Trên mặt biển Quảng Ninh sóng chỉ lăn tăn nhưng ẩn sâu là những ‘cơn sóng lớn’ của việc chuyển đổi phao xốp sang nhựa, của sự tha thiết muốn có sổ đỏ mặt nước.
Người dân Vân Đồn đang thay phao xốp bằng phao nhựa. Ảnh: Dương Đình Tường.
Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’: [Bài 1] Thu hồi trắng gần 100ha đầm bãi làm kênh thoát nước khu công nghiệp
Gần 100ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng bị thu hồi trắng làm kênh thoát nước thải khu công nghiệp. Nhiều hộ dân lo lắng mất kế sinh nhai.
Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi (áo xanh), một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.
LTS: Ngày 19/12/2018, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, ngày 10/7/2020, tỉnh Nam Định ban hành QĐ số 1645 về việc chấm dứt hiệu lực thi hành Quy hoạch nói trên. Người thay mặt UBND tỉnh ký ban hành cả hai Quyết định trên là ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Đằng sau hai Quyết định này là số phận của hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ đã đầu tư tiền bạc, công sức để khai phá, cải tạo vùng sình lầy, bãi triều hoang hoá… thành những đầm bãi trù phú, nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu.
Từng là người nổi tiếng trong vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hơn 10 năm trước, đến nay ông Đoàn Văn Vươn đang mở rộng đầu tư trang trại chăn nuôi vịt biển và trồng chuối bao tử để ổn định cuộc sống gia đình.
Những ngày đầu năm 2023, PV Báo Dân Việt về với khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Từ xa chúng tôi đã nghe tiếng vịt biển quang quác đòi ăn làm vui thêm khu đầm vắng lặng.
Đón chúng tôi bằng chiếc xe máy cà tàng, nhìn khuôn mặt tươi cười, khỏe mạnh của ông Đoàn Văn Vươn, chúng tôi biết ký ức của câu chuyện sóng gió gần 11 năm trước với ông đã trôi qua.
ông Đoàn Văn Vươn tại trang trại nuôi vịt của gia đình. Ảnh NĐ
Như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh ra khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai để có được những đại điền chủ kiểu mới… Tiếp tục đọc “Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài”→
Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.
“Luật rừng” bức tử DN tư nhân: Bài 1 – Muốn khởi nghiệp, phải… xây cầu, làm 11km đường
(PLVN) – Nhìn trên bản đồ vệ tinh khu vực mỏ đá Tân Cang (ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), ai cũng ngạc nhiên khi giữa mênh mông những bãi đá lở loét một màu xám xịt, còn lọt thỏm lại một mảng xanh là mảnh rừng hình tam giác. Nơi đây xưa kia là bạt ngàn núi rừng, nương rẫy, bị các mỏ đá “thôn tính” nuốt trọn, sao vẫn còn một mảnh rừng cô đơn? Đó là một câu chuyện dài oan khuất của một doanh nghiệp tư nhân bị mất đất, mất kế sinh nhai, hàng chục năm nay đội đơn khắp nơi tìm công lý.
Ông Ngà chỉ tay về hướng nhà cửa, vườn tược đã bị cưỡng chế đập phá giao Dona Coop
Cưỡng chế 112 căn nhà xây trái phép ở khu vườn rau
[ẢNH]: Khu đất vườn rau Lộc Hưng ở Tân Bình bị cưỡng chế, tan hoang như bình địa
***
Cưỡng chế 112 căn nhà xây trái phép ở khu vườn rau
10/01/2019 07:48 GMT+7
TTO – Lãnh đạo UBND Q.Tân Bình, TP.HCM hôm 9-1 cho biết đã hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp xây dựng nhà trái phép tại khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình.
Khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Tân Bình – Đồ họa: V.CƯỜNG
Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã
Thứ Hai, 2/4/2018 09:05 GMT+7
(PLO) – Vùng đất từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư.
Ông Hải cho biết hoàn toàn đồng ý và không phản đối việc nhà nước thu hồi đất vì lợi ích cộng đồng. “Tuy nhiên, việc bồi thường đất chưa hợp lý, việc cho xe lu đến phá nát hoa màu của người dân là vi phạm rất nghiêm trọng”, ông Hải bức xúc.
Người dân Tây Ninh đau xót khi bi mất trắng hoa màu, Ảnh Nguyễn Tâm
Mường Thanh Đà Nẵng đang trêu ngươi chính quyền địa phương. Không xử lý tới nơi tới chốn sai phạm ở trường hợp này thì Đà Nẵng tiếp tục mất điểm nặng nề.
Ngày 12.7, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã phúc thẩm vụ nổ súng trong tranh chấp đất đai gây chết người vào rạng sáng 23.10.2016 ở Đắk Nông. Bản án đã được tuyên sửa một phần nhưng vẫn giữ nguyên án tử hình đối với Đặng Văn Hiến (ảnh dưới). Một phiên tòa đẫm nước mắt! Tại sao?
Đà Nẵng đang chậm lại và tụt hậu! Đó là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tại hội thảo Quy hoạch phát triển Đà Nẵng đến năm 2030 (diễn ra hôm 11.6).
Gõ 2 chữ Đà Nẵng để tìm kiếm trên những bản tin thời sự, từ khóa hiện ra nhiều từ “kiểm điểm”, “phê bình”, “thu hồi”, “cưỡng chế”, “tháo dỡ”…
Đó là quyết định cưỡng chế, buộc tháo dỡ đối với 104 căn hộ xây trái phép của Mường Thanh Sơn Trà do Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ vừa chỉ đạo. Trước đó là cưỡng chế tháo dỡ các hạng mục xây dựng trái phép tại các dự án KS EDen, The Song… Tiếp tục đọc “Đà Nẵng nguy cơ tụt hậu vì vướng mắc quá nhiều vào đất đai”→
Rừng của Công ty Lâm nghiệp Thuận Tân giao cho huyện Đăk Song quản lý đã biến thành vườn tiêu, nhà ở. Ảnh: T.K
***
Teo tóp rừng Tây Nguyên – bài 1: Phá rừng như… trẩy hội
Đặng Trung Kiên Thứ Ba, ngày 01/08/2017 06:00 AM (GMT+7)
(Dân Việt)Diện tích rừng ở Tây Nguyên đang teo tóp với tốc độ chóng mặt do sự bất lực, thậm chí là “buông tay” của nhiều đơn vị quản lý rừng. Nhiều điểm nóng tranh chấp phát sinh, việc thu hồi đất rừng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng vô cùng nan giải.Tiếp tục đọc “Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài”→
NN – 11/05/2018, 09:11 (GMT+7) Trong khi ở Thành phố Hồ Chí Minh, người dân Thủ Thiêm đang uất nghẹn, ngất xỉu với những cuộc tiếp xúc cử tri thì ở Hà Nội, nơi có một địa điểm vẫn được gọi là “làng Thủ Thiêm giữa Thủ đô”, hành trình đi đòi công lý vẫn đang miệt mài.