Lối thoát cho ngành y

VNE – Thứ bảy, 9/7/2022, 12:22 (GMT+7)

Quan Thế Dân

Quan Thế Dân – Bác sĩ, Tiến sĩ Y học

Năm 2005, tôi được bổ nhiệm làm trưởng khoa trong bệnh viện lúc ngoài 40 tuổi.

Vị trí tôi giữ với đa số mọi người thường gần đến lúc nghỉ hưu mới được ngồi vào. Vì thế tôi cảm động lắm, lúc nào cũng sục sôi muốn đóng góp xây dựng bệnh viện.

Thời gian ấy, xã hội đang sôi nổi khí thế đổi mới nền kinh tế. Ngành y bao năm bị mang tiếng trì trệ, lương thấp, lạc hậu… cũng muốn hòa vào trào lưu đổi mới đó.

Ngành y tế TP HCM lúc bấy giờ có đề án cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân. Dư luận rất quan tâm. Giới y chúng tôi bàn tán sôi nổi. Nhiều người mong có luồng gió mới mẻ xua tan những trì trệ trong ngành.

Tiếp tục đọc “Lối thoát cho ngành y”

Đổi mới mô hình quản lý bệnh viện công lập

nhandan – Thứ Sáu, 18-11-2016, 08:48


CEO bệnh viện phải là người có khả năng quy tụ được những người giỏi, thiết kế được một đội ngũ khám, chữa bệnh chất lượng mang lại lợi ích cho người bệnh.. Trong ảnh: Niềm vui đón một em bé chào đời

Chủ trương thí điểm để bệnh viện công thuê giám đốc điều hành (CEO) của Bộ Y tế đang thu hút sự chú ý của dư luận. Cách làm này được kỳ vọng sẽ tạo tính minh bạch và hiệu quả trong việc điều hành bệnh viện công, tháo gỡ nhiều bất cập nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, song theo một số chuyên gia, để hiện thực hóa điều này hiện vẫn còn nhiều rào cản về cơ chế chính sách và nhận thức.

Tiếp tục đọc “Đổi mới mô hình quản lý bệnh viện công lập”

Buôn thận ở Sài Gòn và Hà Nội

    • Cò buôn thận tung hoành ở bệnh viện Sài Gòn
    • Xâm nhập nơi nuôi người bán thận ở Hà Nội

***

Cò buôn thận tung hoành ở bệnh viện Sài Gòn

Co buon than tung hoanh o benh vien Sai Gon hinh anh 1

Zing – Chỉ với lời rao ngắn ở nhóm “Hội Hiến – Ghép thận” trên mạng xã hội, chưa đầy một phút sau, hàng chục cò mồi vào hỏi thăm và dụ dỗ để họ hỗ trợ đi bán giá cao.

Tôi đi bán thận: Cò buôn thận tung hoành ở bệnh viện Sài Gòn Tại TP.HCM, nhiều kẻ buôn bán nội tạng đang hoành hành dụ dỗ người dân gặp hoàn cảnh khó khăn bán gan, thận dưới vỏ bọc “hiến tạng nhân đạo”. Tiếp tục đọc “Buôn thận ở Sài Gòn và Hà Nội”

Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ

***

Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?”

THÙY GIANG (VIETNAM+) Bản in

Những cửa hàng thuốc tư nhân san sát nhau trên tuyến phố Quán Sứ (Hà Nội). (Ảnh: TTVN/Vietnam+)

Tổng kết công tác khám chữa bệnh của Bộ Y tế trong năm 2015 cho thấy, các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số bệnh nhân nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán, xét nghiệm… đều tăng so với năm 2014, đạt bình quân 2,34 lượt khám/người/năm.

Như vậy, trong năm qua, mỗi người dân đạt bình quân có hơn 2 lần tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Và mỗi năm, lượng thuốc được tiêu thụ trong khám chữa bệnh không hề nhỏ. Tiếp tục đọc “Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ”

Các bệnh viện mới sẽ đối mặt với khủng hoảng nguồn nhân lực

Hoàng Nhung Thứ Bảy,  13/5/2017, 15:42 (GMT+7)

Sinh viên đang thực hành y khoa. Ảnh: Hoàng Nhung

(TBKTSG) – Việc hàng loạt bệnh viện công và tư đang được khởi công xây dựng ở TPHCM và dự kiến hoạt động sau hai, ba năm nữa đang đặt ra nhiều vấn đề về nguồn nhân lực y khoa, kéo theo các vấn đề về chất lượng khám chữa bệnh.

Nhiều bệnh viện “lay lắt”, “chết lâm sàng”

TPHCM có khoảng 20 bệnh viện (công và tư) đang được xây dựng và dự kiến khởi công trong năm nay và năm tới, hầu hết là những bệnh viện lớn, tầm cỡ. Nhiều người trong giới y khoa cho rằng việc thu hút được nhiều thành phần tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ y tế cho thấy sự thành công của chủ trương xã hội hóa y tế của Chính phủ, tuy nhiên, hoạt động của các bệnh viện, nhất là bệnh viện tư, có thành công hay không lại là vấn đề khác.

