Phía sau một thất bại…

HUY THỌ 2/1/2022 14:00 GMT+7

TTCTĐội tuyển Việt Nam đã dừng bước ở bán kết AFF Cup trong nhiều nuối tiếc và tự vấn bản thân…

Tại sao đội bóng đại diện duy nhất của Đông Nam Á góp mặt ở vòng loại cuối World Cup khu vực châu Á, chỉ thua những đội hàng đầu châu lục như Nhật, Úc, Arabia Saudi với một bàn cách biệt, nhưng lại thất bại ở AFF Cup?

Trả lời cho câu hỏi này, xin mọi người ghé mắt nhìn qua bên giáo dục một tí: Chúng ta có HCV Olympic toán, vật lý nhưng các học sinh xuất sắc muốn đi đến đỉnh cao của khoa học lại phải ra nước ngoài để tiếp cận một nền giáo dục đi vào thực chất. 

Chanathip trong vòng vây của các cầu thủ Việt Nam. Ảnh: AFP

Tiếp tục đọc “Phía sau một thất bại…”

Được pháp luật lao động điều chỉnh, người lao động giúp việc gia đình Việt Nam cần sự bảo vệ trên thực tế

Ngày Quốc tế Người giúp việc gia đình

ILOĐã mười năm kể từ khi công ước quốc tế được thông qua, lao động giúp việc gia đình trên thế giới vẫn đang phải đấu tranh để được công nhận là người lao động và là những người cung cấp dịch vụ thiết yếu. Mặc dù Việt Nam đã đạt được bước tiến nổi bật trong khu vực nhờ lao động giúp việc gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động, nhưng thách thức mà Việt Nam hiện phải đối diện chính là việc tuân thủ pháp luật.

Thông cáo báo chí | Ngày 15 tháng 6 năm 2021

©ILO/Nguyen Viet Thanh

Tiếp tục đọc “Được pháp luật lao động điều chỉnh, người lao động giúp việc gia đình Việt Nam cần sự bảo vệ trên thực tế”

An ninh mạng hay an toàn dữ liệu cho Việt Nam?

TS – 11/05/2018 08:00 – Hảo Linh

Việt Nam không thể chống đỡ những cuộc tấn công của các nhóm tin tặc chuyên nghiệp và được sự hậu thuẫn của chính phủ các nước khác nếu không thể làm chủ được các thiết bị phần cứng và phần mềm trong hệ thống mạng.


Catalog gián điệp của Cơ quan an ninh Mỹ NSA cho thấy cơ quan này có vô vàn các công cụ cài cắm vào hầu hết các thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm trong hệ thống mạng.

Hệ thống mạng của Việt Nam rất dễ bị tổn thương

Giữa năm 2016, sau chiến thắng của Philippines trước Tòa án Trọng tài thường trực PCA, bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về đường chín đoạn trên Biển Đông, Philippines và Việt Nam trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm tin tặc Trung Quốc. Nổi cộm lên vào thời điểm đó, là một loạt sân bay lớn của Việt Nam (bao gồm cả sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất) bị vô hiệu hóa toàn bộ màn hình hiển thị và loa phát thanh, thay vào đó là những thông tin xúc phạm và xuyên tạc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cùng với đó là thông tin cá nhân của 400.000 khách hàng hạng Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines bị phát tán trên mạng và bản thân trang web của hãng hàng không này cũng bị thay đổi giao diện và nội dung.

Tiếp tục đọc “An ninh mạng hay an toàn dữ liệu cho Việt Nam?”

Sửa đổi Luật Điện lực: Có còn độc quyền trong truyền tải điện?

danviet.vn

Sáng 4/1, tại kỳ họp bất thường Quốc hội XV, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đăng đàn báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung 8 luật hiện hành.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 8 luật gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các bộ luật liên quan tới các mảng kinh tế được đặc biệt quan tâm. Điển hình, về Luật Điện lực, ông Long cho hay, Điều 5 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực theo hướng quy định nhà nước độc quyền trong “vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng”.

Tiếp tục đọc “Sửa đổi Luật Điện lực: Có còn độc quyền trong truyền tải điện?”

Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách

(baochinhphu.vn) – Sáng 4/1, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. 

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai mạc tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng, Hà Nội. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Dự phiên khai mạc tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Nông Đức Mạnh, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; các đồng chí Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng chí Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; đồng chí Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương, lãnh đạo các địa phương, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tiếp tục đọc “Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách”

ASEAN and the new geopolitics of the Indo-Pacific

29 December 2021 Author: Amitav Acharya, American University

eastasiaforum.org

Southeast Asia is no stranger to strategic competition. But its ‘new geopolitics’ is different from those that existed during the Cold War.

China Premier Li Keqiang attends Southeast Asian leaders virtual summit Tuesday 26 October 2021 without Myanmar military leader Min Aung Hlaing after its top general failure of Myanmar's army to adhere to a peace road map it had agreed with the southeast Asian bloc following the coup in February.

In fighting communism, the United States extended its security umbrella to the region. This gave ASEAN members breathing space and allowed them to focus on economic growth and domestic stability. It also stimulated unity among Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and the Philippines due to fear of being entangled in great power intervention. Aid and investment from Japan, a US ally and Asia’s then fastest rising economy, helped industrialise several Southeast Asian countries.

Now, China has displaced Japan as Asia’s largest economy and ASEAN’s largest trade partner. China’s GDP today is more than five times that of ASEAN’s combined. It spends five times more on defence. Unlike the Soviet Union, China is Southeast Asia’s immediate neighbour — a dragon breathing down its neck.

Tiếp tục đọc “ASEAN and the new geopolitics of the Indo-Pacific”