Tỷ giá hạ nhiệt nhưng vẫn canh cánh nỗi lo

VNEconomy – 13:14 13/02/2023 – Phan Linh

Các chuyên gia đánh giá năm 2023, câu chuyện tỷ giá của Việt Nam chưa thể nguội bớt, thay vào đó vẫn phải canh cánh nỗi lo về chính sách lãi suất của Fed và khả năng hồi phục của khu vực xuất khẩu để góp phần cải thiện cán cân thanh toán…

Ảnh minh hoạ.

Năm 2022, nền kinh tế đối mặt với cú sốc tỷ giá. Đã có lúc, VND mất giá cao so với USD (mất gần 9%) trong tháng 11/2022. Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định tỷ giá như bán dự trữ ngoại hối, nới rộng biên độ tỷ giá, nâng lãi suất VND, hút bớt VND qua kênh tín phiếu… Theo đó, nhà điều hành tăng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức +3% lên +5% từ ngày 17/10/2022.

Tiếp tục đọc “Tỷ giá hạ nhiệt nhưng vẫn canh cánh nỗi lo”

Cám cảnh hơn 2 triệu hộ chăn nuôi ‘treo’ chuồng trước ‘bão’ giá

27/03/2023 | 16:16

TPOSau vài năm cơn ‘bão giá’ thức ăn chăn nuôi ập đến, từ khoảng 4 triệu người tham gia chăn nuôi trên cả nước đến nay chỉ còn hơn 2 triệu người. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp khẩn cấp hạ giá thức ăn chăn nuôi, nguy cơ nhiều làng nghề nuôi lợn tiếp tục bị xóa sổ. 

Giá cám tăng hơn 40% và duy trì trong thời gian dài đang khiến người chăn nuôi lỗ nặng

Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai – cho biết, sau mười mấy lần tăng giá liên tục, hiện giá cám cao hơn 40% so với năm 2020. Các dịch vụ chăn nuôi cũng tăng 10-15%… Điều này khiến người chăn nuôi ở “thủ phủ” Đồng Nai đang lỗ nặng, không khác gì so với lúc xảy ra khủng hoảng giá lợn hơi vào 6 năm trước.

Theo ông Đoán, hiện mỗi con lợn xuất chuồng, người dân lỗ 1 triệu đồng diễn ra khá phổ biến. Trước cơn bão giá thức ăn chăn nuôi, hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Đồng Nai không trụ được phải bỏ nghề.

Tiếp tục đọc “Cám cảnh hơn 2 triệu hộ chăn nuôi ‘treo’ chuồng trước ‘bão’ giá”