Ước mơ thơ trẻ

 Phạm Thuỳ Dương

Mình còn nhớ đó là khoảng năm lớp 3, khi mình được bước vào thế giới thú vị của cô bé Tottochan hiếu động đáng yêu cùng những ký ức trong trẻo về ngôi trường Tomoe độc đáo trên những toa tàu. Có lẽ những ai đã đọc “Tottochan, Cô Bé Bên Cửa Sổ” đều mơ ước về một môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển tự nhiên như Tomoe, nơi trẻ em được tôn trọng, lắng nghe với tình yêu thương, khiến chúng lớn lên mạnh mẽ với lòng tự tin.

Phải chăng anh Bút Chì cũng đã được truyền cảm hứng từ Tottochan mà lập ra Toa Tàu, “nơi người lớn được là trẻ con và trẻ con được là chính mình”; hay Hang Dao và Quỳnh Anh với Potato Kids – những lớp học ngoại khóa cho trẻ em ở Hà Nội và Vy Le với Trại Hè Trẻ Đồng Xanh ở Hội An, “nơi trẻ được sống trong thiên nhiên và học từ thiên nhiên”?

Tiếp tục đọc “Ước mơ thơ trẻ”

Nuôi dưỡng tính tốt bụng và sự thấu cảm ở trẻ em

Beth là mục tiêu trêu chọc của vài đứa trẻ trong những tuần gần đây. Beth là một cô bé nhẹ nhàng, có phần đãng trí, tính cách dễ chịu, và cam chịu khi bị đối xử tệ. Một số học sinh lớp tám bạn của Beth đang dùng các trang mạng xã hội để trêu trọc cô ngốc nghếch và béo ú, chúng ném cục khan giấy bẩn lên đầu Beth mỗi khi đi ngang chỗ của em. Là người tư vấn tâm lý của Beth ở trường, tôi muốn giúp, nhưng Beth không bao giờ tố cáo những đứa bắt nạt mình. Beth sợ rằng nếu em làm vậy tình huống sẽ càng tồi tệ hơn, và em khẳng định là em vẫn ổn.

Cho tới khi Jenna, cô bạn cùng lớp với Beth, rất bức xúc với những hành vi bắt nạt, Jenna đã mang đến cho tôi một danh sách viết tay gồm tất cả các học sinh bắt nạt Beth để cầu cứu tôi ngăn chặn hành vi này. Jenna là một học sinh tự tin và được nhiều bạn biết đến, em biết không quá nhiều về Beth, nhưng cô không chịu được sự tàn nhẫn. Sự phẫn nộ của Jenna là đièu tích cực trong một tình huống xấu như vậy. Tôi chưa gặp trường hợp  nào như vậy, khi một học sinh cứ khăng khăng không chịu đứng ngoài cuộc làm ngơ. Tôi biết  rất khó để thay đổi hành vi của trẻ nhỏ, và những giải pháp nhanh chóng như giữ lại hay gọi điện thoại cho bố mẹ sẽ chỉ mang đến sự trợ giúp tạm thời cho Beth. Tiếp tục đọc “Nuôi dưỡng tính tốt bụng và sự thấu cảm ở trẻ em”

Châu Á “nhập khẩu” mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công?

TT – Phần Lan, với dân số 5 triệu người, trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới những năm gần đây. Nhiều quốc gia đã cử các học giả, nhà nghiên cứu sang tìm hiểu mô hình giáo dục của đất nước này, nhưng lại không thể áp dụng hiệu quả. Vì sao?

Châu Á "nhập khẩu" mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công? Phóng to

Giáo viên hướng dẫn học sinh trong lớp ở Phần Lan – Ảnh: FT

tuoitre.vn_Bí mật thành công của nền giáo dục Phần Lan chính là chất lượng dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và đội ngũ giáo viên được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, chứ không chạy đua theo thành tích.

Tất cả giáo viên đều được đào tạo nghiêm ngặt, phải có bằng thạc sĩ mới được đứng lớp và họ được xem là những chuyên gia giáo dục. Phần Lan lựa chọn và tuyển dụng giáo viên rất kỹ lưỡng. Chẳng hạn trong năm 2010, có 1.258 sinh viên đăng ký chương trình đào tạo giáo viên tiểu học nhưng chỉ 123 người (9,8%) được chấp nhận để tham gia chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trong thời gian năm năm. Mức lương hằng năm của một giáo viên tiểu học từ 40.000-60.000 USD và giáo viên làm việc 190 ngày/năm.

“Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học năm năm rất tốn kém, nhưng đội ngũ giáo viên được đào tạo ra đều có năng lực cao và được xã hội tôn trọng” – Jari Lavonen, trưởng khoa sư phạm tại đại học Helsinki, cho biết.

