Dự thảo quy hoạch điện VIII mới nhất giảm quy mô đầu tư gần 2 triệu tỉ đồng

VƯƠNG TRẦN  –  Thứ sáu, 15/04/2022 21:30 (GMT+7) Lao Động

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất, quy mô đầu tư sẽ giảm gần 2 triệu tỉ đồng. Trong đó giảm đầu tư công suất nguồn khoảng 35.000MW, giảm đầu tư hệ thống truyền tải gần 300.000 tỉ đồng.

Dự thảo quy hoạch điện VIII mới nhất giảm quy mô đầu tư gần 2 triệu tỉ đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp. Ảnh: Đức Tuân

Tiết kiệm đầu tư đường dây khoảng 13 tỉ USD

Hôm nay (15.4), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm. 

Tiếp tục đọc “Dự thảo quy hoạch điện VIII mới nhất giảm quy mô đầu tư gần 2 triệu tỉ đồng”

CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?

English: Regulatory Models in the Power Sector

Các mô hình điều tiết là sự tổ chức các hoạt động cần thiết khác nhau để cung cấp điện cho người tiêu dùng cuối cùng. Theo truyền thống, bốn hoạt động chính được xác định là: sản xuất (phát điện), truyền tải, phân phối và cung cấp. Tuy nhiên, nhiều hoạt động khác có thể được nhấn mạnh và phát triển mọt cách độc lập, chẳng hạn khi vận hành hệ thống (độc lập với truyền tải) hoặc đo đạc (độc lập với phân phối).

Mô hình điều tiết là gì?

Việc xác định mức độ phù hợp của việc phân tách mạng lưới độc quyền của các công ty thực hiện các hoạt động cạnh tranh có tầm quan trọng lớn khi thảo luận về các mô hình quản lý.

Tiếp tục đọc “CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TIẾT TRONG NGÀNH ĐIỆN: Ai làm gì và vì sao?”

Điều gì cản trở các doanh nghiệp lớn chuyển sang năng lượng sạch tại Việt Nam?

English: What’s stopping corporates from switching to clean energy in Vietnam?

by Evan Scandling, Clean Energy Investment Accelerator

Nhu cầu năng lượng mặt trời quy mô lớn đang tăng ở Việt Nam, nhưng các rào cản vẫn tồn tại ở một thị trường phát triển mạnh về năng lượng tái tạo cho các doanh nghiệp lớn. Làm thế nào Việt Nam có thể dịch chuyển nhanh hơn để thực hiện tham vọng năng lượng sạch của mình?

Một cánh đồng điện gió ở tỉnh Ninh Thuận, miền Nam Việt Nam. AEON, nhà phát triển trung tâm mua sắm Nhật Bản và Anheuser-Busch InBev, nhà máy bia lớn nhất thế giới, có sự hiện diện lớn ở Việt Nam và cam kết chỉ mua năng lượng sạch.

Thị trường Việt Nam cho năng lượng tái tạo quy mô  lớn đang trên đà .

Chưa đầy một năm từ khi chưa có trang trại năng lượng mặt trời quy mô lớn nào, thì Việt Nam dự kiến ​​sẽ có hơn 4.200 megawatt (MW) năng lượng mặt trời được triển khai và cung cấp điện cho lưới điện quốc gia vào cuối tháng 6 năm 2019 khi Chương trình giá bán điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo (FIT) hết hạn. Thúc đẩy FIT trong và ngoài nước gần đây đã tăng lên, thu hút quan tâm của các nhà đầu tư và ước tính rằng hơn 4.600 MW dự án điện gió có thể được hoàn thành vào năm 2021. Bằng nhiều biện pháp nào, việc Việt Nam bổ sung hơn 8.000 MW điện mặt trời và gió mới vào mạng lưới chung trong một vài năm là rất ấn tượng, đặc biệt là khi Việt Nam nỗ lực giảm phát thải tới 25% trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu về điện dự kiến ​​sẽ tăng trung bình 8% mỗi năm vào năm 2035. Tiếp tục đọc “Điều gì cản trở các doanh nghiệp lớn chuyển sang năng lượng sạch tại Việt Nam?”

Mười sự kiện nổi bật của ngành Năng lượng Việt Nam năm 2019

09:13 |31/12/2019

Năng lượng Việt Nam

Song hành với những thành tựu phát triển kinh tế ngoạn mục, trong năm qua ngành Năng lượng Việt Nam cũng có những điểm nổi bật cả về chính sách mới của Chính phủ, những thành công đáng ghi nhận ở tầm khu vực và cả những mối quan tâm lớn về đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng trong dài hạn, khi mà lượng nhập khẩu than, dầu thô cùng tăng cao. Hành trình bước vào năm mới – 2020, sau khi phân tích, cân nhắc dữ liệu từ các chuyên ngành (điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo…), các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã bình chọn 10 sự kiện nổi bật, quan trọng của ngành Năng lượng Việt Nam năm 2019 để bạn đọc cùng tham khảo. Tiếp tục đọc “Mười sự kiện nổi bật của ngành Năng lượng Việt Nam năm 2019”

Vì sao điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước?

baodansinh.vn

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 diễn ra vào tối 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã lý giải việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước của ngành.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, liên quan đến đề xuất sửa giá điện bậc thang, bất cứ quy định nào đưa ra mà không hợp lý thì dù mới đưa ra, nếu cần thiết sửa thì vẫn phải sửa trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo chiến lược sử dụng năng lượng hiệu quả, phù hợp thực tiễn của Việt Nam.

