Công lý vượt qua pháp luật

14/01/2022 09:30

(Pháp lý) – Là một Thẩm phán, làm đến Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là Trung tướng, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, nhưng suốt cả cuộc đời gắn bó với hoạt động xét xử  ông chưa từng tuyên một bản án tử hình nào, trường hợp nào ông cũng tìm thấy lý do để họ được sống…

image001-1642127300.jpg
PGS.TS Trần Văn Độ

Những bản án sinh tử

Mỗi lần gặp Trung tướng Trần Văn Độ, tôi thường hỏi chuyện ông về pháp luật, về các vụ án mà ông đã xét xử hoặc chỉ đạo, ông kể nhiều chuyện, có chuyện rất hay nhưng không tiện công bố. Một trong những ấn tượng khó quên là nhiều vụ án bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tử hình hay bị truy tố về tội danh có hình phạt đến tử hình nhưng qua xét xử, ông đều tìm thấy lý do để không tước đoạt mạng sống của họ.

Tiếp tục đọc “Công lý vượt qua pháp luật”

Hồi hương cổ vật: Làm gì để những báu vật quay về?

TRẦN ĐỨC ANH SƠN 13/1/2022 6:00 GMT+7

TTCTVô số các cổ vật quý giá của Việt Nam đang lưu lạc ở những bảo tàng và bộ sưu tập tư nhân khắp thế giới, đã tới lúc cần có một sách lược tổng thể để “hồi hương” những di vật đó.

Pho tượng Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm của Việt Nam hiện là “tài sản” của bảo tàng Guimet (Pháp) 

 Ngày 11-12-2021 báo Ngày Nay đăng bài “Tượng Quan Âm độc nhất vô nhị Việt Nam sắp ‘hồi hương’ nhờ công nghệ số”, phản ánh việc pho tượng Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm, được tạo tác từ thế kỷ 19 và xuất xứ từ chùa Báo Ân ở Hà Nội, nhưng nay là tài sản của Bảo tàng Guimet ở Paris (Pháp), sắp được “hồi hương” bằng phiên bản in 3D.

Vì bản gốc tượng không thể hồi hương, nên bài báo coi việc hồi hương bản sao là một thành công. Trong khi đồng ý với nhận định đó, tôi vẫn lấy làm tiếc và buồn trước câu hỏi không thể không đặt ra: Tại sao chúng ta không tìm cách hồi hương bản gốc các cổ vật Việt Nam đang lưu lạc ở nước ngoài?

Tiếp tục đọc “Hồi hương cổ vật: Làm gì để những báu vật quay về?”