Nghèo đừng chơi sang

XÊ NHO 08/08/2022 16:41 GMT+7

TTCT Rất lạ – Mỹ tăng lãi suất để chống lạm phát là chuyện nước họ; thế mà nước nào cũng lo nền kinh tế của mình bị ảnh hưởng. Thậm chí tờ Washington Post, trong một podcast, đặt vấn đề theo hướng: Vì sao lãi suất ở Mỹ có thể kéo theo khủng hoảng đói kém toàn cầu?

Nghèo đừng chơi sang - Ảnh 1.

Dân Sri Lanka xếp hàng đợi đổi bình gas nấu ăn. Nợ nần đã khiến ngân khố cạn kiệt. Ảnh: The Telegraph

Để độc giả dễ hình dung, tờ này ví von: Bạn mua nhà, trả góp 30 năm – hằng tháng phải đều đặn trả một khoản tiền. Giả dụ tiền mua nhà trả bằng đôla Mỹ, trong khi thu nhập của bạn tính bằng đồng peso, nên phải đổi từ peso sang đôla mới có tiền trả góp. 

Giả định mỗi năm bạn làm ra 100 peso và tiền trả góp mua nhà là 5 USD, nếu đồng đôla lên giá gấp đôi, bạn phải để ra số peso nhiều gấp đôi mới đủ trả nợ. Thế nên tiền đi chợ, tiền thuốc men… hụt đi, khả năng đói kém hiển hiện.

Tiếp tục đọc “Nghèo đừng chơi sang”

Chống lạm phát bằng lãi suất

XÊ NHO 2/4/2022 6:00 GMT+7

TTCTDân Mỹ nói riêng và dân tình cả thế giới nói chung đều hoang mang trước cơn bão giá đang ập đến. Dù chỉ số giá cả chính thức ở Mỹ tăng 7,9% vào tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, giá cả thực tế tăng cao hơn thế nhiều lần: giá xăng đã tăng chừng 40%, giá món nào trong siêu thị cũng tăng vài ba chục phần trăm.

Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang (FED) nước này chỉ nâng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm vào tuần trước, làm sao thuyết phục thị trường họ đang sử dụng vũ khí hạng nặng để chống lạm phát? 

Lạm phát 14,8%, lãi suất phải trên 20%

Nếu đơn giản hóa mọi yếu tố khác chỉ còn tiền với hàng, sẽ dễ thấy nếu tiền nhiều lên mà hàng giữ nguyên, ắt hẳn giá sẽ tăng. Giá còn tăng mạnh hơn nữa nếu cùng lúc đó hàng giảm xuống. 

 Ảnh: aarp.org

Tiếp tục đọc “Chống lạm phát bằng lãi suất”

Khoản chi cho kỳ vọng

TRUNG TRẦN 16/1/2022 6:55 GMT+7

TTCTCon số 350 ngàn tỉ đồng cho gói hỗ trợ nền kinh tế Quốc hội vừa thông qua ở kỳ họp bất thường tuần rồi, so với con số cách đây 3 tháng Bộ Tài chính dự toán – gần 800 ngàn tỉ đồng – phản ánh phần nào thực trạng bức tranh tài chính và kinh tế năm 2022 và các năm tiếp theo.

350 ngàn tỉ đồng này được chia thành hai phần. Phần của chính sách tài khóa – nôm na là điều chỉnh giảm thuế, các khoản phí và tăng chi đầu tư công – là 290 ngàn tỉ đồng. 

Theo lý thuyết kinh tế công, đây là trạng huống của chính sách tài khóa mở rộng, tức Nhà nước chấp nhận chi nhiều hơn thu để thúc đẩy tăng trưởng, và đương nhiên chấp nhận một cái giá phải trả là đồng tiền mất giá và tình trạng lạm phát cao hơn mức thông thường. 

Phần còn lại, 60 ngàn tỉ đồng, thuộc về chính sách tiền tệ – tức liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách hạ lãi suất ngân hàng và các nghiệp vụ tiền tệ khác. 

 Để gói hỗ trợ kinh tế khổng lồ đến được đúng người, làm được đúng việc sẽ là một thử thách của quản trị nhà nước 2022. Ảnh: europa.eu

Tiếp tục đọc “Khoản chi cho kỳ vọng”

Lạm phát: Thận trọng nhưng không sợ hãi

HỒ QUỐC TUẤN 9/12/2021 6:00 GMT+7

TTCT Càng về cuối 2021, câu chuyện lạm phát càng trở nên đáng lo ở nhiều nền kinh tế chính trên thế giới. Lạm phát tháng 10 tại Mỹ tăng 6,2% so với cùng kỳ, cao hơn dự đoán của giới phân tích lạc quan nhất và vượt xa mức mục tiêu dài hạn 2%. Đây là mức tăng giá tiêu dùng kỷ lục trong vòng 31 năm ở Mỹ.

