Bộ ảnh thiên nhiên hoang dã của Ma Rừng đẹp đến nỗi người xem phải kêu lên thảng thốt: Đáng yêu thế này, sao ai kia nhẫn tâm tận diệt chim trời?
Khứu hông đỏ- Chim đặc hữu cao nguyên Lâm Viên. Cấp độ bảo tồn NT ( Sắp bị đe dọa)
Tìm hiểu về nghề làm ảnh, chụp ảnh với máy phim đen trắng từ khi còn là nam sinh trung học, tới nay ông Nguyễn Thanh Liêm đã gắn bó với chiếc máy ảnh hơn 40 năm.
Tuy nhiên, phần lớn thời gian trong quãng đời đó, ông cất máy để làm kinh tế gia đình và đi … trồng rừng. Nguyễn Thanh Liêm từng lội rừng dọc Trường Sơn, am hiểu đại ngàn và nghiện trồng cây gây rừng tới mức được bạn bè, đồng nghiệp gọi quen luôn cái biệt danh độc đáo là “Ma Rừng”.
Viện trợ quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong chi Ngân sách nhà nước (NSNN), song vai trò này đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể tỷ trọng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Aid – ODA) đóng góp vào NSNN giảm từ 25.4% năm 2003 xuống còn 11.2% năm 2013.1 Bản chất của viện trợ phát triển cũng thay đổi đáng kể theo thời gian. Trước đây, viện trợ xuất phát phần lớn từ các quốc gia phát triển là thành viên của Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); tuy nhiên những năm gần đây sự tham gia của Trung Quốc, các quốc gia Ả-rập, các nhà tài trợ đa phương, và các tổ chức nhân đạo tư nhân ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới cách nhìn nhận về viện trợ tại Việt Nam.2
Vốn ODA được sử dụng để hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của hạn hán tại miền Nam Việt Nam: nguồn: USAid Vietnam.
Khái niệm về ODA thường nhấn mạnh vào các khoản viện trợ hoặc các khoản vay ưu đãi nhằm cải thiện phúc lợi tại các nước đang phát triển hơn là nhằm mục đích thương mại hoặc an ninh quốc phòng. Tuy nhiên tính ưu đãi trong các khoản viện trợ tài chính ngày càng giảm do thực trạng lệ thuộc vào viện trợ và tác động tiêu cực của các dự án kém hiệu quả, thiếu sự tham gia của địa phương. Dù vậy, kể từ năm 2018, ODA sẽ chỉ bao gồm những khoản tương đương viện trợ thay cho các khoản hỗ trợ tài chính, theo quy trình hiện đại hóa ODA nhằm phản ánh tốt hơn những mục tiêu nêu trên.3
Tại sao lại có hiện tượng coi thường khoa học xã hội? Đâu là căn nguyên của tình trạng sa sút trong hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội? Tại sao phải bàn về quyền tự do tư tưởng trong hoạt động trí tuệ?
Khi bàn về nhu cầu cải tổ hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ta vốn đang lâm vào tình cảnh suy thoái ngày càng nặng nề, người ta thường hay nói nhiều nhất tới nguyên nhân cơ chế quản lý. Theo một cuộc thăm dò cán bộ khoa học gần đây của Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh, có 97,8 % trong số 233 người trả lời cho rằng cần đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động khoa học1. Có lẽ cũng chính vì thế mà chính phủ đã ban hành Nghị định 115 (5-9-2005) về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu công lập nhằm nỗ lực cải cách theo hướng ấy. Cải tổ cơ chế quản lý khoa học là điều rất đúng đắn và cần thiết vào lúc này; tuy nhiên, theo thiển ý chúng tôi, nếu chỉ dừng lại ở đó mà thôi thì hoàn toàn chưa đủ vì mới chỉ đụng chạm vào cái thân chứ chưa đột phá tới những chiều sâu gốc rễ của vấn đề. Đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội mà bài này muốn bàn luận đến.
Bạn có biết: Hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam đã tồn tại HƠN 2 THẬP KỈ
Đỉnh điểm là năm 2005 với 4.300 cá thể gấu bị nuôi nhốt trên khắp cả nước. Đây cũng là năm công tác bảo vệ gấu bắt đầu được đẩy mạnh.
15 năm trôi qua, số gấu bị nuôi nhốt lấy mật trên cả nước đã giảm 91% (từ 4300 cá thể gấu trong năm 2005 xuống chỉ còn 372 cá thể gấu tính đến hết tháng 2/2021). 39 tỉnh thành trên cả nước không có gấu bị nuôi nhốt lấy mật. Trong năm 2020, 32 cá thể gấu đã được sống cuộc sống mới tại các trung tâm cứu hộ.
Hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật đang dần đi đến hồi kết, nhưng cuộc chiến vẫn còn dài. Chỉ còn lại những điểm nóng về nuôi nhốt gấu, cũng là những thử thách khó khăn nhất. Hãy cùng ENV hành động để bảo vệ gấu tại Việt Nam!