâu dài, bởi một nguyên nhân bí ẩn nào đó.

“Làng ung thư” tồn tại nôm na như một ý niệm dân gian cho đến tháng Một năm 2015. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố một danh sách “làng ung thư” với 37 địa danh. Lần đầu tiên, “làng ung thư” được chính thức hóa bởi một cơ quan nhà nước. Tiếp tục đọc “Nỗi ám ảnh trong những ‘làng ung thư’”

Nỗi thống khổ gần 20 năm ở La Ngà

NĐT – 09:30 | Thứ sáu, 31/05/2019 0

Người dân bên cầu La Ngà ở tỉnh Đồng Nai bị “tra tấn” bởi mùi hôi xả ra từ nhà máy của Công ty Mauri, nhiều trường hợp phải bỏ nhà đi nơi khác.


Sự cố từ bể xử lý nước thải của Công ty Mauri gây ô nhiễm nặng nhưng chỉ bị lập biên bản ghi nhận sự việc mà không hề có biện pháp chế tài.

Nhiều năm kêu cứu không thành công, dù rất nản nhưng hơn một tháng nay, người dân khu vực cầu La Ngà (bên sông La Ngà, dọc Quốc lộ 20, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lại liên tục kêu cứu vì cho rằng Công ty TNHH AB Mauri (Công ty Mauri), chuyên sản xuất men thực phẩm phụ gia, gây mùi hôi khiến họ không thể chịu đựng thêm nữa.”Cả đời như sống trong lô cốt”. Tiếp tục đọc “Nỗi thống khổ gần 20 năm ở La Ngà”

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

TIẾNG KÊU TUYỆT VỌNG TỪ SÔNG ĐỒNG NAI (*): Chậm giải cứu là có tội! - Ảnh 1.Những hình ảnh như thế này sẽ tiếp diễn trên dòng sông Đồng Nai nếu những người có trách nhiệm tiếp tục ngó lơ Ảnh: XUÂN HOÀNG

***

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

27/08/2018 06:00

Sông Đồng Nai có hẳn một ủy ban được lập ra để bảo vệ nhưng xem ra những tiếng kêu cứu từ dòng sông này không được giải quyết thỏa đáng

Không kể đại dự án lấn sông của Công ty Toàn Thịnh Phát, từ đầu năm đến nay, phóng viên đã phát hiện 3 vụ lấp, lấn sông Đồng Nai với quy mô không hề nhỏ. Buồn thay, ở mỗi vụ sai phạm chính quyền địa phương đều khẳng định mình không biết. Trong khi, người dân cung cấp thông tin cho phóng viên lại nói phản ánh, kêu cứu nhiều nhưng chẳng ai chịu lắng nghe. Chuyện dân cứ kêu cứu cho dòng sông, chính quyền cứ khẳng định “nghe phóng viên nói mới hay” đã khiến dòng sông Đồng Nai tự nhiên, hoang dã ngày nào đang đối mặt với rất nhiều vấn nạn nghiêm trọng. Tiếp tục đọc “Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai”

Nhìn lại các công trình ngăn mặn hiện có ở ĐBSCL

Hòa Tân lược ghi – Thứ Hai,  1/10/2018, 14:48 

(TBKTSG Online) – LTS: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã nhận được bản thảo về “Đánh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ Cửu Long và dự án thủy lợi sông Cái Lớn – Cái Bé” của nhóm nghiên cứu gồm Lê Anh Tuấn – Nguyễn Hữu Thiện – Dương Văn Ni – Nguyễn Hồng Tín – Đặng Kiều Nhân.

Xem toàn bộ thông tin mà báo đã đăng về đại dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé tại đây

Đây là một công trình khoa học dài hơn 15.000 chữ với 37 trang, xét thấy phần đánh giá tác động các công trình ngăn mặn phù hợp với tờ báo, nên tòa soạn xin được lược đăng. Tựa đề chính và các tựa phụ do tòa soạn đặt.

Ngọt hóa bán đảo Cà Mau

Tiếp tục đọc “Nhìn lại các công trình ngăn mặn hiện có ở ĐBSCL”

Làm nông nghiệp hữu cơ: Câu chuyện từ nhận thức đến thực tiễn – 5 bài

***
Đừng kinh doanh “hữu cơ” trong bóng tối”

Jerry Do – 09:55, 13/05/2018

TheLEADER Giấc mơ “hữu cơ” nào cũng đáng quý, mặc dù không có giấc mơ nào giống nhau, chỉ có điều chúng ta phải trung thực với những gì có thể làm hay nói cách khác là minh bạch thông tin vườn trồng cũng như sản phẩm để cộng đồng lựa chọn.

Đừng kinh doanh "hữu cơ" trong bóng tối

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn còn là giấc mơ của nhiều người. Tiếp tục đọc “Làm nông nghiệp hữu cơ: Câu chuyện từ nhận thức đến thực tiễn – 5 bài”

Polluted waste water causes 2,000 rivers to die

07:21 | 22/05/2018

VietNamNet BridgeMore than 2,000 large rivers with 10 kilometers or longer in Vietnam are being threatened by untreated waste water from households, industrial production and craft villages.

vietnam economy, business news, vn news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, vn news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, mass fish deaths, Hai Duong, river pollution
Fish have died in Hai Duong province

The people farming fish in cages on Luc Dau, Kinh Thay and Thai Binh in Hai Duong province have shouted for help as their fish have died en masse because of polluted waste water discharged into rivers. Tiếp tục đọc “Polluted waste water causes 2,000 rivers to die”