Đô thị và gương mặt người ngụ cư

NGUYỄN THU QUỲNH 16/8/2021 7:05 GMT+7

TTCTNhững khu công nghiệp mênh mông, những đô thị sầm uất được xây nên ngày hôm nay có mồ hôi nước mắt thầm lặng của người di cư. Và 6 tỉ đôla mỗi năm được họ gửi về bản quán.

 Một người nhập cư ở TP Thủ Đức (TP.HCM). -Ảnh: Cương Trần

 “Sợ thành phố phong tỏa không trụ được, hai vợ chồng em bế con chạy xe máy về Trà Vinh nhưng đến chốt Long An yêu cầu giấy xét nghiệm không qua được nên lại quay về phòng trọ” – cô vừa kể trong video call vừa cho tôi xem giấy cầm đồ. Chiếc xe máy – tài sản có giá duy nhất – mang ra tiệm cầm đồ được 5 triệu để cầm cự qua mấy chỉ thị giãn cách chắc khó mà lấy về. Cô cho tôi xem đứa trẻ hai tuổi đang ngủ say trên võng trong căn phòng trọ nhếch nhác, mái tôn thấp và những mảng tường loang lổ.

Tiếp tục đọc “Đô thị và gương mặt người ngụ cư”

Dòng sông men Lam ở Thương xá Tax

THẢM GẠCH Ở THƯƠNG XÁ TAX:

08/03/2016 06:32 GMT+7

TTCTNếu không có việc thương xá Tax được xây lên thành 43 tầng, cầu thang bị dọa phá hủy thì không ai biết tới thảm gạch Mosaic lặng lẽ đón chào hàng triệu bước chân từ ngày khánh thành 26-11-1924, cũng không biết tới ý nghĩa ở sau tấm thảm gạch này.

 Dòng sông men Lam ở Thương xá Tax
Cầu thang Mosaic thương xá Tax -Alexandre Garel Saigon 2014

Tiếp tục đọc “Dòng sông men Lam ở Thương xá Tax”

Phụ nữ: “Chúng tôi cần toilet sạch”

Bảo Uyên – Thứ Ba,  8/3/2016, 10:16 (GMT+7)

Một nhà vệ sinh công cộng được đưa vào sử dụng gần đây tại khu trung tâm TPHCM. Ảnh: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Với nhiều phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu thay đổi thế giới của họ chưa chắc đã lớn bằng nhu cầu có một nhà vệ sinh sạch sẽ. Không phải là vì việc giải quyết những “chuyện tế nhị” của chị em phụ nữ lớn hơn chuyện thay đổi xã hội, mà vì chuyện đó bức thiết hơn trong thực tế cuộc sống xô bồ hiện nay của thành phố hiện đại nhất nước này.

Tiếp tục đọc “Phụ nữ: “Chúng tôi cần toilet sạch””

Ba trục trặc của TP. HCM, một đại đô thị khu vực

27/02/2016 10:42 GMT+7

TTCTTP Hồ Chí Minh – một megacity (đại đô thị) của khu vực – đang đối diện ba vấn đề then chốt khiến đô thị này chưa thể bật lên như mong đợi.

Ba trục trặc của TP. HCM, một đại đô thị khu vực
TPHCM luôn là đầu tàu, đi trước và đột phá của cả nước . Ảnh Hữu Khoa.

​Đó là bài toán đặt ra cho thế hệ chính khách mới của thành phố, đòi hỏi lời giải tầm chiến lược với những chính sách dài hạn và hiệu quả, vận hành đô thị theo một cấu trúc gồm đại diện chính quyền, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đại diện cho những tiếng nói khác nhau. Tiếp tục đọc “Ba trục trặc của TP. HCM, một đại đô thị khu vực”

Cửa hàng cá sạch

05:34 AM – 16/02/2016 TN

Một số thành viên trong nhóm M4S tại cửa hàng cá sạch - Ảnh: Như Lịch

Một số thành viên trong nhóm M4S tại cửa hàng cá sạch – Ảnh: Như Lịch

Khởi nghiệp bằng Dự án chuỗi cửa hàng cá sạch M4S, một nhóm bạn trẻ đang nỗ lực, khao khát chinh phục ước mơ trở thành ‘vua cá Việt’, tiến tới dẫn đầu khu vực và vươn ra thế giới.

Phải lo cho con cá!

