Hàn Quốc và cuộc chiến chiều cao

HUY ĐĂNG – 17/05/2018 14:05 GMT+7

TTCT – “Cao hơn, nghĩa là mạnh mẽ hơn. Những người thấp bé là những người thất bại” – đó là phát biểu từng gây xôn xao dư luận Hàn Quốc của Lee Do-kyong, một sinh viên ở ĐH Hongik (Seoul), cách đây vài năm trong một chương trình truyền hình.

Các ngôi sao K-pop thường xuyên tham gia những sân chơi thể thao nhằm kêu gọi giới trẻ chơi thể thao. Ảnh: Korean Times

Tiếp tục đọc “Hàn Quốc và cuộc chiến chiều cao”

Child malnutrition a huge regional challenge: study

VNE – June 19, 2022 | 02:30 pm GMT+7

A large-scale study has highlighted the “triple burden” of child malnutrition in Southeast Asia – coexistence of undernutrition, micronutrient deficiencies and overweight/obesity.

SEANUTS II emphasise an urgent need to improve food security and food products that meet the children’s needs. Photo by FCV
The SEANUTS II study has emphasized an urgent need to improve food security and nutrition among children in Southeast Asia. Photo by FCV

These three burdens often coexist in the same country and can even occur in the same family.

The study of nearly 14,000 children aged six months to 12 years in Vietnam, Indonesia, Malaysia and Thailand was conducted between 2019 and 2021. The children were from urban and rural schools, community health centers and sub-district administrative organizations in the four countries.

Tiếp tục đọc “Child malnutrition a huge regional challenge: study”

Giáo viên trồng rau cho bữa ăn bán trú

VNE – Thứ năm, 10/10/2019, 16:28 (GMT+7)

Hết giờ học, giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) lại cầm cuốc xới đất, xách nước tưới cho vườn rau.

Học sinh tốp thì nhổ cỏ, tốp hái những cây rau xanh tốt đưa vào nhà bếp nấu ăn. Thầy trò vừa làm, vừa nói chuyện rôm rả. Hoạt động này diễn ra hàng ngày ở ngôi trường miền núi, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam hơn 100 km.

Vườn rau hơn 200 m2 được giáo viên trường tiểu học Trà Tập xây dựng. Ảnh: Trần Tú.
Cô và trò trường tiểu học Trà Tập chăm sóc giàn bí. Ảnh: Trần Tú.

Hiệu trưởng Lê Huy Phương kể, khu tập thể giáo viên mới được san lấp mặt bằng, chưa có kinh phí làm sân bê tông. Sân đất thường lầy lội khi mưa xuống nên nhà trường cải tạo thành vườn trồng rau. Cách này vừa không tốn tiền đổ bê tông, vừa đem lại nguồn rau sạch cho học sinh.

Tiếp tục đọc “Giáo viên trồng rau cho bữa ăn bán trú”

Vườn rau sạch của học sinh bán trú

VNE – Chủ nhật, 24/1/2021, 02:00 (GMT+7)

THANH HÓA – Các lớp học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát, đều được chia đất trồng rau, cung cấp cho bếp ăn bán trú.

Sau giờ học buổi sáng, Giàng Thị Dợ, học sinh lớp 9B, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cất vội chiếc cặp vào phòng rồi cùng nhóm bạn đến vườn rau trước sân trường. Nữ sinh mặc chiếc váy trang phục truyền thống của người Mông, thoăn thoắt hái những đọt rau xanh xếp ngay ngắn vào rổ.

Đám học trò vừa hái rau vừa cười nói rôm rả. Chừng mươi phút, rổ rau đã đầy ắp. Bên cạnh, một nhóm khác đang cuốc đất, tay chân lấm lem…

Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.
Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.

Tiếp tục đọc “Vườn rau sạch của học sinh bán trú”

Thầy trò Pa Kô, Vân Kiều tự trồng rau nuôi gà, cơm bán trú ngon hơn cơm nhà

 27/07/2020 06:21 Tùng Dương

GDVNKhông những tự trồng rau xanh sạch, học sinh còn dùng tiền bán rau để mua gà, vịt giống…về chăn nuôi cải thiện vào bữa ăn của các em hàng ngày tại trường bán trú.