Tiếp tục đọc “Các bệnh viện mới sẽ đối mặt với khủng hoảng nguồn nhân lực”

Hồi âm CV 327 của Sở Y tế Đắk Lắk: Nếu không ngăn sai phạm, tổn thất lớn không chỉ ngân sách

Báo Tiền Phong đã nhận công văn 327 “V/v làm rõ một số nội dung trong các bài viết của báo Tiền Phong” do ông Doãn Hữu Long giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk (SYT) ký ngày 22/2/2017. Theo CV 327, thì cùng ngày 22/2  SYT còn có CV 321 “trả lời các nội dung nêu trong bài”, còn CV này chỉ “làm rõ hơn các nội dung đã nêu”. Tuy nhiên, SYT không gửi CV 321 cho báo Tiền Phong.

Khoa cấp cứu Nhi thường xuyên thiếu thuốc

Tiếp tục đọc “Hồi âm CV 327 của Sở Y tế Đắk Lắk: Nếu không ngăn sai phạm, tổn thất lớn không chỉ ngân sách”

Điều tra 2 kỳ: Đắk Lắk – Tham nhũng Y tế liệu có “chìm xuồng”? Kỳ 2:- Các bệnh viện mỏi mòn “ kêu trời không thấu”

Điều tra 2 kỳ Đk Lk– Tham nhũng Y tế liệu có “chìm xuồng”?

Bài I- Trục lợi đấu thầu thuốc trên nỗi khổ bệnh nhân
Bài II- Các bệnh viện mỏi mòn “ kêu trời không thấu”

            Trong 2 tháng 10, 11/2016, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký các quyết định xử phạt hành chính 10 bệnh viện với tổng mức phạt gần 1,7 tỷ đồng, về tội xả nước thải, bụi thải, khí thải gây ô nhiễm, không thực hiện giám sát, quan trắc môi trường. Trong đó, có tới 9/10 đơn vị là bệnh viện công, bị yêu cầu phải khắc phục các vi phạm chậm nhất vào ngày cuối năm 2016.

Nơi BV ĐK Buôn Ma Thuột đặt lò đốt rác tạm đã nhiều lần bị khiếu nại vì gây ô nhiễm khu dân cư
Nơi BV ĐK Buôn Ma Thuột đặt lò đốt rác tạm đã nhiều lần bị khiếu nại vì gây ô nhiễm khu dân cư

Tiếp tục đọc “Điều tra 2 kỳ: Đắk Lắk – Tham nhũng Y tế liệu có “chìm xuồng”? Kỳ 2:- Các bệnh viện mỏi mòn “ kêu trời không thấu””

Điều tra 2 kỳ:  Đắk Lắk – Tham nhũng Y tế liệu có “chìm xuồng”? Kỳ 1: Trục lợi đấu thầu thuốc trên nỗi khổ bệnh nhân

>> Tiêu cực trong đấu thầu dược phẩm: Nhóm lợi ích thao túng!
>> Chấn động ngành y: Muốn khởi tố phải chờ… Bộ Y tế

          Dù báo đài đã đăng, phát rất nhiều bài phanh phui các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng của lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, nhưng 2 văn bản chỉ đạo từ Văn phòng Chính phủ về việc phải sớm điều tra làm rõ vấn đề này, xử lý theo đúng pháp luật đến nay vẫn chưa được thực thi. Thực trạng thiếu thuốc, ô nhiễm về nước và rác thải, mua sắm bừa bãi trang thiết bị y tế còn đó, thì Sở Y tế đã lại tiếp tục vi phạm Luật Dược trong việc tổ chức đấu thầu thuốc năm 2017!

Bài I- Trục lợi đấu thầu thuốc trên nỗi khổ bệnh nhân
Bài II- Các bệnh viện mỏi mòn “ kêu trời không thấu”

Đơn thư phản ánh tố cáo các dấu hiệu tiêu cực tham nhũng của ngành Y tế Đắk Lắk vẫn liên tục gửi về báo Tiền Phong
Đơn thư phản ánh tố cáo các dấu hiệu tiêu cực tham nhũng của ngành Y tế Đắk Lắk vẫn liên tục gửi về báo Tiền Phong

Tiếp tục đọc “Điều tra 2 kỳ:  Đắk Lắk – Tham nhũng Y tế liệu có “chìm xuồng”? Kỳ 1: Trục lợi đấu thầu thuốc trên nỗi khổ bệnh nhân”

Lãng phí do xét nghiệm trùng lặp

20/02/2016 11:21 GMT+7

TT – Ngày 1-3, viện phí sẽ tăng cao. Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội VN, chi phí xét nghiệm và chụp chiếu chẩn đoán đang chiếm xấp xỉ 20%/tổng chi phí khám chữa bệnh.

Lãng phí do xét nghiệm trùng lặp
Khi chuyển mẹ từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận (tỉnh Bình Thuận) vào Bệnh viện Chợ Rẫy, bà Lê Thị Tư phải đưa mẹ đi khám và xét nghiệm lại toàn bộ theo hướng dẫn của bác sĩ – Ảnh: Tiến Long
Chi phí xét nghiệm và chụp chiếu chẩn đoán đang chiếm xấp xỉ 20%/tổng chi phí khám chữa bệnh, nhưng trên thực tế có nhiều bệnh viện không công nhận kết quả của nhau, dẫn tới tốn kém cho cả người bệnh lẫn xã hội.

Tiếp tục đọc “Lãng phí do xét nghiệm trùng lặp”