Nguyễn Đức Hiếu, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM, phụ trách chung của dự án, cho biết ý tưởng nảy sinh từ “nỗi ám ảnh thấy ăn cá giống như ăn cục u rê”. Theo Hiếu, cá không an toàn đang tràn lan ngoài thị trường, là mối hiểm họa lớn và hậu quả của nó vô cùng khủng khiếp. Tiếp tục đọc “Cửa hàng cá sạch”

Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

AAV – Nghiên cứu tổng quát của Tổ chức AAV về những thực tế khắc nghiệt mà các lao động nữ di cư phải đối mặt ở Việt Nam.

 [Trích]

… Tóm Tắt

Di cư trong nước đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng đối với cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây ở việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các lý do thúc đẩy và thu hút lao động nữ di cư, và tính dễ bị tổn thương của họ và khả năng tiếp cận các quyền cơ bản tại nơi đến. Kết quả nghiên cứu chính được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư và một số cơ quan chính quyền/đoàn thể tại TP uông bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng), và quận Gò vấp (TP HCM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận giới và cách tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận để phân tích. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau đây. Tiếp tục đọc “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”

Hàng rong Sài Gòn: ‘Con tôi sẽ không có tương lai nếu nó cũng đi bán rong giống tôi’ – Saigon street food: ‘There’s no future for my son selling food this way’

AA – Friday, October 9, 2015 – 10:56 – by Khai Tran AnPhoto: Vinh Dao

Hằng ngày, 6 giờ sáng, gia đình anh Trang bắt đầu chuẩn bị cho bữa trưa.

Đó là lúc họ bắt đầu chuẩn bị món gà chiên muối ớt – một món ăn được ưa chuộng tại quán cơm của gia đình tại một góc phố ở Quận 3, TP.Hồ Chí Minh suốt 30 năm nay.

Hằng ngày, gia đình anh chế biến hơn 15 món ăn khác nhau (ngoài cơm trắng, canh rau muống và trà đá) trong căn buồng bếp nhỏ trên căn hộ 3 phòng khiêm tốn của gia đình. Đến khoảng 11 giờ trưa, họ cùng nhau chuyển các món ăn cùng các đồ dùng cần thiết xuống tầng trệt bằng một hệ thống ròng rọc tự chế. Quán cơm của gia đình được dựng lên cách đó chưa đầy 100 mét dưới tán cây trên một góc vỉa hè kế bên cột biến áp. Trong suốt hai tiếng buổi trưa, có đến hơn 150 thực khách thuộc mọi tầng lớp đến ăn tại quán, từ dân công sở ăn mặc lịch sự đến các bác xe ôm đi dép lê. Giá mỗi suất là 30,000 đồng (1,4 USD). Tiếp tục đọc “Hàng rong Sài Gòn: ‘Con tôi sẽ không có tương lai nếu nó cũng đi bán rong giống tôi’ – Saigon street food: ‘There’s no future for my son selling food this way’”

Khóc thét giữa phố vì phải nhịn… “xả”

12/12/2015 06:30 GMT+7

TTO – “ Con gái tôi khóc thét khi tôi tìm mãi không thấy nhà vệ sinh công cộng” – chị Đoàn Thu Hoài bức xúc. Còn nhiều bạn đọc khác thú nhận đôi khi mình phải xả bậy… vô tường.

Nhà vệ sinh trong công viên Hoàng Văn Thụ - Ảnh: Tài Phong
Nhà vệ sinh trong công viên Hoàng Văn Thụ – Ảnh: Tài Phong

Vòng quanh nhiều tuyến đường trong thành phố, đỏ mắt chúng tôi mới tìm thấy một nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên cái mọi người thường thấy là chữ ” cấm đái”, “cấm đái bậy”, “cấm tiểu bậy”… trên tường rào nhiều căn nhà, trường học, cơ quan, cột điện gần nhà dân.