Chương trình dạy học linh động

Hàn Quốc băn khoăn chuyện học bằng tiếng Anh

Tiếp tục đọc “Châu Á “nhập khẩu” mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công?”

Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình giáo dục Phần Lan

Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình GD Phần Lan
(PLO)- Việt Nam và Phần Lan trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về toán, khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, ĐH của Phần Lan…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT vừa có chuyến thăm và làm việc với nhiều cơ quan giáo dục của Phần Lan.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chứng kiến ký kết 18 biên bản ghi nhớ giữa các trường ĐH và trung học của Việt Nam với các đối tác Phần Lan, mở ra nhiều cơ hội học tập tốt hơn cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Các biên bản ghi nhớ tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực: Chuyển giao tài liệu về chương trình và sách giáo khoa, chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến, khuyến khích mở thêm trường phổ thông Phần Lan ở Hà Nội (bên cạnh dự án trường phổ thông Phần Lan ở TP.HCM đang trong quá trình hoàn tất); hợp tác ĐH để cùng liên kết đào tạo một số lĩnh vực; phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã hội đàm với bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan. Hai bên đã trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về toán, khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, ĐH của Phần Lan; thúc đẩy các hoạt động hợp tác, dự án về khởi nghiệp…

TN

Đạo đức chung của xã hội

Chào các bạn,

Nếu lấy cách người ta sống chung chung trong xã hội để nhận xét, thì người Việt chúng ta có trình độ đạo đức trung bình rất thấp. Đây là những chuyện rất hiếm hoi tại nhiều quốc gia khác:

– Xe lật là người dân chạy vào hôi của.

– Có người dừng xe lo giúp nạn nhân trên đường, có người khác cướp xe của người cứu hộ.

– Hoa trong chậu trong sân nhà mình, có kẻ vào bưng trộm trong đêm. Tiếp tục đọc “Đạo đức chung của xã hội”

Các nhà giáo dục liệt kê danh sách những thái độ vô lý của cha mẹ Việt Nam

English:  Educators compile list of complaints about parents’ irrational attitudes

nhà giáo dục những người là chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục ở Hà Nội và TP HCM đã phàn nàn về thái độ và thái độ vô lý của cha mẹ ở Việt Nam . Sau đây là một số mối quan tâm của họ:

1. Cha mẹ Việt Nam giáo dục trẻ em như là thú cưng. Họ muốn một con cá leo cây và một con khỉ bơi được dưới nước. Và họ có xu hướng tức giận khi con của mình không thể làm những việc mà con người khác có thể làm được.

2. Chu cấp cho các con một cách mù quáng. Kênh truyền hình quốc gia VTV vài ngày trước cho biết một người cha già ở tỉnh Nam Định làm việc cật lực tại Hà Nội để kiếm tiền cho con trai học đại học.

Con trai ông hơn 18 tuổi không kiếm được tiền để mua thức ăn cho bản thân và người cha già của mình, mà vẫn sống với số tiền khiêm tốn của cha ông. Đáng ngạc nhiên là cha mẹ Việt Nam nghĩ rằng làm tất cả những điều có thể cho con cái của họ và phục vụ con cái là điều cần thiết. Tiếp tục đọc “Các nhà giáo dục liệt kê danh sách những thái độ vô lý của cha mẹ Việt Nam”

Câu lạc bộ… tạo niềm tin vào giáo dục

T – Xây dựng một nền giáo dục không tiêu cực chính là mục tiêu hướng đến của những bạn trẻ trong CLB Face.

Từ nhiều năm nay, CLB Face (CLB xây dựng một nền giáo dục sạch, không tham nhũng, tiêu cực – PV) của Đại học Hoa Sen TPHCM gây được tiếng vang lớn, thu hút đông đảo cộng đồng sinh viên tham gia. Nhưng ít ai biết rằng, thành viên FACE đã từng bị chính các bạn cùng lớp tẩy chay với lý do “không quay cóp không phải sinh viên”.

Câu lạc bộ… tạo niềm tin vào giáo dục Tiếp tục đọc “Câu lạc bộ… tạo niềm tin vào giáo dục”

Những đứa trẻ cho rằng (được dạy rằng) người khác có xu hướng thù ghét mình – bản thân trẻ sẽ có xu hướng hung hăng

English: Kids expecting aggression from others become aggressive themselves

Trẻ em được dạy phải cảnh giác với sự thù ghét từ người khác có xu hướng hành xử hung hăng

Việc cảnh giác quá mức tới lo lắng đối với sự thù ghét từ người khác sẽ kích hoạt thái độ hung hăng ở trẻ em, một nghiên cứu mới đây cho biết. Nghiên cứu bao gồm 1299 trẻ em và phụ huynh tham gia, được thực hiện theo chiều dọc -longitudinal study – (1) kéo dài trong 4 năm, nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về đề tài này. Phát hiện của nghiên cứu là một khuynh hướng đúng với 12 nhóm văn hoá khác biệt từ 9 nước khác nhau trên toàn thế giới.

