Hồ Tây: một cái tên, hai số phận

NĐT –  15:33 | Thứ năm, 08/09/2022 0

Hồ Tây ở Hà Nội và Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) tương đồng về quy mô, hình thế, công năng văn hóa. Nhưng Hồ Tây ở Hằng Châu đã trở thành Di sản văn hóa thế giới, đại chúng cùng được thụ hưởng, trong khi Hồ Tây ở Hà Nội có nguy cơ thành “vùng bất động sản khủng của các doanh nghiệp”.

Trong khu vực các nước đồng văn, có rất nhiều hồ mang tên Hồ Tây. Trung Quốc có 36 Hồ Tây, Nhật Bản có một Hồ Tây (ở huyện Yamanashi) và Việt Nam có một Hồ Tây tại thủ đô Hà Nội. Không chỉ cùng tên, tất cả các Hồ Tây kể trên còn mang một đặc điểm chung rất quan trọng: đều là nơi hội tụ, ghi dấu của thơ ca, truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian.

Nổi tiếng nhất trong số đó, phải kể đến Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) và Hồ Tây tại Hà Nội với nhiều điểm tương đồng mà chúng tôi sẽ lần lượt nêu ra.

Hồ Tây và thành phố Hằng Châu nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu Đinh Thế Anh

Cảnh Hồ Tây, bán đảo Quảng An (Hà Nội). Ảnh: Võ Thanh Tùng

Tiếp tục đọc “Hồ Tây: một cái tên, hai số phận”

Cổ Loa: Liệu có thể cứu vãn?

TS – 19/06/2018 07:30 – Hảo Linh

Có lẽ, hầu hết người Việt Nam đều thuộc nằm lòng truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy, vốn là bài học được nhắc đến nhiều lần trong sách Ngữ Văn và sách Lịch sử phổ thông. Nhưng Thành Cổ Loa, nằm cách Hà Nội chưa đầy 20 km, là nơi khởi nguồn của truyền thuyết từ 2300 năm trước, vẫn còn dấu tích kiến trúc độc đáo của Kinh thành năm xưa lại không nằm trong tâm trí của nhiều người Việt và du khách quốc tế đến Hà Nội.


Ảnh “Một thoáng Loa Thành” do Ban quản lý khu di tích Cổ Loa cung cấp.

Mỗi năm, khu di tích Cổ Loa đón khoảng 130 nghìn lượt khách (để tiện so sánh, cố đô Huế đón một triệu lượt khách trong ba tháng) nhưng chỉ tập trung vào những ngày xung quanh thời điểm Lễ hội Cổ Loa diễn ra vào tháng Giêng. Hơn nữa, mang trong mình những huyền sử đầy bi tráng và lãng mạn, đậm chất Phương Đông, nhưng kì lạ là, nếu tìm kiếm trên mạng Internet, Cổ Loa chỉ có một bài review Tiếng Anh duy nhất trên trang blog du lịch Rusty Compass, được lập ra bởi một người Úc yêu Đông Nam Á đang ở Việt Nam, Mark Bowyer. Mark viết rằng, Cổ Loa được ít người biết đến một cách đáng kinh ngạc, và anh là khách du lịch duy nhất trong hai lần đến thăm.

TS. Richard A. Engelhardt, nguyên là chuyên gia tư vấn khu vực về Văn hóa vùng Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO cho biết, lần đầu tiên đến Cổ Loa cách đây 20 năm, ông đã bị ấn tượng bởi kiến trúc thành nhiều lớp được tạo nên bằng đất, hệ thống hào và kênh mương, dựa trên hiểu biết về địa thế và sông nước, thể hiện tài năng quy hoạch địa hình đầy tiên tiến và đổi mới sáng tạo thời kì bấy giờ. Theo nhận định của ông, một nhà Nhân học, Khảo cổ và Lịch sử học tốt nghiệp tại Đại học Yale và Harvard, Mỹ, đó là một công trình độc nhất vô nhị, dung hòa được cả mục đích quân sự và dân sinh, mang tính tiên phong và có ảnh hưởng trên khắp các công trình kiến trúc quân sự và quy hoạch của khu vực Đồng Bằng Sông Hồng và phía Nam Trung Quốc sau đó. Lúc bấy giờ, ông ngạc nhiên về sự nguyên vẹn của ba vòng thành của Cổ Loa và đường nét của nó vẫn có thể thấy rõ trên thực địa, sau hơn 2000 năm. Nhưng vào thời điểm cách đây hai năm khi quay trở lại thăm một lần nữa, ông vô cùng thất vọng bởi những gì mình chứng kiến trước đó đã xuống cấp thê thảm, đến mức không còn nhận ra hình dáng của ba vòng thành nữa trước quá trình hiện đại hóa ở vùng quê này.