Trên địa bàn TP.HCM có 208 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), theo số liệu của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. Thấy gì qua con số 208 nhà vệ sinh công cộng trên 8 triệu dân? Tiếp tục đọc “Khóc thét giữa phố vì phải nhịn… “xả””

Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959

Posted on by The Observer – NCQT

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Trên thực tế, trước năm 1954, đó còn chưa phải là một ngôi làng. Nhưng vào năm đó, Giám mục Thaddeus Lê Hữu Từ đã chọn Gia Kiệm làm nơi tái định cư cho hàng ngàn dân Công giáo bỏ chạy vào Nam từ Giáo khu Phát Diệm của ông ở miền Bắc. Dân Công giáo từ các giáo khu khác ở miền Bắc như Bùi Chu và Thanh Hóa nhanh chóng gia nhập đoàn giáo dân của Lê Hữu Từ tại Gia Kiệm. Tên của các giáo xứ mới thành lập tại Gia Kiệm gợi nhắc gốc gác miền Bắc của họ: Phát Hải, Thanh Sơn, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, v.v…[1] Tiếp tục đọc “Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”

Bộ mặt mới của TP. Hồ Chí Minh: Giải pháp phát triển bền vững đang thay đổi thành phố như thế nào

Madhu Raghunath's picture

Also available in: English

WBKhi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh lần đầu cách đây 3 năm tôi cố hình dung hình ảnh thành phố lấy từ các bộ phim của Hollywood với các tòa nhà nhìn ra bốn phía theo kiểu kiến trúc Pháp, những hàng cây được trồng thẳng hàng gọn ghẽ, những đường phố dài và các món ăn địa phương hấp dẫn.

Kể từ khi làm việc trong lĩnh vực phát triển đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012, tôi nhanh chóng nhận ra nhiều mặt khác nữa của TP. Hồ Chí Minh: một thành phố năng động, trẻ, hiện đại và đầy nhiệt huyết với một tầm nhìn và quyết tâm trở thành một thành phố hàng đầu không chỉ tại Việt Nam, một trong những nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất khu vực, mà tại cả khu vực Đông Á.

Thành phố đã đi những bước đúng theo hướng đó, tức là kết hợp phát triển hạ tầng với dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo nâng cao điều kiện sống và tăng trưởng bền vững. Nhân dịp Ngày Đô thị Thế giới sắp tới tôi muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm từ thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục đọc “Bộ mặt mới của TP. Hồ Chí Minh: Giải pháp phát triển bền vững đang thay đổi thành phố như thế nào”

Nữ doanh nhân tuyên chiến với bún bẩn

05:42 AM – 01/12/2015 TN

Bà Nguyễn Bính (phải) tại xưởng sản xuất của mình - Ảnh: N.N
Bà Nguyễn Bính (phải) tại xưởng sản xuất của mình – Ảnh: N.N

Đã 3 lần trắng tay, một mình dám tuyên chiến với hàng loạt cơ sở làm bún bẩn, mấy mươi lần gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công bằng cho nghề của mình…

Đó là vài nét phác thảo chân dung của bà chủ thương hiệu bún Thủ Đức Nguyễn Bính.

Đang ngồi trò chuyện với chúng tôi, có cuộc gọi từ Tiền Giang đề nghị bà cung cấp bún tươi thương hiệu bún Thủ Đức Nguyễn Bính số lượng 1 tấn với yêu cầu bún tươi giữ được 3 – 4 ngày. Bà Bính từ chối thẳng thừng: “Bún tươi không bỏ chất bảo quản, khó để quá một ngày”. Tiếp tục đọc “Nữ doanh nhân tuyên chiến với bún bẩn”

Thành phố nghĩa tình – 5 kỳ

20/09/2015 21:43

NLDBên cạnh mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, có chất lượng sống tốt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM quyết tâm xây dựng thành phố nghĩa tình – phẩm chất được xem là “đặc sản” của đô thị lớn nhất nước này

Có lẽ TP HCM là nơi có hoạt động từ thiện phổ biến và đa dạng nhất cả nước.

Nhóm Cafe Racer tổ chức thăm, trao quà từ thiện tại Trung tâm Nuôi dạy con nạn nhân chất độc da cam và trẻ em khuyết tật TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Nhóm Cafe Racer tổ chức thăm, trao quà từ thiện tại Trung tâm Nuôi dạy con nạn nhân chất độc da cam và trẻ em khuyết tật TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ngay từ cuối những năm 1980, trong khi đang phải vượt qua biết bao thiếu thốn, khó khăn, hậu quả của một thời bao cấp “ngăn sông cấm chợ”, TP HCM đã là nơi đầu tiên xuất hiện và phát triển phong trào xây dựng “Nhà tình nghĩa” tặng những mẹ Việt Nam anh hùng sống neo đơn. Tiếp đó là những ngôi “nhà tình thương” dành cho các gia đình nghèo khó, rồi là địa phương luôn đi đầu trong phong trào “Xóa đói giảm nghèo”… Tiếp tục đọc “Thành phố nghĩa tình – 5 kỳ”