Du học sinh Việt khởi nghiệp với mã nguồn mở ở Singapore

TTO – Đến Singapore du học, Đặng Hồng Phúc chọn đảo quốc này làm nơi khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Du học sinh Việt khởi nghiệp với mã nguồn mở ở Singapore - Ảnh 1.

Hồng Phúc (áo dài, ngồi) chủ trì hội nghị mã nguồn mở với sự tham gia của các kỹ sư đến từ Ấn Độ, Singapore, Việt Nam… – Ảnh: NVCC

Dù khởi nghiệp thất bại hay sản phẩm “chết” đều mang về cho startup những bài học quý giá. Nếu bạn không bắt đầu, không vấp ngã thì sẽ không bao giờ học được gì” – Đặng Hồng Phúc

Cô gái người Cần Thơ 31 tuổi đã mở văn phòng ở Singapore đầu năm 2017 để bắt đầu cho hành trình khởi nghiệp của mình.

Nhiệt huyết với mã nguồn mở (open source), Phúc đã kết nối cộng đồng FOSSASIA hơn 20.000 thành viên – tự nguyện chia sẻ kiến thức công nghệ, hoàn thiện các giải pháp phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, thương mại…

Công ty của Phúc cũng là đối tác của Google trong nhiều sự kiện trại hè lập trình tại châu Á. Phúc và cộng sự cũng bắt đầu khởi nghiệp với hai sản phẩm là Trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở (không độc quyền) và Phòng thí nghiệm mở (bộ sản phẩm giáo dục cho học sinh THPT).

* Tại sao Phúc chọn Singapore khởi nghiệp?

Cẩn trọng với tiếng gọi khởi nghiệp quyến rũ từ Việt Nam

English: Beware the seducing calls of Vietnam’s start-up sirens

Một số người cho rằng, tỉ lệ thâm nhập smartphone vào Việt Nam ngày càng tăng mang đến vô vàn cơ hội cho giới marketing các mặt hàng di động và công ty khởi nghiệp trên internet (Ảnh bởi: Do Khuong Duy) Tiếp tục đọc “Cẩn trọng với tiếng gọi khởi nghiệp quyến rũ từ Việt Nam”

Xây dựng trung tâm khởi nghiệp (startup) ở Việt Nam ra sao? Không phải bằng cách tạo một startup

ENGLISH: How to Build a Start-up Hub in Vietnam? Not by Building One

(Ảnh) Thành phố Hồ Chí Minh buổi đêm. Sự năng động của thành phố này khiến nơi đây trở thành điểm đến của nhiều dự án khởi nghiệp tại Việt Nam, và kỳ vọng là của nhiều dự án nữa trong tương lai. Nguồn ảnh: Công cộng .

Để thúc đẩy Việt Nam leo lên bảng xếp hạng những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Hà Nội quyết tâm biến đất nước này thành một “quốc gia khởi nghiệp” trước năm 2020. Chính phủ lên kế hoạch triển khai các biện pháp tài chính và quản lý để khuyến khích một triệu doanh nghiệp, bao gồm 5000 dự án khởi nghiệp (start-up) tiến hành hoạt động kinh doanh trong vòng 4 năm. Tiếp tục đọc “Xây dựng trung tâm khởi nghiệp (startup) ở Việt Nam ra sao? Không phải bằng cách tạo một startup”

Cộng đồng start-up lo thành tội phạm vì luật mới

Thứ bảy, 18/6/2016 | 10:19 GMT+7 VNExpress

Việc nêu tên một số dịch vụ liên quan đến nhiều start-up hiện nay trong Bộ Luật hình sự khiến cộng đồng khởi nghiệp lo lắng về khả năng vi phạm pháp luật, song cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng cần có cách hiểu chính xác về quy định trên.

Tiếp tục đọc “Cộng đồng start-up lo thành tội phạm vì luật mới”

Nhìn lui và nhìn tới

Đức Tâm thực hiện – Chủ Nhật,  31/1/2016, 12:26 (GMT+7)

Ông Nguyễn Mạnh Dũng.

(TBKTSG) – Cho đến thời điểm đầu năm 2016 này, cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam đã có những gì và liệu sẽ có những gì? TBKTSG đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện kiêm Giám đốc đầu tư Quỹ CyberAgent Ventures (CAV) tại Việt Nam và Thái Lan, đơn vị đã gắn bó với cộng đồng này từ năm 2008.

TBKTSG: Trung bình một công ty khởi nghiệp cần khoảng ba năm đầu để ổn định và bước sang giai đoạn phát triển mới. Lấy khoảng thời gian năm năm gần đây để nhìn lại, ông đánh giá thế nào về cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam?