Cổ Loa có số phận khá long đong, lận đận cả về mặt được công nhận giá trị, công tác quản lý cho đến quy hoạch. Được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận là Di tích Quốc gia từ năm 1962 nhưng đến mãi gần đây, năm 2012, Cổ Loa mới được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, có giá trị về Lịch sử, Kiến trúc nghệ thuật và Khảo cổ. Trước năm 1995, Cổ Loa được quản lý bởi chính quyền địa phương. Sau đó, được chuyển qua nhiều đơn vị quản lý, từ Ban Quản lý Di tích – Danh thắng thuộc Sở Văn hóa đến Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội (hiện là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội) nhưng phụ trách trực tiếp chỉ là một tổ trong một phòng với quyền hạn vô cùng khiêm tốn. Đến năm 2014, Ban Quản lý khu di tích Cổ Loa mới được thành lập, là đơn vị hành chính cấp hai trực thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Sau hai năm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu di tích Cổ Loa thành Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn với tỉ lệ 1/2000. Để thực hiện qui hoạch này thì công việc tiếp theo  là phải triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 để có cơ sở cắm mốc bảo vệ di tích. Ban đầu, Trung tâm được giao lập qui hoạch “Vùng lõi” (tức vùng trung tâm di tích) nhưng đến năm 2017, nhiệm vụ lập qui hoạch chi tiết cho toàn bộ Khu di tích đã được Thành phố giao cho tập đoàn Bất động sản Sun Group thực hiện.

Khi ban quản lý không thể bảo vệ di tích

Một đoạn thành Nội đang bị san phẳng chỉ vài ngày trước khi chúng tôi đi Cổ Loa thực địa. Trước thực trạng này, TS Trịnh Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị: “Cần tiến hành bảo vệ và khai quật khẩn cấp với những đoạn thành đang bị phá”. Ảnh: Hảo Linh.

Điều gì là giá trị lớn nhất của Cổ Loa mà từ trước đến nay đều bị đánh giá một cách sai lầm trong các quy hoạch?

Đến thăm Cổ Loa, đa số du khách thường chỉ tập trung tham quan ở “vùng lõi”, thuộc khu vực Thành Nội, với các địa điểm nổi bật như Đền Thượng thờ An Dương Vương, Hồ Giếng Ngọc, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu, … Và, không ngạc nhiên, quy hoạch chi tiết cũng ưu tiên khu vực này và Ban quản lý khu di tích chỉ được phép phụ trách các địa điểm trên, cùng vài khu đất gần trụ sở làm việc với tổng diện tích khoảng 04 ha. Trong khi đó, toàn bộ khu di tích Cổ Loa rộng gần 900 ha và ba vòng thành đất mà ông Lê Viết Dũng, Phó ban Quản lý (phụ trách) khu di tích Cổ Loa khẳng định rằng “đó mới là giá trị cốt lõi, là cái quý nhất ở đây” thì lại do chính quyền địa phương và người dân quản lý, (khai thác) không phải như với đối tượng là đất di tích mà như là đất đai thông thường. Vì thế, vì nhu cầu dân sinh, người dân canh tác trên thành, nuôi cá dưới hào, những hộ dân ở sát chân thành đã được cấp sổ đỏ, một số đoạn trên mặt thành được xẻ, làm thành đường nhựa cho xe cơ giới qua lại… Giờ đây, vòng thành nội đã gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất rải rác. Hào trong Thành Nội thì đã được lấp để xây nhà và đường hoặc không thì cây và cỏ dại mọc um tùm. Còn hai vòng Thành Trung và Thành Ngoại, mặc dù vẫn còn nguyên đường nét nhưng không còn giữ được độ cao như trước (chiều cao gốc của thành là từ 7-8m, có nơi có thể lên tới 10m, nhưng giờ đây chỉ còn là 3m trở xuống, có nơi chưa đầy 1m) còn hào thì được trưng dụng để làm diện tích trồng lúa. Đó còn chưa kể, các di tích khảo cổ học (chẳng hạn như di chỉ Đồng Vông ở trên doi đất bên sông Hoàng hết sức quan trọng, thể hiện các giai đoạn khảo cổ học phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn) đều đang trên bờ vực xóa sổ vì các công trình dân sinh.