“Về dự thảo danh mục Bí mật Nhà nước của ngành, Bộ Công Thương đã đưa ra danh mục có 2 mặt hàng điện và xăng dầu. Tuy nhiên, đây không phải là giá mặt hàng này mà là phương án tính toán để trình các cấp có thẩm quyền trước khi công bố. Hiện nay giá xăng đã theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng đây là mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, dễ gây ra lạm phát kỳ vọng ảnh hưởng đến đời sống. Tương tự như vậy với giá điện. Vì thế, Bộ muốn đưa 2 nhóm hàng này vào danh mục Bí mật Nhà nước trước khi công bố giá chính thức” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Tiếp tục đọc “Vì sao điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước?”

Vietnam set to trial Direct Corporate Power Purchase Agreement

By Oliver Massmann*    August 9, 2018 | 10:14 am GMT+7

Vietnam set to trial Direct Corporate Power Purchase Agreement

Workers check solar panels of a project in Vietnam. Photo by VnExpress/Annie Le

Vietnam’s plan to pilot a direct power purchase agreement for renewable energy in 2019 has drawn keen interest from investors.

On June 12 this year, at a seminar on renewable energy, the Electricity Regulatory Authority of Vietnam (ERAV) discussed and disclosed information about such a pilot DPPA.

Generally, a DPPA is an agreement between a power generator and a corporate customer in which power is physically delivered and sold to the customer for its operation.

Tiếp tục đọc “Vietnam set to trial Direct Corporate Power Purchase Agreement”

1 tỉ đô la Mỹ đảo nợ: Đâu chỉ là chuyện lãi suất?

Đỗ Thiên Anh Tuấn Thứ Sáu,  12/9/2014, 09:22 (GMT+7)

(TBKTSG) – Nhắc lại câu chuyện trái phiếu Brady

Nên gọi là gì nếu nói về giai đoạn giữa thập niên 1990, khi đó Việt Nam đã phải tái cơ cấu các khoản nợ quốc tế của mình bằng nhiều cơ chế khác nhau? Từ việc đàm phán lại nợ chính thức thông qua Câu lạc bộ Paris, mặc cả lại nợ của các ngân hàng thông qua Câu lạc bộ Luân Đôn, đến việc thương lượng nợ với Liên bang Nga. Tiếp tục đọc “1 tỉ đô la Mỹ đảo nợ: Đâu chỉ là chuyện lãi suất?”

4 năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh: Được gì?

DT – Sau 4 năm vận hành (1/7/2012 – 1/7/2016), thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam liệu có hoạt động hiệu quả, tạo được môi trường cạnh tranh công khai, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia hay không?

 >> EVN được giao xây dựng kịch bản điều chỉnh giá điện
 >> Vì sao hàng chục nhà máy thuỷ điện “bật” ra khỏi thị trường phát điện cạnh tranh ?

 Thị trường phát điện cạnh tranh đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả
Thị trường phát điện cạnh tranh đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả

Tiếp tục đọc “4 năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh: Được gì?”

Mua điện từ Lào là tự lấy đá ghè chân mình!

Lê Anh Tuấn (*)Thứ Bảy,  3/9/2016, 15:20 (GMT+7)

Điện gió Bạc Liêu – tiềm năng lớn ở Việt Nam chưa được khai thác và đầu tư đáng kể. Ảnh: Lê Anh Tuấn

(TBKTSG) – Chắc chắn việc mua điện từ các dự án thủy điện của Lào sẽ trực tiếp phủ nhận các quan ngại của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như những tuyên bố trước đó của Nhà nước ta đối với các kế hoạch phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mêkông. Chính sách này sẽ khuyến khích Lào xây dựng thêm nhiều công trình thủy điện nữa trên dòng Mêkông và tiếp tay hủy diệt nguồn sống ở Việt Nam. Tiếp tục đọc “Mua điện từ Lào là tự lấy đá ghè chân mình!”

Hệ thống điện VN bị nguy hiểm khi bán điện cho Campuchia

07/01/2016 12:04 GMT+7

TTO – Đơn vị điều độ hệ thống điện Việt Nam cảnh báo: hệ thống điện VN nhiều lần gặp nguy hiểm trong năm qua vì phía Campuchia thiếu cung cấp thông tin.