Những người chỉ trích rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã sai trong đánh giá lạm phát có lẽ  ngày càng đúng. Lạm phát không có vẻ gì là “tạm thời” như nhận định của một số lãnh đạo, bao gồm cả chủ tịch FED Jerome Powell, người vừa được tổng thống Mỹ đề cử tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai. 

Chẳng hạn, Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng của Hãng tài chính Allianz và chủ tịch Trường Queens’ College của Đại học Cambridge, cho rằng những nhận định của FED thời gian qua rằng “lạm phát là tạm thời” đang làm tổ chức này mất uy tín. 

Ảnh: Business Insider

Tiếp tục đọc “Lạm phát: Thận trọng nhưng không sợ hãi”

Nền kinh tế hớt váng

TRUNG TRẦN 7/12/2021 6:00 GMT+7

TTCTKể từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 13 năm trước, có lẽ chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam đối mặt với thử thách lớn như lúc này.

13 năm trước, khi khủng hoảng tiền tệ thế giới xảy ra và lan đến Việt Nam, biểu hiện rõ rệt nhất trong lĩnh vực sản xuất là sự sụt giảm đơn hàng ở các công ty FDI, các yêu cầu thanh toán mua nguyên vật liệu buộc phải chuyển sang hình thức an toàn nhất là L/C qua các ngân hàng bắt buộc phải thuộc hạng uy tín nhất.

Ảnh: ShutterStock

Tiếp tục đọc “Nền kinh tế hớt váng”

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười và cuộc chống lạm phát 700% sau Đổi mới

VNE – Thứ ba, 2/10/2018, 17:09 (GMT+7)

Năm 1987, lạm phát lên 700%, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã thực hiện nhiều giải pháp đưa tỷ lệ này xuống 10% vào năm 1992.

Là trợ lý của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trong nhiều năm, ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ với VnExpress những ấn tượng lớn nhất về cố Tổng bí thư.

Ông Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ảnh: VT.

Ông Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ảnh: VT.

Sự thật ‘đau lòng’ về ‘Đô thành Sài Gòn’ xưa – 2 kỳ

***

Sự thật ‘đau lòng’ về ‘Đô thành Sài Gòn’ xưa (kỳ 1)

datviet – Thứ Sáu, 01/04/2011

Sau khi loại Bảo Đại khỏi vũ đài chính trị Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143-NV ngày 22/10/1956 đổi “đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn” thành “Đô thành Sài Gòn”. Diệm tiếp tục ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23-3-1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Bốn ngày sau, Diệm lại ra nghị định số 110-NV chia lại các quận. Từ sáu quận, Sài Gòn được chia thành tám quận: các quận 1, 2, 3 giữ như cũ, song quận 4 (cũ) chia đôi thành quận 5 và quận 8; quận 5 (cũ) chia thành quận 6 và quận 7; quận 6 (cũ) đổi tên thành quận 4. Toàn đô thành có 41 phường..

Kết quả hình ảnh cho Chợ Bến Thành xưa. Ảnh tư liệuChợ Bến Thành xưa. Ảnh tư liệu Tiếp tục đọc “Sự thật ‘đau lòng’ về ‘Đô thành Sài Gòn’ xưa – 2 kỳ”

Nợ, trả nợ và khủng hoảng

TS. Vũ Quang Việt Thứ Năm,  9/2/2017, 11:14 

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đã ngừng hoạt động từ giữa năm 2015, bị âm vốn chủ sở hữu 528 tỉ đồng (tại thời điểm cuối năm 2015), chưa kể nợ phải trả gần 7.000 tỉ đồng.

(TBKTSG) – LTS: Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Quản lý nợ công. Trên cơ sở đó, TBKTSG xin giới thiệu bài viết của TS. Vũ Quang Việt như một góp ý cho dự thảo này.

Nợ công của Việt Nam là vấn đề tranh cãi từ lâu. Nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu. Cả hai loại nợ này có lẽ cho đến nay ít dựa vào đánh giá khả năng trả nợ mà dựa vào kế hoạch chỉ tiêu (hay lệnh) của cơ quan chủ quản. Nợ chính phủ đòi hỏi tăng thuế để trả nợ. Nợ doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm đầu tư vì áp lực trả nợ. Cả hai đều kìm hãm tăng trưởng trong nền kinh tế. Tiếp tục đọc “Nợ, trả nợ và khủng hoảng”

Dự trữ ngoại hối tăng “sốc”: nên mừng hay lo?

Hà Đông Thứ Sáu,  20/10/2017, 08:36 (GMT+7)


Sự tăng giảm thất thường của dự trữ ngoại hối cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô thiếu sự ổn định. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Số liệu chính thức cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến hết quí 3-2017 đạt 45 tỉ đô la Mỹ, tăng thêm 6 tỉ đô la Mỹ so với cuối năm 2016. Như vậy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có sự tăng trưởng “thần kỳ” trong năm 2016 và 2017.

