Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về Dân tộc thiểu số

Phụ nữ dân tộc thiểu số đang đạp xe ở Lai Châu. Ảnh được chụp bởi Adam Cohn. Đươc cấp phép theo CC BY-NC-ND 2.0

Giới thiệu

Tại Việt Nam, các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bởi một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ, được gọi là “xã hội dân sự”. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO), các tổ chức quần chúng Việt Nam, các cơ quan chủ quản Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO), các tổ chức dựa trên cộng đồng (CBO) và các tổ chức nghề nghiệp, mặc dù các tổ chức nghề nghiệp hiếm khi liên quan đến các vấn đề dân tộc thiểu số.1Họ cùng nhau làm việc để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, bảo vệ tri ​​thức bản địa và phong tục tôn giáo. Tuy nhiên, công việc của họ khá nhạy cảm và gặp không ít khó khăn.2

Tiếp tục đọc “Xã hội dân sự Việt Nam và các hoạt động về Dân tộc thiểu số”

Học giới Trung Quốc nghiên cứu Việt Nam rất kỹ

PHẠM HOÀNG QUÂN 1/5/2021 6:00 GMT+7

TTCTTừ ngày 8 đến 10-1 vừa qua, hội thảo “Nghiên cứu Việt Nam dưới tầm nhìn học thuật liên ngành” – do Viện Nghiên cứu Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc và Học viện Nghiên cứu lịch sử văn hóa và du lịch, đều đặt tại ĐH Sư phạm Quảng Tây, đồng tổ chức – đã diễn ra tại Quế Lâm.

“Lấy điều du học hỏi thuê,

Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Hơn 60 học giả, chuyên gia từ các ĐH và viện nghiên cứu khắp Trung Quốc đã tham dự, thảo luận chủ yếu về chủ đề quan hệ Trung – Việt trong lịch sử và hiện tại. Hội thảo này nằm trong hạng mục học thuật quốc gia phục vụ đại dự án chiến lược “Nhất đới nhất lộ”, cũng là tiểu kết cho một kế hoạch mang tính bước ngoặt được khởi động từ đầu năm 2019. 

Trước đó, ngày 1-1-2019, tập san Việt Nam nghiên cứu (VNNC) số 1 được xuất bản, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu khu vực, Việt Nam học ở Trung Quốc tách ra làm một ngành độc lập với cơ quan quản lý và tập san chuyên biệt. 

Bìa tạp chí Việt Nam nghiên cứu số 1. Ảnh: amazon.com

Tiếp tục đọc “Học giới Trung Quốc nghiên cứu Việt Nam rất kỹ”