Tìm kiếm Thủ lĩnh trẻ Liêm chính 2021

towardstransparency.vnTổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đang tìm kiếm những Thủ lĩnh trẻ Liêm chính, những người trăn trở về việc thúc đẩy giá trị liêm chính, mong muốn xây dựng một cộng đồng thực hành giá trị liêm chính và kiến tạo văn hóa liêm chính tại Việt Nam. 

THÔNG TIN CHUNG

Theo Khảo sát về Liêm chính trong Thanh niên Việt Nam (YIS) 2019 do TT thực hiện, 80% thanh niên Việt Nam tin rằng mình có vai trò trong việc thúc đẩy liêm chính. Tuy nhiên, nhiều người trẻ còn thiếu thông tin và kiến thức về liêm chính cũng như một môi trường thuận lợi để có thể thúc đẩy giá trị quan trọng này. Do vậy, việc huy động sự tham gia của thanh niên vào công cuộc xây dựng văn hoá liêm chính vẫn là một thách thức ở Việt Nam. 

Tiếp tục đọc “Tìm kiếm Thủ lĩnh trẻ Liêm chính 2021”

Hướng tới Minh bạch và EU khởi động dự án Trao quyền cho Thanh niên Việt Nam xây dựng Văn hóa Liêm chính

towardstransparency.vn – 9-11-2020

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Hà Nội – Nhân Ngày Quốc tế Phòng, chống Tham nhũng, Liên minh Châu Âu và Tổ chức Hướng tới Minh bạch khởi động dự án kéo dài 3 năm nhằm trao quyền cho các lãnh đạo trẻ Việt Nam xây dựng văn hóa liêm chính.

Với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU), dự án “Lãnh đạo trẻ Liêm chính vì một Việt Nam Minh bạch (LIFT VIETNAM)” hướng tới thúc đẩy giá trị liêm chính và trao quyền cho thanh niên Việt Nam để trở thành những tác nhân thay đổi trong cộng đồng.

Tiếp tục đọc “Hướng tới Minh bạch và EU khởi động dự án Trao quyền cho Thanh niên Việt Nam xây dựng Văn hóa Liêm chính”

Mâu thuẫn trong nhận thức và thực hành liêm chính của Thanh niên Việt Nam

towardstransparency – Hà Nội, ngày 10/09/2019

Cứ ba thanh niên Việt Nam thì có một người không ngần ngại thực hiện hành vi tham nhũng vì lợi ích của bản thân hoặc gia đình, mặc dù họ vẫn mong muốn được sống trong một xã hội liêm chính và hiểu rằng tham nhũng có hại cho thế hệ mình, cho nền kinh tế, cũng như cho sự phát triển của Việt Nam. Điểm đặc biệt nữa là tuy không ngại thực hiện hành vi tham nhũng, cứ bốn trong số năm thanh niên nhận thức được trách nhiệm của mình và nói rằng họ sẵn sàng hành động để chống tham nhũng. Điều này phản ánh sự mâu thuẫn trong nhận thức và hành động của thanh niên Việt Nam về việc thực hành liêm chính.  Tiếp tục đọc “Mâu thuẫn trong nhận thức và thực hành liêm chính của Thanh niên Việt Nam”

Hình thức và Hậu quả tham nhũng trong Giáo dục ở Việt Nam

TT Ở Việt Nam, tham nhũng trong giáo dục vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thường bị lảng tránh bằng tên gọi một hiện tượng xã hội hơn là được nhận dạng thực sự là tham nhũng. Vì vậy, cần có những phân tích kỹ hơn nhằm nâng cao nhận thức về bản chất của tham nhũng trong lĩnh vực này.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giáo viên, phụ huynh học sinh cũng như các nhà quản lý trường học kết hợp với nghiên cứu các khảo sát và thông tin truyền thông hiện nay, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, với sự hỗ trợ của tổ chức Hướng tới Minh bạch, đã tiến hành nghiên cứu Hình thức và Hậu quả của Tham nhũng trong Ngành Giáo dục Việt Nam. Tiếp tục đọc “Hình thức và Hậu quả tham nhũng trong Giáo dục ở Việt Nam”

Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2016: Việt Nam tăng nhẹ về điểm số

TT – Một hệ thống tư pháp liêm chính, nghiêm minh sẽ tạo ra sự thay đổi rõ nét trong cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công

Ngày 25 tháng 1 năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2016, xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công. Tiếp tục đọc “Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2016: Việt Nam tăng nhẹ về điểm số”

Việt Nam cần xây dựng cơ chế hợp tác và tham vấn thường xuyên hơn giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng

twitter_cover_anti-corruption-day-1

TT – Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) – Cơ quan đầu mối quốc gia của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đánh giá cao vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội tại Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong gần một thập niên qua.

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy khuôn khổ pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam vẫn tồn tại một số trở ngại đáng kể đối với sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực này, ví dụ như Luật PCTN và Nghị định 47 chưa có quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội khác ngoài Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Tiếp tục đọc “Việt Nam cần xây dựng cơ chế hợp tác và tham vấn thường xuyên hơn giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng”

Giới thiệu một số dự án thúc đẩy tính liêm chính trong thanh niên

du-an-liem-chinh-thanh-nien

TT – Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ và gợi cảm hứng từ những chương trình nổi bật như Sáng kiến Phòng, chống tham nhũng (VACI) do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, ngày càng có thêm nhiều các bạn trẻ tiên phong trong việc xây dựng các dự án với mục tiêu lan toả giá trị sống liêm chính, trung thực, minh bạch đến với mọi người. Tiếp tục đọc “Giới thiệu một số dự án thúc đẩy tính liêm chính trong thanh niên”

Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng

  • Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng
  • Trung tâm Tư vấn pháp luật và Vận động chính sách (ALAC)

***

Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng

02:35 PM – 08/04/2015 TNO

(TNO) Trung tâm Tư vấn pháp luật và Vận động chính sách (ALAC) ra đời, thực hiện thí điểm tư vấn pháp luật cho nhóm nạn nhân của tham nhũng nhằm hỗ trợ người dân có yêu cầu cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan trong giải quyết khiếu nại, tiếp cận công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cộng đồng.

