Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Chủ Nhật, 13/11/2022

(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.

Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.

Tiếp tục đọc “Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn”

Có nên sinh ra “đứa trẻ khiếm khuyết”?

BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội

KHPT – 24/07/2020 07:10

Sau ca mổ thành công tách cặp song sinh dính nhau ở Bệnh viện Nhi đồng TPHCM ngày 15/7, một số người hỏi tôi rằng, liệu đã đến lúc cần thiết phải đẩy mạnh sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh, để ngăn chặn sự ra đời của những “đứa trẻ khuyết tật”?

Phá thai nhi dị tật là một vấn đề phân cực trong nhiều xã hội. Ảnh: The New York Times

Phá thai nhi dị tật là một vấn đề phân cực trong nhiều xã hội. Ảnh: The New York Times

Phá thai nhi dị tật là một vấn đề phân cực. Những người ủng hộ cho rằng, “đứa trẻ khiếm khuyết” không chỉ rắc rối vì dị tật bẩm sinh trong suốt cuộc đời, mà còn để lại gánh nặng kinh tế cũng như tinh thần vô cùng nặng nề cho cả gia đình và xã hội. Ngược lại, những người chống phá thai cho rằng, việc từ chối sinh con tàn tật là một hành vi vô nhân đạo, bởi trong trường hợp đó, người phụ nữ mang thai đã phân loại đứa con của mình theo thang đo của sự hoàn hảo và quyết định đứa trẻ nào không có quyền được sống.

Bản thân tôi khi siêu âm dị tật thai nhi, đặc biệt với những dị tật nghiêm trọng, sẽ luôn nhận được câu hỏi theo lẽ tự nhiên, rằng có nên giữ thai để sinh ra một “đứa trẻ khiếm khuyết” hay phá bỏ? Với tôi đó là những tình huống khó xử về đạo đức!

Tiếp tục đọc “Có nên sinh ra “đứa trẻ khiếm khuyết”?”