“Tôi thấy ở địa phương xung quanh khu vực trường học có tình trạng ô nhiễm môi trường do bã cà phê được các hộ dân ở đây đổ ra dọc hai bên đường sau khi xay thu hoạch, số lượng bã khá lớn nên gây mùi hôi thối và còn làm ô nhiễm nguồn nước.

Xuất phát từ suy nghĩ như vậy và thấy trong chương trình phổ thông có hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, nên tôi và một số giáo viên của trường đã hướng dẫn các em đưa ra hướng xử lý bã cà phê đó, biến chúng thành những giá thể có ích để trồng rau”, trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, thầy Đinh Anh Công – Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cho biết.

Các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang chăm sóc những giá thể trồng rau xanh. Ảnh: Thầy Công cung cấp.

Tiếp tục đọc “Thầy trò Pa Kô, Vân Kiều tự trồng rau nuôi gà, cơm bán trú ngon hơn cơm nhà”

Làm nguội trái đất

Học mà chơi – Chơi mà học trong thời đại biến đổi khí hậu

unicef.org – Võ Tuấn Sơn & Trương Việt Hùng

UNICEF Việt Nam/Trương Việt Hùng

11 Tháng 4 2019

“Nếu chúng ta chặt cây thì trái đất sẽ nóng dần lên. Không khí sẽ càng ô nhiễm nặng hơn và chỉ thở thôi cũng trở nên khó khăn hơn đấy,” cậu bé Nhang, 13 tuổi, người dân tộc Raglay, reo lên khi chơi trò “Hạ nhiệt trái đất” với các bạn cùng lớp. Một bạn khác vội nói chen vào: “Trò này vui quá hay quá, tớ chỉ muốn chơi trò chơi này mãi”.

Trong không khí nói cười rộn rã, Nhang cùng các bạn ở trường nội trú dân tộc thiểu số Pi Năng Tắc ngồi thành vòng tròn để chơi trò chơi mới – “Hạ nhiệt trái đất”. Với nhiều em học sinh, trò chơi mang tính phối hợp này đem lại nhiều thích thú cho các em trong giờ giải lao sau các tiết học văn hóa, không những vậy, trò chơi còn giúp truyền tải những thông điệp và lời khuyên vô cùng hữu ích, đặc biệt hết sức quan trọng đối với những em học sinh của tỉnh Ninh Thuận. Tiếp tục đọc “Làm nguội trái đất”

Thương lắm ở một ngôi trường!

BDN – Cập nhật ngày: 23/05/2017 | 17:32 GMT+7

“Em xin phép cô cho em nghỉ học hôm nay vì không có gạo để nấu cơm nên em không đi học được. Xin cô giáo gọi điện cho bố mẹ mang gạo và thức ăn ra cho em”.

Các em học xa nhà nên phải tự chăm lo cho bản thân dù còn nhỏ

Sau khi nhận đơn xin nghỉ học của em Giàng Seo Sảng, học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, Đắk Glong), 15 phút đầu giờ cô Lê Thanh Kim Huệ, chủ nhiệm lớp 1A đã xuống khu nội trú tìm hiểu và được biết, Sảng và một bạn nữa đang nằm ở phòng. Em cho biết đã nhịn đói từ đêm qua, sáng nay không có gạo nấu cơm ăn nên em không đi học được. Sau đó, cô đã trích tiền mua bánh mì, mì tôm cho 2 em ăn, ăn xong các em lên lớp học bình thường. Đơn xin nghỉ học Sảng nhờ một anh lớp 4 trong khu nội trú viết giùm. Tiếp tục đọc “Thương lắm ở một ngôi trường!”

Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và Bà mẹ cho con bú – download

Download Hướng Dẫn và các tài liệu liên hệ:

– Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và Bà mẹ cho con bú

– Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ – trẻ em (Bs. Nguyễn Đức Vinh)

– Cải thiện dinh dưỡng cho mẹ nhằm tác động sức khỏe của các thế hệ tương lai – những bằng chứng mới nhất về lợi ích của sữa bổ sung cho Phụ Nữ Có Thai và Bà Mẹ Cho Con Bú đối với các kết cuộc sinh sản và thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ (Bs. Low Yen Ling)

– (Tiếng Anh của bài trên) Improving mother’s nutrition to impact health of future generations – Latest evidence on benefits of maternal milk supplementation on birth outcomes and breastfeeding success (Dr. Low Yen Ling)

– Tổng quan về Hướng Dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho PHCT và BMCCB (Ts. Trần Đăng Khoa)

 

Dân trí

Thứ năm, 23/03/2017 – 12:06

Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và Bà mẹ cho con bú

Bộ Y tế Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo giới thiệu Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú nhằm nâng cao sức khỏe cho phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, góp phần cải thiện sức khỏe và tầm vóc cho người Việt Nam.