Tiếp tục đọc “Ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật miễn phí cho nạn nhân tham nhũng”

Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam còn nhiều hạn chế

TT – Mới đây, sau một quá trình xây dựng và thảo luận kéo dài, Việt Nam đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Theo đó, người dân có quyền yêu cầu và tiếp nhận thông tin từ các cơ quan nhà nước. Theo phương pháp đánh giá quyền tiếp cận thông tin – Right to Information Rating, gọi tắt là phương pháp đánh giá RTI – một phương pháp được thế giới công nhận, Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam được 68 trên 150 điểm, Việt Nam xếp hạng 86 trên tổng số 112 quốc gia có đạo luật về tiếp cận thông tin được đánh giá, thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng.
Tiếp tục đọc “Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam còn nhiều hạn chế”

Minh bạch trong Công bố thông tin của Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam

EN_Twitter_graphic5

TT – Hôm nay- ngày 11/7/2016, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố nghiên cứu Minh bạch trong Công bố thông tin của Doanh nghiệp: Đánh giá các công ty đa quốc gia ở thị trường mới nổi” (TRAC EMM), ấn bản 2016.
Tiếp tục đọc “Minh bạch trong Công bố thông tin của Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam”

Đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam

[Infographic] Sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
infor 0

TT – Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) từ năm 2009. Điều 13 của UNCAC quy định chi tiết, cụ thể về sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, nhấn mạnh trách nhiệm của chính phủ các quốc gia thành viêntrong việc thúc đẩy và đảm bảo sự tham gia của các tổ chức và cá nhân ngoài khu vực Nhà nước. Tiếp tục đọc “Đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam”

[Infographic] So sánh dự thảo luật tiếp cận thông tin của Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế

luat-tiep-can-thong-tin-viet-nam-thumbnail

Nhằm hỗ trợ thông tin để Quốc hội xem xét khi đưa ra quyết định đối với đạo luật quan trọng này, Hướng tới Minh bạch (TT) đã gửi tới các đại biểu Quốc hội Báo cáo phân tích Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam. Tiếp tục đọc “[Infographic] So sánh dự thảo luật tiếp cận thông tin của Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế”

RESIST: Phòng ngừa và ứng xử với 22 tình huống đòi hối lộ trong kinh doanh

Resist-Cover-VN-small-size

TT – Công cụ đào tạo nhân viên RESIST – Resisting Extortion and Solicitation in International Transactions – Phòng ngừa và ứng xử với 22 tình huống đòi hối lộ trong kinh doanh giúp hướng dẫn các cán bộ và nhân viên của các doanh nghiệp cách phòng, chống các đòi hỏi hối lộ và tống tiền trong giao dịch kinh doanh.

RESIST là sản phẩm hợp tác của bốn tổ chức quốc tế lớn, bao gồm:

  • Phòng thương mại quốc tế (ICC)
  • Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI)
  • Hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp quốc (UNGC)
  • Sáng kiến Đối tác Phòng, chống tham nhũng (PACI) của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Ngoài ra còn có sự tham gia đóng góp của rất nhiều các công ty và tổ chức quốc tế khác. Tiếp tục đọc “RESIST: Phòng ngừa và ứng xử với 22 tình huống đòi hối lộ trong kinh doanh”

Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để thực sự bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của người dân

Acess-to-infor

Tóm tắt Báo cáo phân tích
Dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin của Việt Nam

Tháng 11 năm 2015, để chuẩn bị cho chương trình thảo luận của Quốc hội khoá XIII trong kỳ họp thứ 10 về Dự án Luật tiếp cận thông tin, tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đã chia sẻ với các đại biểu Quốc hội Báo cáo phân tích Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam.

Báo cáo được thực hiện bởi Trung tâm Pháp luật và Dân chủ – Centre for Law and Democracy (CLD) – Canada và Tổ chức Tiếp cận thông tin Châu Âu – Access Info Europe (AIE) trên cơ sở hợp tác với TT, sử dụng phương pháp đánh giá việc luật hoá quyền tiếp cận thông tin Right to Information Legislation Rating (gọi tắt là phương pháp đánh giá RTI). Tiếp tục đọc “Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để thực sự bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của người dân”

Hình sự hoá hành vi tham nhũng trong khu vực tư

business-meeting-tt-2

nhu cầu thực tế về xử lý tội phạm tham nhũng ở Việt Nam

TT – Xử lý tội phạm tham nhũng không công bằng do áp dụng luật không thống nhất

Theo Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành, những người có chức vụ, quyền hạn như giám đốc, phó giám đốc, kế toán, thủ quỹ, thủ kho… làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh có vốn nhà nước tham gia, công ty cổ phần, hợp tác xã… không phải là chủ thể của các tội tham nhũng. Tiếp tục đọc “Hình sự hoá hành vi tham nhũng trong khu vực tư”