Các con đường đến cửa tử của rừng

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Những dự án đường cao tốc mới nổi lên sau đại dịch đang đe dọa sự sống còn các khu rừng của Việt Nam.

Chuyên gia thực vật Võ Quang Trung chỉ tay về dấu tích còn sót lại của cầu Mã Đà được xây trong chiến tranh. Cây cầu nằm giữa địa phận tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Ảnh: Thành Nguyễn.

Võ Quang Trung, 34 tuổi, chuyên gia thực vật của Khu Bảo tồn Văn hóa – Thiên nhiên Đồng Nai, say sưa kể về sự thông minh và tinh nghịch của những chú voi con ở rừng Mã Đà, thuộc khu bảo tồn.

“Ở đây có khoảng 20 con voi hoang dã, là khu vực duy nhất trong cả nước có voi Việt Nam thuần chủng, vì khu rừng không có biên giới với bất kỳ quốc gia nào”, Trung nói.

Vào tháng ba, chính quyền tỉnh Bình Phước, nơi có một phần Mã Đà, đã kiến ​​nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho phép xây dựng một tuyến đường cao tốc xuyên qua lõi rừng. Nếu dự án được thông qua, đồng nghĩa 44 ha rừng trong khu bảo tồn sẽ bị đốn hạ.

Mã Đà là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Bởi vậy, việc xây dựng đường cao tốc này được cho là bất hợp pháp. Nhưng vẫn có khả năng dự án này sẽ thành hiện thực, đẩy số phận của quần thể voi quý hiếm cũng như của Mã Đà phải đối mặt với một tương lai chấp chới. “Không có sự can thiệp của UNESCO, Việt Nam vẫn có đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, nhưng việc thực thi pháp luật thường không hiệu quả lắm”. Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển của UNESCO cho biết. “Nó [dự án] thậm chí còn không nên có trong suy nghĩ, chứ đừng nói đến việc đưa ra xem xét” ông nói thêm.

Tiếp tục đọc “Các con đường đến cửa tử của rừng”

Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân. 

Tháng ba, sau nhiều năm chịu đựng mùi hôi của phân lợn, Nguyễn Thị Bông, 47 tuổi, cùng những phụ nữ thôn 5, xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, kéo nhau lên Ủy ban Nhân dân xã khiếu nại một trại nuôi lợn.

“Không thể thở nổi. Ban đêm đi ngủ còn phải đeo khẩu trang”, Bông ngồi bên hiên nhà kể lại, trong một buổi chiều tháng sáu hiếm hoi có thể mở toang cửa nhà đón gió hè. “Cái mùi ấy hôi tanh nồng nặc làm tôi đau đầu, choáng váng”.

Năm 2014, trại lợn quy mô 10.000 con cùng các hố chứa chất thải lộ thiên mọc lên cạnh nhà bà. Chất thải dẫn ra từ trang trại sớm nhuộm đen ao cá gần nhà. Trong khi đàn ông, người trẻ trong làng đi học, đi làm xa, những phụ nữ trung niên làm việc tại nhà như Bông hứng chịu nhiều nhất sự ô nhiễm này.

Trại lợn đã rút cạn bầu không khí trong lành của một vùng quê với đồi núi bao bọc. Không chỉ mỗi ngôi làng của Bông ngạt thở trong chất thải chăn nuôi. Có hàng loạt ngôi làng như vậy ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam. Sự bùng nổ của đàn lợn đã không đi cùng với khả năng xử lý chất thải, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏe và sinh kế của người dân bản địa.

Những người phụ nữ ở xã Phú An, Tân Phú, Đồng Nai đang đứng trước một hố nước thải của trại lợn. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên.

Tiếp tục đọc “Bình dân hóa thịt lợn: Cái giá phải trả ?”

Low coffee prices upset farmers in spite of bumper crop

SGGP

At this time, coffee farmers in Binh Phuoc, Dong Nai and Dak Nong provinces are entering harvest season. However, despite of a bumper crop, farmers are unhappy as the price of coffee is extremely low, causing them to be unable to cover investment and caring costs and the risk of a shortage of capital for next crop.

Coffee enters harvest season in Bu Dang District. (Photo: SGGP)
Coffee enters harvest season in Bu Dang District. (Photo: SGGP)
Tiếp tục đọc “Low coffee prices upset farmers in spite of bumper crop”

Việt Nam, US co-operate in dioxin cleanup at Biên Hòa airbase

VNN – Update: November, 01/2019 – 21:09

Major General Bùi Anh Chung (right), Deputy Commander of the Air Defence-Air Force Command and Bonnie Glick (left), Deputy Administrator of USAID, sign the land handover to initiate dioxin remediation at Biên Hòa airbase. — VNA/VNS Photo Dương Giang

HÀ NỘI — An area measuring 37ha at Biên Hòa airbase was handed over to the United States Agency for International Development (USAID) for a dioxin clean-up project at Biên Hòa Airport in Đồng Nai Province, the most contaminated spot in the country.