Young people fighting.
Credit: © Monkey Business / Fotolia

Sciencedaily –

Khuynh hướng này phổ biến hơn ở một số quốc gia, so với các quốc gia khác khác, điều này giúp lý giải tại sao một số nền văn hoá có nhiều vấn đề trẻ em cư xử hung hăng hơn các nền văn hoá khác, theo như nghiên cứu cho biết.

Các phát hiện, được xuất bản trực tuyến vào ngày thứ hai trong Bản lưu của Học viện Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), chứa nhiều hàm ý. Hàm ý chỉ ra không chỉ đối với việc giải quyết các vấn đề về thái độ thù ghét ở các cá nhân, mà còn đối với việc hiểu rõ hơn về những mâu thuẫn có từ lâu và trên diện rộng giữa các nhóm như xung đột A rập – I-sa-rel và xung đột sắc tộc ở Mỹ.

“Nghiên cứu của chúng tôi nhận ra được quá trình tâm lý cơ bản để dẫn một đứa trẻ đến bạo lực,” Kenneth A. Dodge, giám đốc của Trung tâm Chính sách Gia đình và Trẻ em tại Đại học Duke đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu nói.

“Khi một đứa trẻ cho rằng mình đang bị đe doạ bởi ai đó và cho rằng người khác đang hành động với ý định gây hấn, thì đứa trẻ đó dường như sẽ phản ứng lại bằng sự hung hăng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng kiểu hành xử này là phổ biến đối với tất cả mọi người trong 12 nhóm văn hoá được nghiên cứu trên toàn thế giới.”
“Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng các nền văn hoá khác nhau trong cách tác động khiến trẻ em trở nên đề phòng theo cách này, và những khác biệt khác giải thích tại sao một số nền văn hoá có những đứa trẻ hành xử hung hăng hơn các nền văn hoá khác” Dodge nói. “Nó hướng đến nhu cầu thay đổi cách chúng ta tác động khiến những đứa trẻ của chúng ta trở nên ôn hoà hơn, khoan dung hơn và bớt phòng thủ hơn.” Tiếp tục đọc “Những đứa trẻ cho rằng (được dạy rằng) người khác có xu hướng thù ghét mình – bản thân trẻ sẽ có xu hướng hung hăng”

Sách giáo khoa ngày xưa

08:00 AM – 30/10/2015 TNTS – Vũ Đức Sao Biển

‘Ngày xưa’ ở đây có nghĩa là thời tôi còn dạy trung học, cách đây đã gần nửa thế kỷ. Tôi viết chỉ nhằm giới thiệu một cách làm sách giáo khoa ở bậc trung học của một môn: môn triết học lớp đệ nhất.

Mục đích của bài này chỉ là để các nhà làm giáo dục, các nhà giáo, các em học sinh và phụ huynh tham khảo một cách làm và sử dụng sách giáo khoa mà thôi.

Phân phối chương trình trung học ngày xưa mô phỏng chương trình giáo dục của người Pháp. Người ta nghĩ rằng học sinh ở Pháp học thế nào thì học sinh VN cùng lứa tuổi và cùng cấp học cũng nên học như vậy. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa ngày xưa”

Trăn trở dự án học văn từ cuộc sống

20/06/2015 21:29

NLD – Dạy văn bằng phương pháp trải nghiệm từ thực tế cuộc sống giúp học sinh hứng thú, trưởng thành. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này tại các trường THPT ở TP HCM đang gặp không ít khó khăn

Thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân, cùng học trò thực hiện một dự án học văn từ cuộc sống. Ảnh: TẤN THẠNH
Thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân, cùng học trò thực hiện một dự án học văn từ cuộc sống. Ảnh: TẤN THẠNH

“Sau dự án dạy văn “Lan tỏa giá trị Việt”, tổ văn định tiếp tục thực hiện dự án “Học văn để trưởng thành” nhưng đến giờ vẫn chưa tiến hành được do học sinh (HS) phải học nhiều môn khác. Các em phải đi học thêm khá nhiều khiến kế hoạch phải lùi lại” – cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp, tổ trưởng tổ văn Trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2, TP HCM), bày tỏ. Tiếp tục đọc “Trăn trở dự án học văn từ cuộc sống”

Nông trại vui của thầy trò

04/10/2015 09:01 GMT+7

TTSau mỗi giờ học, thầy trò lại ra nông trại nhỏ nằm trong khuôn viên trường với đủ rau, bầu, bí, gà vịt… cùng nhau chăm sóc.

