Bài viết đăng tải trên ấn phẩm Nghiên cứu lập pháp số 7(263), tháng 4/2014) – TS. CAO VŨ MINH – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1. Đi tìm lời giải cho quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”
Trong rất nhiều nội dung cần sửa đổi của Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNVGĐ) thì vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính (NCGT) đang nhận được quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Vấn đề nên hay không nên thừa nhận hôn nhân đồng giới (HNĐG) đang phát sinh những quan điểm trái chiều nhau. Hiện nay có hai quan điểm chủ đạo: i) không nên công nhận HNĐG vì điều này trái với quy luật tự nhiên của cuộc sống; ii) nên công nhận HNĐG vì mọi người sinh ra là bình đẳng bất kể người đó có xu hướng tính dục và bản dạng giới như thế nào.
Liên quan đến vấn đề giới tính trong kết hôn, Luật HNVGĐ hiện hành của nước ta quy định cấm kết hôn giữa những NCGT[1]. Như vậy, nếu đặt câu hỏi: “theo pháp luật Việt Nam, người đồng tính (NĐT) có quyền kết hôn hay không?” thì lời đáp sẽ rất đơn giản và rõ ràng: “có”. Tuy nhiên, nếu hỏi rằng: “NĐT có được kết hôn một cách tự nguyện, theo ý muốn thực sự, theo nhu cầu mang tính bản năng của họ không?” thì câu trả lời sẽ là ngược lại. Thực ra, quy định cấm kết hôn “giữa những NCGT” không nhằm riêng vào NĐT[2]. Tuy vậy, việc cấm kết hôn giữa những NCGT đã hạn chế hầu như tất cả những khả năng kết hôn mà NĐT có nhu cầu.
NĐT bị hấp dẫn về mặt giới tính bởi NCGT với họ và thường có nhu cầu quan hệ tình dục với người cùng giới. Với thiên hướng tình dục này, có bốn khả năng kết hôn có thể đặt ra với NĐT.
Trường hợp thứ nhất: kết hôn giữa NĐT nam với NĐT nữ (kết hôn khác giới tính giữa hai NĐT). Trường hợp này không có nhiều khả năng xảy ra trên thực tế vì xu hướng tình dục của hai người này không hướng vào nhau.
Tiếp tục đọc “Nên thừa nhận chế định kết hợp dân sự giữa hai người cùng giới tính”