Hơn nữa, nhìn thấy những “vi phạm” trên, Ban quản lý di tích chỉ có chức năng “kiểm tra, phát hiện và báo cáo” chứ không được xử phạt. Gửi báo cáo và góp ý nhiều lần nhưng ý kiến của Ban quản lý thường không được lắng nghe. Một ví dụ nhỏ, đó là Cửa Trấn Nam – một điểm rất quan trọng của di tích, bị che khuất hoàn toàn bởi hàng quán. “Tôi đã làm việc với lãnh đạo xã nhiều lần, kể cả đã phát biểu trong một số cuộc họp trên huyện, đề nghị ủy ban nhân dân xã lưu ý dẹp hàng quán, giao cho ai đó quản lý, có thể giao cho thôn, mà nếu khó khăn thì giao cho chúng tôi. Thì hiện nay nó vẫn cứ như thế thôi. Lời nói vẫn cứ như là viên gạch ném xuống hồ” – ông Dũng nói.

Có một cách trao thêm quyền cho Ban quản lý di tích mà không chồng chéo lên nhiệm vụ của các cơ quan chức năng khác đó là tham gia giám sát độc lập việc xây dựng, thi công trong khu vực Cổ Loa, theo đó bất cứ công trình nào cũng chỉ được triển khai sau khi xin ý kiến và được Ban quản lý chấp thuận. Đó là gợi ý từ quy chế Quản lý, Bảo tồn Phố cổ Hà Nội, mà ông Lê Viết Dũng là người viết Đề án thành lập Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội vào năm 1997. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi công bố Qui hoạch Tổng thể 1/2000 thì Qui chế Quản lý qui hoạch, trong đó có xác định trách nhiệm của từng cơ quan vẫn chưa được ban hành.

“Vừa làm vừa dò dẫm”


Một đoạn thành nội đã bị một nhà dân san lấp và xây nhà ở. Ảnh: Bảo Như.

Khi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, mọi hoạt động bảo tồn di tích cổ Loa đều bị ngưng trệ. Là một người nhiệt tình với việc bảo vệ di sản và “đau xót” với Cổ Loa từ cách đây hơn 20 năm lúc còn làm trong Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, khi đến với Ban quản lý di tích Cổ Loa cách đây hai năm, ông Dũng “ngay trong tuần đầu tiên” đã đề ra một số việc cần làm ngay, trong số đó là làm biển chỉ dẫn cho khách tham quan đi từ các tuyến đường chính vào Khu di tích Cổ Loa và đi khắp các vòng thành. Ngay cả khi huy động được nguồn vốn xã hội hóa, ý tưởng đơn giản này cũng không dễ thực hiện, vì các doanh nghiệp đầu tư, tài trợ sẽ e ngại một khi biết rằng sẽ có một tập đoàn khác tiếp quản khu vực. Ông Dũng kể lại: “Từ khi tôi mới về đây tôi đã phát tín hiệu với rất nhiều người, anh em bạn bè chiến hữu, những người có quan tâm đến di tích, thậm chí là những nhà đầu tư. Nhưng khi đến đây tìm hiểu xong thì họ đều lặng lẽ không thấy quay trở lại bởi vì họ đã biết là khu này rồi sẽ được giao cho ai, rồi làm gì, xu thế như thế nào.”.