USAID Deputy Administrator Bonnie Glick, US Ambassador to Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Vice Minister of National Defence Senior Lieutenant General Nguyễn Chí Vịnh, and USAID-Việt Nam Mission Director Michael Greene attended the handover ceremony at the Việt Nam Ministry of National Defence’s headquarters in Hà Nội on Friday morning. Tiếp tục đọc “Việt Nam, US co-operate in dioxin cleanup at Biên Hòa airbase”

Xu hướng đầu tư cụm công nghiệp chế biến nông sản

NĐT –  16:57 | Thứ bảy, 22/06/2019 0

Mới đây, lần đầu tiên, tỉnh Đồng Nai quyết định đầu tư hai cụm công nghiệp để làm thí điểm nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.

Nhiều tỉnh thành trên cả nước đang hình thành cụm công nghiệp chế biến nông sản.

Mục tiêu là sẽ có dự án hoạt động vào cuối năm nay. Hai cụm công nghiệp được chọn là Phú Túc (huyện Định Quán) và Long Giao (huyện Cẩm Mỹ). Quyết định đầu tư này nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, giải quyết việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản theo hướng chế biến sâu tại địa phương. Tiếp tục đọc “Xu hướng đầu tư cụm công nghiệp chế biến nông sản”

Đoàn xe vội vã san lấp hồ nước thải, Công an Đồng Nai vào cuộc

Nỗi thống khổ gần 20 năm ở La Ngà

NĐT – 09:30 | Thứ sáu, 31/05/2019 0

Người dân bên cầu La Ngà ở tỉnh Đồng Nai bị “tra tấn” bởi mùi hôi xả ra từ nhà máy của Công ty Mauri, nhiều trường hợp phải bỏ nhà đi nơi khác.


Sự cố từ bể xử lý nước thải của Công ty Mauri gây ô nhiễm nặng nhưng chỉ bị lập biên bản ghi nhận sự việc mà không hề có biện pháp chế tài.

Nhiều năm kêu cứu không thành công, dù rất nản nhưng hơn một tháng nay, người dân khu vực cầu La Ngà (bên sông La Ngà, dọc Quốc lộ 20, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lại liên tục kêu cứu vì cho rằng Công ty TNHH AB Mauri (Công ty Mauri), chuyên sản xuất men thực phẩm phụ gia, gây mùi hôi khiến họ không thể chịu đựng thêm nữa.”Cả đời như sống trong lô cốt”. Tiếp tục đọc “Nỗi thống khổ gần 20 năm ở La Ngà”

Chính quyền bức tử doanh nghiệp – 8 bài

***

“Luật rừng” bức tử DN tư nhân: Bài 1 – Muốn khởi nghiệp, phải… xây cầu, làm 11km đường

(PLVN) – Nhìn trên bản đồ vệ tinh khu vực mỏ đá Tân Cang (ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), ai cũng ngạc nhiên khi giữa mênh mông những bãi đá lở loét một màu xám xịt, còn lọt thỏm lại một mảng xanh là mảnh rừng hình tam giác. Nơi đây xưa kia là bạt ngàn núi rừng, nương rẫy, bị các mỏ đá “thôn tính” nuốt trọn, sao vẫn còn một mảnh rừng cô đơn? Đó là một câu chuyện dài oan khuất của một doanh nghiệp tư nhân bị mất đất, mất kế sinh nhai, hàng chục năm nay đội đơn khắp nơi tìm công lý.

“Luật rừng” bức tử DN tư nhân: Bài 1 - Muốn khởi nghiệp, phải… xây cầu, làm 11km đường
Ông Ngà chỉ tay về hướng nhà cửa, vườn tược đã bị cưỡng chế đập phá giao Dona Coop

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

TIẾNG KÊU TUYỆT VỌNG TỪ SÔNG ĐỒNG NAI (*): Chậm giải cứu là có tội! - Ảnh 1.Những hình ảnh như thế này sẽ tiếp diễn trên dòng sông Đồng Nai nếu những người có trách nhiệm tiếp tục ngó lơ Ảnh: XUÂN HOÀNG

***

Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai

27/08/2018 06:00

Sông Đồng Nai có hẳn một ủy ban được lập ra để bảo vệ nhưng xem ra những tiếng kêu cứu từ dòng sông này không được giải quyết thỏa đáng

Không kể đại dự án lấn sông của Công ty Toàn Thịnh Phát, từ đầu năm đến nay, phóng viên đã phát hiện 3 vụ lấp, lấn sông Đồng Nai với quy mô không hề nhỏ. Buồn thay, ở mỗi vụ sai phạm chính quyền địa phương đều khẳng định mình không biết. Trong khi, người dân cung cấp thông tin cho phóng viên lại nói phản ánh, kêu cứu nhiều nhưng chẳng ai chịu lắng nghe. Chuyện dân cứ kêu cứu cho dòng sông, chính quyền cứ khẳng định “nghe phóng viên nói mới hay” đã khiến dòng sông Đồng Nai tự nhiên, hoang dã ngày nào đang đối mặt với rất nhiều vấn nạn nghiêm trọng. Tiếp tục đọc “Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai”

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – 10 Kỳ

***

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã

Thứ Hai, 2/4/2018 09:05 GMT+7

(PLO) – Vùng đất từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư.

Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã

Tiếp tục đọc “Dự án “tỷ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – 10 Kỳ”

Bài học từ thất bại bảo tồn Tê giác Java tại Việt Nam

BVR&MT – Khi xác con tê giác Java cuối cùng được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2010 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, câu chuyện đã trở thành một “bi kịch” trong giới bảo tồn.

Thiếu quyết tâm chính trị trong việc ra quyết định bảo tồn, thiếu thông tin chính xác về số lượng cá thể tê giác còn lại, thiếu nỗ lực bảo tồn trọng tâm… rất nhiều nguyên nhân được xác định và đã trở thành bài học đắt giá cho các nỗ lực bảo tồn các loài động vật ăn cỏ lớn khác. Kết luận trên từ báo cáo “Bài học từ việc mất đi hoa tiêu: Tê giác Javan Rhinoceros sondaicus annamiticus tuyệt chủng tại Việt Nam” được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học từ nhiều quốc gia, được đăng tải trên tạp chí Biological Conservation, hy vọng sẽ trở thành bài học cho những nỗ lực bảo tồn hiện tại và trong tương lai, đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á.

Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. (Ảnh: WWF)

Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. (Ảnh: WWF) Tiếp tục đọc “Bài học từ thất bại bảo tồn Tê giác Java tại Việt Nam”

Người dân nhiều địa phương xuống đường gây náo loạn

Chuỗi bài gồm có:

  • Người dân nhiều địa phương xuống đường gây náo loạn
  • Nhiều người quá khích đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận
  • Vietnam police halt protests against new economic zones
  • China warns citizens in Vietnam after protests over economic zones

***

Người dân nhiều địa phương xuống đường gây náo loạn

VNE – Chủ nhật, 10/6/2018, 14:37 (GMT+7)   

Nhiều khu vực ở TP HCM, Khánh Hòa, Bình Thuận… hôm nay tê liệt vì nhiều người tụ tập phản đối dự thảo luật Đặc khu kinh tế, trong khi dự luật này đã được hoãn thông qua.

Phù thủy của những homestay độc đáo

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

Từ Bắc vào Nam, hỏi chủ nhân hàng chục khu du lịch cộng đồng tinh tươm duyên dáng, rằng ai đã bày họ chỉnh trang sắp xếp mọi việc lớn nhỏ, biến những căn hộ và xóm làng đơn sơ thành điểm hẹn homestay độc đáo tiện nghi ? Nhiều người bật lên cùng một cái tên: Dương Minh Bình!

Ông Bình hướng dẫn phụ nữ Cơ Tu cách nấu ăn cho du khách
Ông Bình hướng dẫn phụ nữ Cơ Tu cách nấu ăn cho du khách

Tiếp tục đọc “Phù thủy của những homestay độc đáo”

Gần 1.000 km đường sông nội bộ bị lãng phí – 3 kỳ

  • Gần 1.000 km đường sông nội bộ bị lãng phí
  • Gần 1.000 km đường sông nội bộ bị lãng phí: Sông dài nhưng thiếu bến
  • Gần 1.000 km đường sông nội bộ bị lãng phí: Biến vùng trũng thành đô thị vệ tinh sông nước

***

Gần 1.000 km đường sông nội bộ bị lãng phí

Hà Mai

 4 THANH NIÊN

Với gần 1.000 km đường sông, kênh, rạch nhưng đến nay, TP.HCM vẫn chưa thể khai thác được thế mạnh giao thông này dù đường bộ ngày càng bế tắc.

Nhiều cầu trên sông Sài Gòn có tĩnh không thấp gây khó khăn cho tàu trọng tải lớn /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhiều cầu trên sông Sài Gòn có tĩnh không thấp gây khó khăn cho tàu trọng tải lớn – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Tiếp tục đọc “Gần 1.000 km đường sông nội bộ bị lãng phí – 3 kỳ”

Nóng bỏng chuyện đấu giá gỗ cao su

Trong khi giá mủ cao su đang lên dần, thì giá gỗ cao su cũng không ngừng tăng sau khi Thủ tướng ra lệnh đóng hoàn toàn việc khai thác gỗ rừng tự nhiên. Tình trạng khan hiếm nguồn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu khiến việc lùng mua và các chiêu trò can thiệp vào những phiên đấu giá gỗ cao su trở nên phức tạp, nhộn nhạo chưa từng có.

Khai thác gỗ cao su ở huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông

Tiếp tục đọc “Nóng bỏng chuyện đấu giá gỗ cao su”