Tiếp tục đọc “Nhìn lui và nhìn tới”

Nông nghiệp – “đất màu” cho khởi nghiệp

Nông nghiệp – “đất màu” cho khởi nghiệp

Thế giới đang tiến đến giai đoạn yêu cầu phải sản xuất nông sản nhiều hơn với nguồn tài nguyên ít hơn. Điều đó đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mang lại vô vàn cơ hội khởi nghiệp trong nông nghiệp.

Doanhnhansaigon – Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp ĐBSCL (Mekong Connect CEO Forum) được tổ chức chiều 4/9 ở TP. Cần Thơ, các diễn giả cho rằng cơ hội khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tại thời điểm này là “vô vàn”.

Ông Huỳnh Quang Vinh – Phó tổng giám đốc Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang chia sẻ, ĐBSCL luôn là một vùng trũng của cả nước xét trên mọi khía cạnh từ thu hút vốn đầu tư, phát triển hạ thành cơ sở cũng như phát triển nông nghiệp. Câu chuyện nông nghiệp hiện tồn tại vô số vấn đề, đó là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội cho các bạn trẻ khởi nghiệp, ông Vinh nói. Tiếp tục đọc “Nông nghiệp – “đất màu” cho khởi nghiệp”

Chỉ số kinh doanh toàn cầu: GEM – Global Entrepreneur Monitor : Báo cáo 2014 về Việt Nam

Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể – tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khăn

Dữ liệu gần nhất: 2014

(Chú thích: factor-driven economy: nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu (nền kinh tế phát triển dựa vào các yếu tố đầu vào)

Năm 2014, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu phục hồi. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 5.98%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, quá trình phục hồi chậm đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và cá nhân.

Mặc dù môi trường kinh doanh năm 2014 đã được cải thiện, tỷ lệ khởi sự kinh doanh (tỷ lệ người trưởng thành trong giai đoạn đầu của việc bắt đầu kinh doanh) chỉ đạt 2%, thấp hơn mức 4% của năm 2013 và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 12.4% ở các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu (nền kinh tế phát triển dựa vào các yếu tố đầu vào) có trình độ phát triển tương tự Việt Nam.

Trong khi đó, tỷ lệ người trưởng thành nhận thức được các cơ hội tốt để kinh doanh đã giảm – từ 44% năm 2013 xuống 39% năm 2014. Tương tự, tỷ lệ ý định kinh doanh – những người có ý đinh khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới – đã giảm từ 24% 2013 xuống 18% năm 2014, một lần nữa thấp hơn rất nhiều mức trung bình 40% ở các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn đầu. Tiếp tục đọc “Chỉ số kinh doanh toàn cầu: GEM – Global Entrepreneur Monitor : Báo cáo 2014 về Việt Nam”

Các công ty cung ứng dịch vụ công cộng muốn thấy gì từ những doanh nhân ngành năng lượng

Tweet: Hầu hết những ý tưởng mới này đều không hề có động cơ lợi nhuận cho công ty cung ứng dịch vụ công cộng. Chúng tôi chỉ làm bởi vì nhà làm luật hoặc những chính trị gia muốn vậy. Đối với chúng tôi, làm điều này chỉ là để cho các Thượng Đế không nổi giận. (Chú thích: công ty cung ứng dịch vụ công cộng có thể hiểu như ở Việt Nam là Công ty cung cấp nước sạch, hay công ty cung cấp điện EVN cho ngành năng lượng)

Forbes – Các công ty mới khởi nghiệp trong ngành năng lượng có thể gia tăng cơ hội thành công của mình bằng cách đảm bảo rằng sẽ đưa ra được động cơ lợi nhuận đối với các công ty cung ứng dịch vụ công cộng, John Rowe, nguyên CEO và chủ tich danh dự của Exelon, đã phát biểu như vậy vào hôm thứ 4 tại Chicago. “Các công ty cung ứng dịch vụ công cộng là những thành phần rất cứng đầu, khó thay đổi” , Rowe đã nói như vậy vào Hội nghị thượng đỉnh năng lượng ở Nhà hát Chicago. “Chúng ta biết cách làm thế nào để nói không, để nói có, và sau đó thì không làm gì cả”. Chúng ta đã quá trì trệ. Và nguyên nhân cũng không phải do chúng ta đã quen với sự trì trệ kéo dài. Một số những người mà tôi quý mến đều đang điều hành các công ty cung ứng dịch vụ công cộng. Tiếp tục đọc “Các công ty cung ứng dịch vụ công cộng muốn thấy gì từ những doanh nhân ngành năng lượng”