Hệ thống điện VN bị nguy hiểm khi bán điện cho Campuchia
Việc Campuchia thiếu cung cấp thông tin gây tiềm ẩn nguy hiểm rã lưới cho hệ thống điện VN. Trong ảnh trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia xử lý các tình huống để đảm bảo hệ thống điện – Ảnh Nguyễn Khánh

Tiếp tục đọc “Hệ thống điện VN bị nguy hiểm khi bán điện cho Campuchia”

Làm điện, nước biếu không ‘ông’ độc quyền

08:00 AM – 18/07/2016 TN

Các doanh nghiệp bất động sản phải 'dâng' tài sản cho hai ông điện, nước /// Ảnh: Đình Sơn

Các doanh nghiệp bất động sản phải ‘dâng’ tài sản cho hai ông điện, nướcẢNH: ĐÌNH SƠN 

Theo quy định, ngành điện, nước phải có trách nhiệm kéo đồng hồ đến từng căn nhà. Nhưng lâu nay ở hầu hết các dự án bất động sản, chủ đầu tư thường phải tự bỏ tiền ra làm thay rồi ‘biếu’ không cho các ‘ông lớn’ độc quyền này. Tiếp tục đọc “Làm điện, nước biếu không ‘ông’ độc quyền”

Có một xóm “lần mò” sinh hoạt

06/07/2016 09:45

(NLĐO) – Ấp Pa Pếch cách trung tâm xã Tân Hưng (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) khoảng 20 km, đã 20 năm kể từ ngày chuyển đến mảnh đất này là ngần đó thời gian 166 hộ dân phải “lần mò” sinh hoạt.

 Suốt 20 năm qua, vợ chồng bà Sơn Thị Sa Nương vẫn phải ăn cơm tối với chiếc đèn pin treo trên đầu
Suốt 20 năm qua, vợ chồng bà Sơn Thị Sa Nương vẫn phải ăn cơm tối với chiếc đèn pin treo trên đầu

Tiếp tục đọc “Có một xóm “lần mò” sinh hoạt”

Thuỷ điện ở Việt Nam: Đầy tràn đến vỡ tung

 English – Hydropower in Vietnam Full to bursting

Các dự án thuỷ điện có thể sẽ là nguyên nhân khó khăn cho dân nghèo nông thôn


Bạn hay thù của  nông dân?

Một khoảng khắc Dao A Phau đang ngồi trong ngôi nhà bên bờ sông ở Ho, một làng miền núi không xa biên giới Việt Nam – Trung Quốc; ngay sau đó anh chìm dưới một mét nước. Trận lụt lớn xảy ra do sự cố vỡ đường ống kim loại khổng lồ vốn được dùng để dẫn nước từ hồ chứa cao hơn xuống một nhà máy phát điện ở trong làng. Sau sự cố năm 2010, anh Phau đã được di dời đến khu vực cao hơn và công ty Việt Nam làm dự án thuỷ điện trên đã bồi thường cho anh 3000 đô la Mỹ. Tuy nhiên, đất đai cằn cỗi hơn, và anh không còn có thể trồng đủ lúa để bán. Thu nhập của anh giảm đi 300 đô la Mỹ mỗi năm. Tiếp tục đọc “Thuỷ điện ở Việt Nam: Đầy tràn đến vỡ tung”

Sông Ba ngắc ngoải

Hoàng Thiên Nga- Thiên Linh

Sông Ba trong ca khúc “Em muốn sống bên anh trọn đời ” của nhạc sỹ Nguyễn Cường so sánh với một cuộc tình say đắm :“Tình yêu tôi như dòng sông Ba tuôn trào, không bao giờ khô cạn, không khi nào tàn phai…”. Thế nhưng, thực tế sông Ba nay đã khô cạn, và những ký ức quá đẹp về một dòng sông Tây Nguyên lắm thác ghềnh hùng vĩ đang phai tàn, đau xót !

Sông Ba bị bức tử
Sông Ba bị bức tử

Tiếp tục đọc “Sông Ba ngắc ngoải”

Mùa xuân đảo Bé có điện

02/02/2016 13:44 GMT+7

TT“Mong ước bao đời của người dân đảo An Bình (đảo Bé), huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cuối cùng cũng trở thành sự thật, 
bà con ai cũng mừng. 
Cái tết lịch sử của dân tụi tui đó chú”.

Công nhân đấu nối điện quanh xã đảo An Bình - Ảnh: Trần Mai
Công nhân đấu nối điện quanh xã đảo An Bình – Ảnh: Trần Mai

Thầy giáo Đặng Hoàng Kính (45 tuổi, xã đảo An Bình) nói trong niềm hạnh phúc vô bờ.

Tôi sống được mấy năm nữa đâu, nhưng mừng lắm. Bọn trẻ từ giờ trở đi sẽ được sung sướng trong ánh điện. Cây đèn dầu này cất vào tủ làm kỷ niệm được rồi

Bà DƯƠNG THỊ TỀ

Ước ao của một 
người thầy

“Alô, ra đảo Bé chơi đi chú, có điện rồi khỏi lo nữa nghen. Ra thầy đãi bia xịn uống mừng với đảo” – thầy Kính cười lớn qua điện thoại. Tiếp tục đọc “Mùa xuân đảo Bé có điện”