“Hiện tại các công việc mà chúng tôi làm vẫn trong tình trạng là vừa làm vừa dò dẫm, vừa nghe ngóng chứ chả dám làm gì lớn” – ông Dũng nói và cho rằng Ban quản lý di tích đang huy động bằng tất cả những gì có thể khai thác được để quảng bá di tích đến với mọi người. Họ cũng đề xuất kế hoạch quản lý di tích đến năm 2020, bản kế hoạch đã hoàn chỉnh qua nhiều lần lấy ý kiến của người dân, của các sở, ngành, chính quyền xã, huyện và cấp lãnh đạo cao nhất của Thành phố nhưng đến nay còn đang chờ Thành phố phê duyệt thì mới có kinh phí. Tuy nhiên, đó chỉ là hoạt động quản lý thường xuyên còn chiến lược phát triển Cổ Loa vẫn là câu chuyện quy hoạch, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên (bao gồm nhà khoa học, doanh nghiệp, các cấp chính quyền) với một sự cam kết lớn. Hiện nay, Ban quản lý di tích cũng chưa được biết Sun Group có “động tĩnh” gì về qui hoạch 1/500 hay chưa.

Lợi thế chưa thể đánh thức


 Một đoạn Thành Nội đã bị xẻ đôi để làm nhà ở từ nhiều năm nay. Ảnh: Hảo Linh.

Cổ Loa bây giờ vẫn giữ được không khí thanh bình của làng quê Việt Nam với hàng chục ngôi nhà cổ, mỗi xóm đều có điếm, trong số đó nhiều nơi có kiến trúc và không gian đẹp và nếp sinh hoạt truyền thống gắn với nghề trồng lúa. Tuy nhiên, người dân nơi đây chưa có ý định biến những đặc trưng này thành lợi thế du lịch. Ban đầu, họ còn không dành nhiều thiện cảm cho Ban quản lý di tích. Khi Ban quản lý di tích tạo lập Không gian Việt – một chỗ vui chơi cho người tham quan, giới thiệu về văn hóa Việt và tổ chức các trò chơi dân gian trên nền của khu trường cấp II cũ (do Ban đang quản lý) đã chịu sự phản đối kịch liệt của người dân mà đại diện là Hội người cao tuổi xã Cổ Loa, họ cho là “xẻ thịt di tích”. Đối với chính quyền địa phương cũng vậy, lúc đầu cũng tưởng Ban quản lý khu di tích sử dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi. Phải mất nhiều thời gian mới có thể thuyết phục được họ.

Đánh thức tiềm năng của Cổ Loa đòi hỏi việc xây dựng ý thức của cộng đồng, để người dân tham gia vào làm du lịch là điều không hề đơn giản đối với ban quản lý. Ông Dũng mong ước có thể tổ chức những buổi nói chuyện hằng tuần về phát huy giá trị di sản, về du lịch cộng đồng cho những người dân trong xã Cổ Loa nhưng ý định này chưa nhận được được sự quan tâm của các cấp quản lý.

Từng có kinh nghiệm bảo tồn phố cổ Hà Nội, ông Dũng cho biết, một tác động lớn mà khu phố cổ này trở nên nổi tiếng và sôi động trong một thời gian ngắn là nhờ một loạt các dự án nghiên cứu và truyền thông của các tổ chức nước ngoài (từ Thụy Điển, Úc, Pháp, Bỉ và Nhật Bản) trong nhiều năm liền đã làm thay đổi nhận thức người dân qua việc treo paneau, áp phích khắp các đường phố cho đến trao đổi trong các cuộc họp tổ dân phố. Làm về quản lý di sản hơn 20 năm, ông Dũng quá rõ quá trình từ ý tưởng đến thực tế trong lĩnh vực này đòi hỏi sự kiên nhẫn như thế nào (ông đã chứng kiến việc nhỏ như chỉnh trang mặt phố và lát gạch trên đoạn ngắn phố cổ Tạ Hiện ở Hà Nội theo nghiên cứu bảo tồn của chuyên gia người Pháp phải mất gần mười năm mới có thể hoàn thành) nhưng hiện nay số phận của khu di tích Cổ Loa đang hết sức mong manh: “tốc độ di tích bị hủy hoại càng ngày càng lớn và điển hình trong mấy tháng trước, chỉ cần một ca máy xúc là đã đi một đoạn thành rồi” – ông Lê Viết Dũng nói.