Trong những năm qua, tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện và Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là việc giảm liên tục và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng; các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng có xu hướng tăng cao như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa…; nhiều phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú chưa được cung cấp thông tin về dinh dưỡng hợp lý. Tiếp tục đọc “Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và Bà mẹ cho con bú – download”

Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới

10 Tháng 11 Năm 2016 – Trang này bằng: English

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã ký kết thỏa thuận viện trợ với Ngân hàng thế giới để triển khai dự án Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía Bắc, triển khai tại tỉnh Yên Bái và Sơn La (giai đoạn 2017-2021). Tiếp tục đọc “Các nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Ngân hàng Thế giới”

Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em

UNICEF

Tổng quan

Trong hai mươi năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội song kết quả đạt được giữa các khu vực, các nhóm dân tộc và các nhóm ngôn ngữ còn chênh lệch khá lớn. Các yếu tố như tỷ lệ tử vong cao ở mẹ và trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kém, chất lượng nước thấp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con và tỷ lệ thương tích trẻ em tăng lên là những đe dọa không ngừng đến sự sống còn của trẻ. Tiếp tục đọc “Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em”

Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

08/09/2016 14:12

QĐND OnlineThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo công bố kết quả điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 tại Việt Nam do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức ngày 8-9, tại Hà Nội.

 Quang cảnh hội thảo.

Tiếp tục đọc “Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam”

Tại sao người Việt lại lùn? Lý giải từ hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên

NN – 17/08/2016, 13:30 (GMT+7)

Xếp thứ 188/200 nước về độ cao hay chỉ cách quốc gia “đội sổ” lùn có 3 bậc tùy theo các cách tính nhưng đều chỉ rõ người Việt đang rất thấp bé.

Tại sao người Việt lại lùn? Lý giải từ hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên
Số trẻ còi trong một lớp học

Khảo sát từ những làng quê tại Hải Dương và Hưng Yên của PV NNVN hy vọng sẽ là một hai lát cắt hé mở… Tiếp tục đọc “Tại sao người Việt lại lùn? Lý giải từ hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên”

Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên: Nỗ lực cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo

BDL – Cập nhật lúc 09:25, Thứ Hai, 30/05/2016 (GMT+7)

Thống kê những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở Đắk Lắk liên tục giảm, bình quân mỗi năm từ 3-4%, đến cuối năm 2015 chỉ còn trên 7%, thấp hơn trung bình cả nước.

Sản xuất gạch không nung tại Công ty TNHH xây dựng Đại Tín (Khu công nghiệp Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột).
Được Dự án hỗ trợ, gia đình chị H’Thái Lào, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn bước đầu tự chủ hơn về nguồn thực phẩm trong gia đình

Song, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi vẫn không giảm mà còn cao so với trung bình cả nước. Tiếp tục đọc “Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên: Nỗ lực cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo”

Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và thấp còi ở Việt Nam

Thứ Năm, ngày 13 tháng 11 năm 2014

VNUNICEF – Song A Chia sinh ra ở tỉnh Điện Biên, là một tỉnh nghèo miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Cũng giống như một phần ba trẻ em ở tỉnh, Chia bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, khi được tám tháng tuổi, em chỉ nặng chưa đến 5kg.

Anh Son A Phinh, bố của Chia kể chuyện: “Khi Chia được sinh ra, em bị tật hở hàm ếch nên gặp khó khăn trong việc ngậm vú mẹ. Mẹ em cũng không đủ sữa cho con bú. Cán bộ y tế cộng đồng đến kiểm tra sức khỏe của cháu và nói rằng cháu lên cân chậm quá”.

Son A Phinh đang bế con trai 8 tháng tuổi của mình, cháu bé bị sứt môi bẩm sinh và suy dinh dưỡng với cân nặng dưới 5kg. Hai bố con đang chờ tới lượt khám trong buổi khám định kỳ cho bé tại trung tâm y tế xã, Điện Biên, Việt Nam. Ảnh: UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng

Tiếp tục đọc “Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và thấp còi ở Việt Nam”