Tái cơ cấu ngành Công thương: Loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng

Đề án tái cơ cấu ngành Công thương đến năm 2030 nêu rõ, kiên quyết loại bỏ bao cấp, độc quyền, thiếu minh bạch ngành năng lượng.

baogiaothong.vn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tái cơ cấu ngành Công thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành…

Với mục tiêu này, Bộ Công thương cũng được đề ra từng nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Tái cơ cấu ngành công nghiệp, tái cơ cấu ngành năng lượng, tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu, tái cơ cấu thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

tái cơ cấu ngành công thương: loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng

Tiếp tục đọc “Tái cơ cấu ngành Công thương: Loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng”

Sửa đổi Luật Điện lực: Có còn độc quyền trong truyền tải điện?

danviet.vn

Sáng 4/1, tại kỳ họp bất thường Quốc hội XV, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đăng đàn báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung 8 luật hiện hành.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 8 luật gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các bộ luật liên quan tới các mảng kinh tế được đặc biệt quan tâm. Điển hình, về Luật Điện lực, ông Long cho hay, Điều 5 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực theo hướng quy định nhà nước độc quyền trong “vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng”.

Tiếp tục đọc “Sửa đổi Luật Điện lực: Có còn độc quyền trong truyền tải điện?”

Phương pháp tính biểu giá điện cho các hoạt động khác nhau tại EU

English: Methodology For Electricity Tariff Calculation For Different Activities EU- INOGATE programme

Chương trình EU- INOGATE

Chương trình EU- INOGATE

Dự án: “Hỗ trợ tích hợp Thị trường Năng lượng và Năng lượng Bền vững trong nhóm công ty năng lượng ở Đông Nam Âu” (SEMISE)

Chịu trách nhiệm cho nội dung của báo cáo này hoàn toàn thuộc về đơn vị tư vấn và không phản ánh bất cứ quan điểm nào của Liên minh Châu Âu

MỤC LỤC:

  1. Các kinh nghiệm cải cách biểu giá điện của liên minh châu Âu (EU) và nhóm các công ty năng lượng Đông Nam Âu

1.1 Cơ sở của chi phí cho thiết lập biểu giá điện

1.2 Các cách tiếp cận khác nhau để tính biểu giá điện của Châu Âu

1.2.1 Các ví dụ về giá truyền tải

1.2.2 Các ví dụ về hệ thống phân phối giá từ các nước Châu Âu

1. Các kinh nghiệm cải cách biểu giá điện của Liên Minh châu Âu và nhóm các công ty năng lượng Đông Nam Âu

  Giữa các Quốc gia Thành viên châu Âu thì điều quan trọng cần được lưu ý đó là việc thiết lập biểu giá điện cho các công ty độc quyền tích hợp theo chiều dọc được quy định và không thể tách rời khỏi cơ quan điều tiết nơi có chức năng xây dựng các phương pháp tính biểu giá và phê duyệt biểu giá do các công ty tiện ích đề xuất và tuân theo các phương pháp của cơ quan điều tiết.

Tiếp tục đọc “Phương pháp tính biểu giá điện cho các hoạt động khác nhau tại EU”

CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?

English: Regulatory Models in the Power Sector

Các mô hình điều tiết là sự tổ chức các hoạt động cần thiết khác nhau để cung cấp điện cho người tiêu dùng cuối cùng. Theo truyền thống, bốn hoạt động chính được xác định là: sản xuất (phát điện), truyền tải, phân phối và cung cấp. Tuy nhiên, nhiều hoạt động khác có thể được nhấn mạnh và phát triển mọt cách độc lập, chẳng hạn khi vận hành hệ thống (độc lập với truyền tải) hoặc đo đạc (độc lập với phân phối).

Mô hình điều tiết là gì?

Việc xác định mức độ phù hợp của việc phân tách mạng lưới độc quyền của các công ty thực hiện các hoạt động cạnh tranh có tầm quan trọng lớn khi thảo luận về các mô hình quản lý.

Tiếp tục đọc “CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?”

Độc quyền trong ngành điện và năng lượng: Giải pháp đề xuất

Bài viết được trích một phần từ bài báo Phát triển ngành Năng Lượng Việt Nam: Góc nhìn chiến lược

Vấn đề độc quyền

Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (ngày 11/02/2020) khẳng định rằng:  Phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế; nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng. [153]

Bộ Chính trị ra quy định như vậy vì đặc điểm nổi trội nhất của cơ chế năng lượng tại Việt Nam là  Nhà nước giữ độc quyền trong (1) hoạt động truyền tải, (2) điều tiết hệ thống điện quốc gia, (3) xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn [154]. Điều khoản độc quyền này có lẽ là rào cản lớn nhất cho việc cải tiến ngành năng lượng của Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Độc quyền trong ngành điện và năng lượng: Giải pháp đề xuất”