 

 

Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa không chỉ là việc của Ban quản lý khu di tích, của người dân, của chính quyền mà còn là của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng như các doanh nghiệp, các nhà Khoa học, … và của tất cả những người yêu nước Việt, yêu văn hoá Việt và có trách nhiệm với truyền thống lịch sử của Tổ tiên người Việt. – ông Lê Viết Dũng.

Bình Quới – Khúc đường Thiên lý bị bỏ quên

PHẠM HOÀNG QUÂN 27/11/2021 6:10 GMT+7

TTCT Đâu là con đường Thiên lý từ thành Gia Định ra bắc? Các nghiên cứu trước giờ chỉ nói vắn tắt, chung chung và nói sai cũng nhiều.

 Đường Bình Qưới ngày nay. Ảnh: Cương Trần

 Đã có nhiều bài viết vắn dài nói về đường Thiên lý hay còn gọi đường quan, đường cái quan, xuyên Việt nói chung và ở thành Gia Định nói riêng. 

Tổng thể và đại khái thì thành Gia Định thời Nguyễn ứng với cả miền Nam, nên ba con đường huyết mạch thuộc khu vực trung tâm đầu não Sài Gòn – Gia Định này tỏa đi gồm: Đường đi theo hướng bắc đến Biên Hòa, Bà Rịa để nối đường trạm ra Huế; đường theo hướng nam đến Định Tường; và đường theo hướng tây đến Quang Hóa sang Cao Miên.

Tiếp tục đọc “Bình Quới – Khúc đường Thiên lý bị bỏ quên”

Lễ hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt Nam 2019

Dân Sinh 19/11/2019

Ngày hội Di sản văn hóa, du lịch Việt Nam 2019 với chủ đề “Di sản văn hóa trong hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 21 đến 26/11 tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).

Tiếp tục đọc “Lễ hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt Nam 2019”

Fish sauce and pottery in central region recognised as heritages

VNN – Update: September, 16/2019 – 08:51

An old woman introduces  traditional fish sauce product of Nam Ô village in Đà Nẵng city. The trade has been recognised as a National intangible heritage. — VNS Photos Công Thành

ĐÀ NẴNG — Two traditional trades – fish sauce from Nam Ô Village in Đà Nẵng and Thanh Hà pottery from Hội An – have been recognised as National Intangible Heritages by the Ministry of Culture, Sports and Tourism, contributing more cultural value to the two tourism hubs in central Việt Nam. Tiếp tục đọc “Fish sauce and pottery in central region recognised as heritages”

KỂ CHUYỆN SÔNG TÔ LỊCH 2000 NĂM

Người kể chuyện: Nhà sử học Lê Văn Lan

Điểm nóng Tô Lịch, sử gia Lê Văn Lan: Đọc đi, xem còn ai dám lăm le giết chết dòng sông nữa hay không! - Ảnh 1.
Điểm nóng Tô Lịch, sử gia Lê Văn Lan: Đọc đi, xem còn ai dám lăm le giết chết dòng sông nữa hay không! - Ảnh 2.
Điểm nóng Tô Lịch, sử gia Lê Văn Lan: Đọc đi, xem còn ai dám lăm le giết chết dòng sông nữa hay không! - Ảnh 3.

Ai cũng nghĩ Tô Lịch là thủy danh, tức là tên sông. Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh… Tô Lịch nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh. Nhưng hoàn toàn sai.

Đó là một nhân danh. Đó là một tên người.

Tiếp tục đọc “KỂ CHUYỆN SÔNG TÔ LỊCH 2000 NĂM”

Probe ordered into handover of Hmong royal palace to gov’t department

VNE – By Viet Tuan   August 21, 2018 | 10:06 am GMT+7

Probe ordered into handover of Hmong royal palace to gov't department
The Hmong royal family’s palace which has been handed over for use to a local culture department. Photo by VnExpress/Ngoc Thanh

Vietnam authorities have agreed to “look into” how the former Hmong royal family’s palace was handed over for use to a local culture department.

