U-Thến, Ngu-Háo và Trai-Căm – Kể chuyện dân gian và dịch truyện thơ cổ của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam

csdmClick vào đây để đọc file pdf

[Trích]

LỜI MỞ ĐẦU

Ở vùng Tây-Bắc nướcViệt-Nam từ đầu thế kỷ thứ IX chữ Thái trước kia, suốt gần bốn thế kỷ dài, phần lớn dùng ở dòng họTạo ghi sổ sách hành chính nắm quyền cai quản Bản Mường, các ông Mo ghi sổ sách cúng bái, các ông Chang ghi tính lịchThái và tầng lớp trên quyền quý sáng tác thơ ca, văn học, chưa phổ biến rộng rãi xuống dân. Tiếp tục đọc “U-Thến, Ngu-Háo và Trai-Căm – Kể chuyện dân gian và dịch truyện thơ cổ của dân tộc Thái vùng Tây-Bắc Việt-Nam”

Nhớ thời bao cấp

Xem bộ ảnh Việt Nam 1980 >>

Xã hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc
Tặng: hương hồn Thái Doãn Hiểu

“Thời bao cấp” gọi nhau là “Đồng chí”
Lương 3 cọc/ 3 đồng…10 năm không tăng
Khu tập thể : ở ăn Tập thể
“Hôn nhân”…Chi bộ “duyệt” mới “đăng…”
* Tiếp tục đọc “Nhớ thời bao cấp”

Biệt phủ và tình bạn

Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Truyện ngắn

Từ trước tới nay, hắn vẫn cho rằng, tình bạn là một thứ tài sản quý giá, thiêng liêng; cho dù, vì điều âý có không ít người đã bĩu môi dè bỉu hắn là ngây thơ, và ngây ngô, song hắn thủ cựu với ý nghĩ: nếu có đem hắn vào cối giã, mọi thứ tan thành bột thì chắc chắn niềm tin đó vẫn nguyên vẹn…

Nhưng đến hôm nay, cái niềm tin gần như là tín điều đó của hắn bị lung lay dữ dội, khi quan hệ của hắn với một người bạn thân thiết nhất, gần như “con chấy cắn đôi”, đã rạn nứt khó có cơ hàn gắn – lạm dụng từ ngữ của giới kinh tế-chính trị, là phá sản! Và sự phá sản đau đớn này có liên quan, theo quy luật quả báo của đạo Phật, tới những biệt phủ ở một tỉnh miền núi đang được coi là một trong những tỉnh nghèo nhất nước… Tiếp tục đọc “Biệt phủ và tình bạn”

Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn

Phạm Đình Ân

Đọc “Một sắc hoa ban”, tập thơ của Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Nxb Hội Nhà văn, quý IV – 2016

 

Nguyễn Anh Tuấn có các bút danh Mai An Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Yên Thế. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, anh lên dạy học ở Tây Bắc, gắn bó đời trai trẻ với vùng cao nghèo khó Sơn La ngót chục năm. Trở về quê nhà Hà Nội, anh được biết đến là một đạo diễn điện ảnh & truyền hình có năng lực sáng tạo. Từ tuổi ngoài hai mươi trẻ trung và nhiều phiêu bạt, gian khổ, anh đã làm thơ, viết văn. Anh trước tiên là một nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi đáng được chú ý, ngoài kịch bản phim là tiểu thuyết, truyện ngắn… Và với thơ, tác giả này đang khiến nhiều đồng nghiệp và độc giả nói chung thật sự ngỡ ngàng(1). Tiếp tục đọc “Một Sắc Hoa Ban – Đa sắc tâm hồn”

Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Dự án sách Thơ Bạn Thơ của hai nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy & Lý Phương Liên đã thực hiện được 6 cuốn (dự tính là 8 cuốn) – cùng những ấn phẩm phụ trợ mà nội dung & hình thức cũng “hoành tráng” không kém, như Văn Bạn Văn, Chém Gió Muôn Màu, Vườn Thơ 5 Nhà – cho đến nay, sau gần 5 năm, đã đi tới chặng cuối. Có thể nói, đây là một công trình lớn mà lịch sử văn học Việt Nam sau này sẽ buộc phải ghi nhận và bàn đến như một “hiện tượng Văn học” đáng kể. Tiếp tục đọc “Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ”

Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 3, 4

***

Kỳ 4: ‘Tư duy kinh tế’ vượt trội

07:30 AM – 23/09/2014
(TNOLê Hoàn không chỉ là một anh hùng cứu nước mà còn là một vị vua làm nên những kỳ tích xây dựng đất nước.
Tầm vóc Lê Hoàn - Kỳ 4: 'Tư duy kinh tế' vượt trội - ảnh 1

Sông Mã (đoạn chảy qua Đan Nê – Đồng Cổ) – nơi Lê Hoàn cho khai đào kênh nhà Lê nối Thanh Hóa với Nghệ An – Hà Tĩnh – Ảnh: Ngọc Minh

Tiếp tục đọc “Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 3, 4”

Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 2, 3

  • Kỳ 1 : Mệnh nước
  • Kỳ 2: Định yên bờ cõi
  • Kỳ 3: Dựng Hùng triều ngọc phả, ra oai với nhà Tống

***

01:05 PM – 21/09/2014

(TNO) “Vua (Lê Đại Hành) đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” – sử thần Ngô Sĩ Liên.

Hình ảnh Lê Hoàn trong sách giáo khoa và trên sân khấu cải lương
Hình ảnh Thập đạo tướng quân Lê Hoàn trong sách giáo khoa – Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc “Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 2, 3”

Những cú giáng tàn độc vào nhà báo

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Phóng viên Quang Thế (áo trắng) bị cảnh sát hình sự mặc áo thường phục màu đen ra cú đấm vào mặt - Ảnh cắt từ clip
Phóng viên Quang Thế (áo trắng) bị cảnh sát hình sự mặc áo thường phục màu đen ra cú đấm vào mặt – Ảnh cắt từ clip

Mới đây, phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị nhân viên công lực hành hung thô bạo khi thu thập thông tin; phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam đến hiện trường ghi chép tin tức bị kẻ mặc thường phục tự xưng là chỉ huy cư xử hệt như hành vi của một tên du côn; phóng viên của VTC điện tử bị đánh đập dã man bởi công an xã khi đang làm nghiệp vụ… Còn trước đó mấy tháng, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị một bọn xã hội đen hành hung một cách độc ác…

Tiếp tục đọc “Những cú giáng tàn độc vào nhà báo”

Dài kỳ chuyện nhuận bút văn thơ – 2 kỳ

  • Kỳ 1: Nhà văn không sống được bằng nhuận bút
  • Kỳ 2: Giới phát hành không là ‘con buôn’, tác giả mới được đối xử tử tế
***

Kỳ 1: Nhà văn không sống được bằng nhuận bút

Thứ Sáu, 04/09/2015 13:45

(Thethaovanhoa.vn) – Với nhuận bút 10% giá bìa nhân với số lượng phát hành như hiện nay, các tác giả văn thơ Việt Nam có sống được với nhuận bút?

Hai tập truyện Thả hy vọng và Trên đôi cánh chuồn chuồn, nhuận bút 18 triệu đồng nhưng phải mất hai năm để viết

Tiếp tục đọc “Dài kỳ chuyện nhuận bút văn thơ – 2 kỳ”

Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam bộ

Nguyễn Đức Hiệp

Đình Minh Hương Gia Thạnh, số 380 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh Hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh Hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh Hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh Hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định. Tiếp tục đọc “Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam bộ”