Nông trại vừa giúp cải thiện bữa ăn vừa là nơi dạy cho các em những kỹ năng sống - Ảnh: Trần Mai
Nông trại vừa giúp cải thiện bữa ăn vừa là nơi dạy cho các em những kỹ năng sống – Ảnh: Trần Mai

Nông trại giúp nhà trường cải thiện bữa ăn cho học sinh nội trú và tập cho các em kỹ năng sống, kỹ năng làm việc tập thể.

Đó là cách làm của thầy và trò Trường tiểu học Sơn Ba (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi). Dựa vào điều kiện thực tế của trường và độ tuổi, hoàn cảnh sống của các em học sinh mà nhà trường thiết kế mô hình trang trại sao cho phù hợp để thu hút sự tham gia của học sinh.

Trường đã dành một khoảng không gian rộng, thoáng đãng để làm nông trại và hướng dẫn học sinh làm việc. Tiếp tục đọc “Nông trại vui của thầy trò”

Giáo dưỡng và tội phạm vị thành niên: Không phải có tiền là làm tốt

21/07/2015 10:41 GMT+7

TTCTTrong một gia đình, khó có điều gì đau khổ bằng việc có một đứa con hư. Trong một xã hội, khó có vấn đề nào gây khó xử như với một đứa trẻ phạm tội. Cách hành xử của các xã hội với các em phần nào phản ánh trình độ văn minh của xã hội đó.

Xử lý tội phạm trẻ em luôn là câu hỏi khó khăn với mọi xã hội - Ảnh: bet.com
Xử lý tội phạm trẻ em luôn là câu hỏi khó khăn với mọi xã hội – Ảnh: bet.com

Cách làm của nước giàu

Những “phạm nhân” có nhiệm vụ chăm sóc các chú chó, học cách nướng bánh và thường xuyên nhận những cái ôm ấm áp từ những nhân viên công tác xã hội trong “gia đình lớn” của họ. Đó là cảnh tượng thường ngày ở Trung tâm giáo dưỡng Hassela, Thụy Điển.

Điều ấn tượng nhất về trung tâm, ngoài những cây táo ra hoa ngọt ngào, những ngọn nến trắng lớn được đốt lên ở các bàn ăn sáng và mùi gỗ cũ hắt ra từ mái căn nhà chính, là sự tĩnh lặng. 60 trẻ vị thành niên với tiền án, tiền sự, vấn đề về ma túy hay hành vi chống đối xã hội tập hợp lại với nhau ở đó, tại Gotland (Thụy Điển), trong và xung quanh một căn nhà gỗ tuyệt đẹp. Tiếp tục đọc “Giáo dưỡng và tội phạm vị thành niên: Không phải có tiền là làm tốt”

Đóng cửa trường giáo dưỡng: Lấp khoảng trống thế nào?

21/07/2015 10:22 GMT+7

TTCTTheo sau những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là Công ước Geneva về quyền trẻ em, việc bắt đầu đóng cửa dần một số trường giáo dưỡng (trung tâm nuôi dưỡng tập trung và cải tạo trẻ em hư) là một diễn tiến tất yếu.

 

Thay đổi trong quy định về hình phạt theo luật hình sự và xử lý hành chính đã làm giảm số đối tượng vị thành niên đủ điều kiện để đưa vào trường giáo dưỡng, nhưng lại không làm giảm số lượng trẻ em hư trong xã hội, thậm chí có lẽ còn đang tăng trong bối cảnh tăng dân số và điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng. Tiếp tục đọc “Đóng cửa trường giáo dưỡng: Lấp khoảng trống thế nào?”

​Mỹ thuật ngủ đông suốt bốn mùa!

30/09/2014 11:25 GMT+7

TTHọa sĩ thiếu vốn liếng văn hóa và lặp lại chính mình, công chúng chuyên nghiệp thiếu vắng, thị trường tranh giả gây mất lòng tin…

Tác phẩm trình diễn của họa sĩ song sinh Thanh – Hải tại New Space Art Foundation. Hoạt động của trung tâm này trong những năm qua khiến đời sống mỹ thuật ở Huế bớt phần yên ắng – Ảnh: THÁI LỘC

Tác động của công chúng đến sự thay đổi và phát triển của mỹ thuật gần như không có.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn

Đó là lý giải của họa sĩ Lương Xuân Đoàn – ủy viên ban chấp hành Hội Mỹ thuật VN, nguyên phó vụ trưởng Vụ văn hóa văn nghệ Ban Tuyên giáo trung ương  – về đời sống mỹ thuật suy trầm, trong đó có thực trạng “đìu hiu” của các cuộc triển lãm (Tuổi Trẻ ngày 29-9). Tiếp tục đọc “​Mỹ thuật ngủ đông suốt bốn mùa!”