The decision came following angry demands by the family in the northern highlands’ Ha Giang Province.

Vuong Duy Bao, grandson of the last Hmong King, Vuong Chi Sinh (or Vuong Chi Thanh, 1886-1962), wrote a letter to Prime Minister Nguyen Xuan Phuc last month asking for the century-old palace to be returned to the family. Tiếp tục đọc “Probe ordered into handover of Hmong royal palace to gov’t department”

Du lịch Huế – 5 bài

***

Du lịch Huế – Bài 1: Những gam màu chưa chịu sáng

04/07/2018 15:56

LTS: Sở hữu gần 900 di tích, trong đó có 87 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 60 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, tháng 12.1993 Quần thể di tích của Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và đến tháng11.2003, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại. Điều đó chứng tỏ Huế đang sở hữu những di tích vào hàng bậc nhất ở cấp quốc gia và di sản mang giá trị ở tầm thế giới. Nhưng tỷ lệ nghịch với tiềm năng, thực tế ngành du lịch Huế trong những năm gần đây bị đánh giá là chậm phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Vậy những nguyên nhân nào đã dẫn đến thực tế trên? Tiếp tục đọc “Du lịch Huế – 5 bài”

Why #SaveSonDoong is larger than just about a cave?

#SaveSonDoong was founded as a campaign to save the pristine charm of the world’s largest cave from mass tourism. But overtime, this citizen-led campaign started to carry more just the mission of saving one cave. In this talk, Lê Nguyễn Thiên Hương, one of the co-founders of #SaveSonDoong will reveal to you what its ultimate goal is actually about. Lê Nguyễn Thiên Hương is an educator by day and an environmental activist by night. She has been working in the field of education for a decade at different roles – a tutor, a teaching assistant, a teacher, a counselor, an admissions officer, etc. On the other hand, traveling has always been a big part of her life. And her expedition to Sơn Đoòng in 2014 has marked a big turning point for her. At the time, Hương was in the process of applying to graduate school for the major of Educational Psychology. But what she found out at Sơn Đoòng has changed her direction completely. Her #SaveSonDoong campaign earned her a scholarship to Brandeis University, where she did two Master degrees in Nonprofit Management and Sustainable Development. This talk was given at a TEDx event using the TED conference format but independently organized by a local community. Learn more at https://www.ted.com/tedx

Unique five-thousand year old fossil reef found in Vietnam

Last update 16:00 | 04/04/2018

For the first time in Vietnam, specialists from the Vietnam Institute of Geosciences and Mineral Resources have discovered a cemetery of fossilised coral reef more than 5,000 years old on Quang Ngai province’s Ly Son Island. The unprecedented and unique discovery opens up new interpretations of the earth dating back to 5,000 years ago.

The ancient coral reef complex called “Cemetery of coral” located in Ly Son Island District was found in January by the Vietnam Institute of Geosciences and Mineral Resources.
Tiếp tục đọc “Unique five-thousand year old fossil reef found in Vietnam”

Quảng Ninh: Lợi ích nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nâu sang Xanh

Ngày 13/3/2018, tại đảo Tuần Châu, TP Hạ Long, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng đã họp cấp lãnh đạo lần thứ năm, tiếp tục bàn các kế hoạch bảo vệ thiên nhiên và môi trường cho vùng di sản.

Chủ trì cuộc họp cấp lãnh đạo sáng kiến liên minh

Tiếp tục đọc “Quảng Ninh: Lợi ích nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nâu sang Xanh”

Peru protects one of world’s last great untouched forests

Inhabitat

In collaboration with local and international conservation groups, the Peruvian government has established Yaguas National Park in the country’s far eastern territory to permanently protect millions of acres of pristine rainforest. “This is a place where the forest stretches to the horizon,” Corine Vriesendorp, a conservation ecologist at The Field Museum in Chicago, told the New York Times. “This is one of the last great intact forests on the globe.” The forest is so massive that the clouds which form above it may impact precipitation in the Western United States while many unique species of animals and plants are found only in Yaguas. The National Park designation also protects land inhabited by several tribes of indigenous peoples.