Cần một sự tăng trưởng bền vững hơn

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua được khoảng 11 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016 và khoảng 6 tỉ đô la Mỹ trong chín tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, nếu nhìn lại dữ liệu lịch sử thì có lẽ chúng ta cần một sự tăng trưởng bền vững hơn của dự trữ ngoại hối thay vì tăng sốc như hai năm gần đây. Tiếp tục đọc “Dự trữ ngoại hối tăng “sốc”: nên mừng hay lo?”

Chống “đô la hóa” nền kinh tế: Thực trạng và một số kiến nghị

TCTC – 07:00, 15/07/2016

THS. BÙI THỊ QUỲNH TRANG – ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

(Taichinh) –Đánh giá đúng mức độ “đô la hóa” và tác động của “đô la hóa” đối với nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần kiểm soát tình trạng “đô la hóa”, ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng “đô la hóa” nền kinh tế và đến nay đã đạt được những kết quả tích cực. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động của hiện tượng này đối với nền kinh tế, bài viết đưa ra một số đề xuất cho công tác chống “đô la hóa” nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Hiểm họa chiến tranh tiền tệ – 3 bài

  • Hiểm họa chiến tranh tiền tệ
  • Hiểm họa chiến tranh tiền tệ: Cái chết của Bretton Woods
  • Hiểm họa chiến tranh tiền tệ: Ẩn số bản vị vàng

***

Hiểm họa chiến tranh tiền tệ

05:49 AM – 13/08/2015 TN

Cuộc chạy đua phá giá đồng tiền giữa các cường quốc kinh tế trong thập niên 1920 và 1930 là trường hợp kinh điển của chiến tranh tiền tệ.

Nước Đức thời lạm phát phi mã vào thập niên 1920 - Ảnh: rarehistoricalphotos.com
Nước Đức thời lạm phát phi mã vào thập niên 1920 – Ảnh: rarehistoricalphotos.com Tiếp tục đọc “Hiểm họa chiến tranh tiền tệ – 3 bài”

Bảo hiểm xã hội: cần đa dạng hóa các giải pháp

Văn Thịnh – Đinh Tuấn Minh Thứ Năm,  9/4/2015, 08:31 (GMT+7)
Bảo hiểm xã hội không chỉ là bảo hiểm hưu trí mà còn bao hàm bảo hiểm y tế, tai nạn, thất nghiệp, thai sản… Về bản chất, có thể coi BHXH là một chính sách an sinh xã hội trong đó mọi người bắt buộc phải tham gia tiết kiệm nhằm phòng ngừa, bù đắp những rủi ro kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) – Việc Chính phủ dự định kiến nghị Quốc hội sửa điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa mới ban hành theo hướng người lao động sẽ có quyền rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc ngay lập tức tạo ra nhiều tranh luận trái chiều. Bài viết cung cấp một góc nhìn về bản chất kinh tế của BHXH.

Tiếp tục đọc “Bảo hiểm xã hội: cần đa dạng hóa các giải pháp”

Một đề nghị cải cách cơ bản: Viết lại Luật Tín dụng và Luật Doanh nghiệp

Vũ Quang Việt – Thứ Năm,  29/1/2015, 08:58 (GMT+7)


Tháng 10-2014, Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp chính phủ đã tiết lộ là nợ xấu bằng 17% vào năm 2012 đã giảm xuống còn 5,4%, trong khi trước đó vào năm 2012, Thanh tra NHNN tuyên bố rằng nợ xấu chỉ có 8,8%. Ảnh TL

(TBKTSG) – Kinh tế Việt Nam có thể nói là đã hết đà phát triển, và để đẩy cao tốc độ tăng trưởng GDP (không hẳn là phát triển), đổi mới thể chế nhằm bảo đảm nền tài chính quốc gia lành mạnh là một trong nhiều yêu cầu bức thiết để kinh tế phát triển hữu hiệu, và là yêu cầu quan trọng nhất.

Tiếp tục đọc “Một đề nghị cải cách cơ bản: Viết lại Luật Tín dụng và Luật Doanh nghiệp”

Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo

Vũ Quang Việt (*) – Thứ Bảy,  20/2/2016, 22:51 (GMT+7)

Dù sở hữu tài sản lớn nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn không tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong ảnh: Đăng ký tìm việc tại một hội chợ việc làm. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Để có thể phát triển lành mạnh trong thời gian tới, không thể không đánh giá lại những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền kinh tế từ năm 2006 đến nay.

Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo – không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 và trước đó.

Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt công ty con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư ăn theo – chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn cho chúng. Tiếp tục đọc “Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo”