Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)

Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo – Bài 1: Đủ chiêu lách, giảm

SGGP Thứ Hai, 7/11/2022 06:57

LTS: Hiến máu nhân đạo là một phong trào ý nghĩa, một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Đó là một hoạt động nhân đạo, tình nguyện nên không thể chấp nhận hành vi trục lợi từ những món quà cho người hiến tặng. Loạt bài Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo qua điều tra của Báo SGGP, phản ánh khuất tất trong quà tặng hiến máu nhân đạo, nhằm loại bỏ những hành vi trục lợi trên giọt máu hồng; củng cố niềm tin trong những người hiến máu, trong quần chúng nhân dân về một phong trào có ý nghĩa nhân văn cao cả.

Sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM đăng ký hiến máu nhân đạo.  Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Cào bằng, lập lờ, thiếu hướng dẫn cụ thể… là những gì mà chúng tôi ghi nhận tại các điểm hiến máu nhân đạo. Điều đáng nói là những người hiến máu, không mấy ai quan tâm đến quà tặng theo quy định cho người hiến máu là gì, bởi họ xem đây là một hoạt động tình nguyện, ý nghĩa. Đó là điểm mấu chốt cho những chiêu lách, giảm xuất hiện tại nhiều điểm hiến máu nhân đạo ở TPHCM thời gian qua.

Tiếp tục đọc “Trục lợi từ quà tặng hiến máu nhân đạo (3 bài)”

Chữ Nhật Đỏ – điểm số 3 tại Đắk Lắk – 2 bài

  • Đồng bào các dân tộc huyện Ea Kar trẩy hội hiến máu
  • Thành công, nhờ những người gương mẫu đi đầu***

Đồng bào các dân tộc huyện Ea Kar trẩy hội hiến máu

Trời lất phất mưa, ướt lạnh, nhưng từ mờ sáng đồng bào các dân tộc từ các buôn làng, thôn xã huyện Ea Kar trong trang phục rực rỡ sắc màu đã kéo về Nhà văn hóa Trung tâm huyện, xếp hàng đăng ký hiến máu đông vui như trẩy hội với Chủ Nhật Đỏ 2018.

Đồng bào dân tộc cùng tham gia hiến máu

Dự lễ khởi động Chủ Nhật Đỏ 2018 tại Ea Kar, ngoài Ban tổ chức Chủ Nhật Đỏ 2018 tại Đắk Lắk (VP Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên và Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Đắk Lắk- BTC CNĐ) còn có các cán bộ lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, đại diện các Phòng, Ban, các lực lượng trí thức, cán bộ công nhân viên chức của huyện, và hàng nghìn tình nguyện viên (TNV) đã đăng ký hiến máu. Tiếp tục đọc “Chữ Nhật Đỏ – điểm số 3 tại Đắk Lắk – 2 bài”

Chủ Nhật Đỏ điểm số 2 tại Đắk Lắk: Đại học Tây Nguyên: Tưng bừng sức trẻ

Trong 5 điểm tổ chức Chủ Nhật Đỏ 2018 tại Đắk Lắk, thì 4 điểm bắt đầu từ 7h sáng. Riêng Đại học Tây Nguyên mở màn giữa trưa lúc 12h30’, đúng ngày Chủ nhật (21/1) nhưng vẫn thu hút đông đảo tình nguyện viên, từ sinh viên-giảng viên trong trường đến cán bộ nhân viên và người dân bên ngoài vào đăng ký hiến máu.

Đông đảo SV Đại học Tây Nguyên cùng tham gia hiến máu

Những điệu nhảy khỏe khoắn của các nam nữ sinh viên trong tiếng nhạc sôi động mở đầu chương trình, đã khiến không khí Chủ Nhật Đỏ trong Nhà thi đấu thoáng rộng nằm sâu trong khuôn viên trường hào hứng hẳn lên. Phần lễ trang trọng nhưng ngắn gọn tập trung vào công tác biểu dương, khen thưởng. Tiếp tục đọc “Chủ Nhật Đỏ điểm số 2 tại Đắk Lắk: Đại học Tây Nguyên: Tưng bừng sức trẻ”

Nơi sự sống được sẻ chia bằng dòng máu nóng

Hoàng Thiên Nga

Nhiều năm qua, lượng máu hiến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không chỉ đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh cứu người tại địa phương, mà còn chuyển cho Viện Huyết học và Truyền máu trung ương điều tiết giúp các địa phương thiếu máu. Việc hiến máu cứu người trên Tây Nguyên càng lan tỏa, khi chương trình Chủ Nhật Đỏ vận động đồng bào từ các huyện xã, buôn làng cùng hưởng ứng, để “dòng máu các dân tộc hòa chung”.

Chủ Nhật Đỏ đông vui như ngày hội tại trường Đại học Tây Nguyên

Cứu người, là lo trước cho mình!

Là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) mạnh mẽ của tỉnh Đắk Lắk 1,9 triệu dân, huyện Ea Kar đã tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa của việc làm nhân ái này đến tận thôn xã. Tiếp tục đọc “Nơi sự sống được sẻ chia bằng dòng máu nóng”

Đại học Tây Nguyên: Lá cờ đầu của phong trào hiến máu

Là đơn vị đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk triển khai sâu rộng phong trào hiến máu tình nguyện, suốt 15 năm qua trường Đại học Tây Nguyên đã nuôi bền bỉ hoạt động thường xuyên này với những sáng kiến hay, góp phần cứu rất nhiều sinh mạng thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Sinh viên ĐHTN đăng ký hiến máu Chủ Nhật Đỏ 2017

Khi Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh Đắk Lắk được thành lập vào năm 2003, đơn vị đầu tiên được đề nghị gây dựng phong trào HMTN trong sinh viên, giáo chức, chính là trường Đại học Tây Nguyên.   Tiếp tục đọc “Đại học Tây Nguyên: Lá cờ đầu của phong trào hiến máu”

Cư Mgar: Đồng bào tấp nập đi hiến máu dưới mưa

Suốt ngày Chủ Nhật Đỏ 15/1/2017, khoảng sân rộng trước Trung tâm Văn hóa-Thể Thao huyện Cư Mgar biến thành bãi giữ xe cho hàng nghìn người đi hiến máu. Tất cả trật tự ngồi dưới những tán dù lớn chờ xướng danh vào khám sàng lọc. Cán bộ lãnh đạo từ cấp huyện đến 17 xã, thị trấn đều có mặt để trực tiếp hiến máu, nêu gương và động viên, cổ vũ đồng bào.

Đoàn cán bộ xã Cư Suê cùng hiến máu
Đoàn cán bộ xã Cư Suê cùng hiến máu

Tiếp tục đọc “Cư Mgar: Đồng bào tấp nập đi hiến máu dưới mưa”

Tình người Tây Nguyên với Chủ Nhật Đỏ

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga- Long Thủy

        Chưa bao giờ, chưa ở đâu, việc hiến máu cứu người lại hào hứng, náo nhiệt, đa sắc màu các dân tộc như những ngày đầu năm 2017 này tại Đắk Lắk . Đồng bào các buôn làng Ê Đê, Xê Đăng, M’Nông, Dao, Tày, Nùng, Mông, Thái, v.v… sinh sống trên địa bàn huyện có phong trào thiện nguyện đa dạng nhất tỉnh hối hả trau chuốt lại những bộ trang phục truyền thống rực rỡ, để dự lễ và tham gia hiến máu trong ngày hội “Chữ Nhật Đỏ – Tình người Cư M’gar”. 

Phóng viên phỏng vấn 3 nữ sinh dân tộc Ê Đê- Ja Rai lần đầu tham gia hiến máu
Phóng viên phỏng vấn 3 nữ sinh dân tộc Ê Đê- Ja Rai lần đầu tham gia hiến máu
Tiếp tục đọc “Tình người Tây Nguyên với Chủ Nhật Đỏ”

Đắk Lắk: Hiến máu như ngày hội văn hóa các dân tộc

Sáng thứ bảy 14/1/2017, cả thị trấn Quảng Phú-huyện Cư Mgar rực rỡ màu sắc trang phục truyền thống các dân tộc về dự lễ khởi động Chủ nhật đỏ “Tình người Cư Mgar”. Trọn buổi chiều, nhà thi đấu trường Đại học Tây Nguyên tưng bừng không khí hiến máu của sinh viên cùng nhiều vị khách đặc biệt…

Quy mô lớn và đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc tại lễ khởi động Chủ Nhật Đỏ huyện Cư Mgar
Quy mô lớn và đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc tại lễ khởi động Chủ Nhật Đỏ huyện Cư Mgar

Tiếp tục đọc “Đắk Lắk: Hiến máu như ngày hội văn hóa các dân tộc”

Điểm đầu tiên của Chữ Nhật Đỏ trên Tây Nguyên: Rủ nhau đi hiến máu tại trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

          Từ 7 giờ sáng, đoàn bác sĩ-kỹ thuật viên của Trung tâm huyết học và Truyền máu tỉnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk đã có mặt với đầy đủ trang thiết bị thăm khám, tiếp nhận máu. Gần 500 sinh viên trường Cao đẳng sư phạm cũng tập trung xếp hàng chờ được khám sàng lọc và hiến máu.

Chờ được gọi tên vào khám sức khỏe để hiến máu
Chờ được gọi tên vào khám sức khỏe để hiến máu

Tiếp tục đọc “Điểm đầu tiên của Chữ Nhật Đỏ trên Tây Nguyên: Rủ nhau đi hiến máu tại trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk”

Chuỗi cung ứng bất ổn: thách thức cho ngành công nghiệp cung cấp máu người

English: Uncertainty in blood supply chains creating challenges for industry
Khi nói về chuỗi cung ứng, điều chúng ta gợi lên là hình ảnh về các nhà máy sản xuất, nhà kho, xe tải và bến cảng vận chuyển. Có loại chuỗi cung ứng khác, một chuỗi cung ứng thực sự đặc biệt cho một sản phẩm cực kỳ quan trọng để chăm sóc sức khỏe và đời sống, và nó rất dễ bay hơi vào lúc này: chuỗi cung ứng máu người.

 Florida năm 2009

Tiếp tục đọc “Chuỗi cung ứng bất ổn: thách thức cho ngành công nghiệp cung cấp máu người”

Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm

dantri_Trong dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu hoặc quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu

Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật về máu và tế bào gốc phục vụ cuộc họp do Bộ Tư pháp tổ chức sắp tới, cho rằng máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguồn nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong giai đoạn trước mắt.
Tiếp tục đọc “Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm”

Nơi dòng máu các dân tộc hòa chung

        Năm nay số sinh viên đăng ký tham gia Chủ Nhật Đỏ tại trường Đại học Tây Nguyên đông hẳn hơn năm trước. Trong gió chiều lạnh giá, hàng nghìn bạn trẻ các dân tộc khác nhau đứng chờ được gọi tên, để hiến máu cứu người.

Hiến máu trong trang phục thổ cẩm Ê Đê
Hiến máu trong trang phục thổ cẩm Ê Đê

Tiếp tục đọc “Nơi dòng máu các dân tộc hòa chung”

Điểm hẹn số 2 tại Đắk Lắk – Đồng bào thôn xã trẩy hội Chủ Nhật Đỏ

          Trong 3 địa điểm đăng cai tổ chức Chủ Nhật Đỏ lần thứ 3 ở tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea Kar là nơi có đến trên hai nghìn người đăng ký tham gia. Gần trọn ngày 23/1/2016, đông đảo nhân dân, cán bộ, đồng bào các dân tộc từ nhiều buôn làng, thôn xã, thị trấn lũ lượt kéo về Nhà Văn hóa Trung tâm huyện đông vui như trẩy hội.

Học trò, nhà giáo, công an tích cực hiến máu

          Từ sáng sớm, Trung tâm văn hoá huyện Ea Kar đã chật như nêm người và xe đến đăng kí tham gia hiến máu. Trong đó có cả già lẫn trẻ, thanh niên, công chức, học sinh.

Đây là lần đầu tiên được hiến máu, nữ sinh Nông Thị Nguyệt dân tộc Tày ở xã Xuân Phú hồi hộp kể : Khi nghe trường thông báo cách đây 3 tuần là chương trình Chủ Nhật Đỏ (CNĐ) sẽ được báo Tiền Phong tổ chức tại Ea Kar, lập tức hơn 20 bạn lớp 12C4 trường THPT Trần Nhân Tông đã chen nhau đăng ký.

Nữ sinh Nông Thị Nguyệt dân tộc Tày lần đầu hiến máu
Nữ sinh Nông Thị Nguyệt dân tộc Tày lần đầu hiến máu

Tiếp tục đọc “Điểm hẹn số 2 tại Đắk Lắk – Đồng bào thôn xã trẩy hội Chủ Nhật Đỏ”

Mở màn Chủ Nhật Đỏ tại Đắk Lắk: Điểm hẹn đẹp nhất của tinh thần thiện nguyện

Ngày 21/1/2016, trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) tỉnh Đắk Lắk đã trở thành địa chỉ mở màn cho chuỗi sự kiện “Chủ nhật đỏ” lần thứ III – năm 2016 do báo Tiền Phong tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Từ 7 giờ sáng, khu vực nhà Thi đấu đa năng của trường CĐSP đã tấp nập các hoạt động chuẩn bị tiếp nhận máu của đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên; hàng trăm sinh viên, nhân viên các khoa phòng tới đăng ký hiến máu; Các phóng viên, nhân viên Ban Đại diện báo Tiền Phong chuẩn bị đầy đủ nước uống, quà tặng, sữa, hoa … phục vụ chương trình.

Chuẩn bị sữa và quà cho người tình nguyện hiến máu
Chuẩn bị sữa và quà cho người tình nguyện hiến máu

Tiếp tục đọc “Mở màn Chủ Nhật Đỏ tại Đắk Lắk: Điểm hẹn đẹp nhất của tinh thần thiện nguyện”

Tình người trong mỗi giọt máu hiến

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Từ thành thị tới buôn làng vùng sâu vùng xa, mỗi khi nghe vận động hiến máu lập tức đông đảo tình nguyện viên có mặt. Mươi năm trước điều đó chỉ có trong mơ ước, nhưng vài năm gần đây đã thành sự thật, và Đắk Lắk đã là một trong những tỉnh thành tích cực nhất trên cả nước về phong trào hiến máu cứu người.

Hiến máu đã trở thành phong trào rộng khắp trên cả tỉnh Đắk Lắk
Hiến máu đã trở thành phong trào rộng khắp trên cả tỉnh Đắk Lắk

Tiếp tục đọc “Tình người trong mỗi giọt máu hiến”