 

Tiếp tục đọc “Peru protects one of world’s last great untouched forests”

Trách nhiệm pháp lý Bảo tồn Di Sản Thế Giới Phong Nha – Kẻ Bàng và Sơn Đoòng

Cập nhật: 24/2/2018 9:00 AM

400 triệu năm để hình thành Phong Nha – Kẻ Bàng, mấy năm thì phá bỏ?

Vì tầm mức quốc gia, và đôi khi lên đến tầm mức thế giới, của các Vườn Quốc Gia và Vùng Bảo Tồn tương đương, phải chăng nên để một cơ quan cấp quốc gia trực tiếp quản lý, thay vì giao cho các cấp địa phương khác nhau với nhiều bất cập khác nhau?

Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới năm 2003, với Giá Trị Hoàn Vũ Nổi Bật (Outstanding Universal Value).[1] Hang Sơn Đoòng là hang động thiên nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.[2] Đây là những di sản lớn của quốc gia và của cả thế giới, cần được bảo tồn cho mọi thế hệ nhân loại mai sau.

Có 3 loại nghĩa vụ pháp lý về bảo tồn Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. (1) Danh vị Di Sản Thế Giới bao gồm với nó những nghĩa vụ pháp lý quốc tế về bảo tồn di sản trong Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Thiên Nhiên và Văn hóa Thế giới năm 1972 (tên tắt là Công ước Di Sản Thế Giới) mà Việt Nam là thành viên. (2) Nghĩa vụ pháp lý về bảo tồn với UNESO khi Việt Nam đề nghị và được UNESCO đồng ý ghi Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào danh sách Di Sản Thế Giới.  (3) Bên cạnh đó còn có nghĩa vụ pháp lý bảo tồn di sản cho mọi thế hệ con cháu Việt Nam tương lai cho đến nghìn sau.

Các lãnh đạo Quảng Bình, trong 4 năm nay, với cung cách kiên trì thúc đẩy hai dự án xây dựng cơ sở du lịch giải trí đại trà bên trong Vườn Quốc Gia – dự án cáp treo Sơn Đoòng và dự án zipline – có tiềm năng hủy hoại môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái trong vườn, bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm triệt để, và phản lại trách nhiệm pháp lý quốc tế, cho thấy các vị không quen thuộc với, hoặc đơn giản là phe lờ, các trách nhiệm pháp lý quốc gia và quốc tế về bảo tồn di sản. Tiếp tục đọc “Trách nhiệm pháp lý Bảo tồn Di Sản Thế Giới Phong Nha – Kẻ Bàng và Sơn Đoòng”

UNESCO Outstanding Universal Value: Phong Nha-Ke Bang National Park Vietnam

UNESCO

The Phong Nha-Ke Bang National Park, inscribed on the World Heritage List in 2003, covered 85,754 hectares. With this extension, the site covers a total surface area of 126,236 hectares (a 46 % increase) and shares a boundary with the Hin Namno Nature Reserve in the Peoples Democratic Republic of Laos. The Park’s landscape is formed by limestone plateaux and tropical forests. It features great geological diversity and offers spectacular phenomena, including a large number of caves and underground rivers. The site harbours a high level of biodiversity and many endemic species. The extension ensures a more coherent ecosystem while providing additional protection to the catchment areas that are of vital importance for the integrity of limestone landscapes.

Description is available under license CC-BY-SA IGO 3.0

 

Phong Nha-Ke Bang National Park © Evergreen
Outstanding Universal Value

Brief synthesis

Phong Nha-Ke Bang National Park is located in the middle of the Annamite Mountain Range in Quang Binh province, Viet Nam, and shares its boundary with the Hin Namno Nature Reserve in the Lao PDR to the west. The property comprises an area of 123,326 ha and contains terrestrial and aquatic habitats, primary and secondary forest, sites of natural regeneration, tropical dense forests and savanna and is rich in large, often spectacular and scientifically significant caves.
Tiếp tục đọc “UNESCO Outstanding Universal Value: Phong Nha-Ke Bang National Park Vietnam”