Mỹ lần đầu công khai yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa khỏi Trường Sa

VNE – Thứ ba, 13/11/2018, 12:11 (GMT+7)

Washington lần đầu tiên thể hiện thái độ quyết liệt đối với hành động triển khai tên lửa phi pháp của Bắc Kinh tại đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B của Trung Quốc. Ảnh: Twitter.

Tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B của Trung Quốc. Ảnh: Twitter.

“Mỹ kêu gọi Trung Quốc rút các tổ hợp tên lửa khỏi các thực thể tranh chấp ở quần đảo Trường Sa và tái khẳng định rằng mọi quốc gia cần tránh giải quyết tranh chấp bằng những hành vi áp đặt hay đe dọa”, Asia Times ngày 12/11 dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ sau đối thoại an ninh Mỹ – Trung được tổ chức tại Washington. Tiếp tục đọc “Mỹ lần đầu công khai yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa khỏi Trường Sa”

China is quietly conducting electronic warfare tests in the South China Sea

  • China is quietly testing electronic warfare assets recently installed at fortified outposts in the South China Sea, sources tell CNBC.
  • Electronic warfare assets are designed to confuse or disable communications and radar systems.
  • A Pentagon spokesperson declined to comment on intelligence matters.

Từ biển Đông đến RIMPAC

  • DANH ĐỨC
  • 02.06.2018, 16:04

TTCT – Tình hình Biển Đông đang thay đổi chóng vánh và dồn dập, kèm theo những “bình luận” trích từ nhiều nguồn dễ gây ngộ nhận tương quan “nhân quả”. Các sự kiện trên Biển Đông liên quan gì tới cuộc tập trận RIMPAC và những động thái mới của Mỹ? Các dữ kiện sẽ cho phép nhận chân tình hình.

Từ biển Đông đến RIMPAC
Tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2016. Ảnh: Asia News

“Chúng tôi có bằng chứng mạnh mẽ rằng Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đối hạm, đối không, cùng các thiết bị nhiễu sóng tại các thực thể tranh chấp ở khu vực Trường Sa của Biển Đông. Việc Trung Quốc vừa cho hạ cánh máy bay ném bom trên đảo Phú Lâm cũng đã làm căng thẳng nổi lên” – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ loan báo hôm 23-5. Tiếp tục đọc “Từ biển Đông đến RIMPAC”

Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?

  • DANH ĐỨC
  • 19.05.2018, 14:53

TTCT – Vụ một nhóm du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Cam Ranh với áo thun in hình “lưỡi bò” trên lưng chỉ là một trong vô vàn âm mưu thôn tính lớn nhỏ.

Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?
Máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 của Trung Quốc trên đá Subi, ảnh công bố ngày 28-4. Ảnh: AMTI

Hôm thứ hai 14-5, Hãng thời trang GAP đã xin lỗi Bắc Kinh vì bán ra những áo thun in bản đồ Trung Quốc mà không thể hiện trên đó Đài Loan, Nam Tây Tạng và biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông). Hãng GAP cam kết trong một thông báo trên Hoàn Cầu Thời Báo rằng họ “tôn trọng chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của Trung Quốc”.

Báo mạng chuyên về kinh tế – tài chính Business Insider của Mỹ, phát hành bằng 8 thứ tiếng Anh, Ba Lan, Đức, Hà Lan, Nhật, Pháp, Hoa, Ý, còn “lập công” khi cho biết “đến tối thứ hai, Business Insider vẫn tìm thấy áo thun gây tranh cãi của Hãng GAP được bán” ngoài thị trường. Vụ việc đó, cùng vụ mặc áo thun in hình “lưỡi bò” ở Việt Nam, thật điển hình cho “cuộc chơi” cùng “luật chơi” ở Biển Đông lúc này. Tiếp tục đọc “Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai?”

Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ

***

Siêu bom hạt nhân thế hệ mới là cái gì?

02/08/2017 14:16 GMT+7

TTO – Đầu tháng 7-2017, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã cảnh báo tình hình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục diễn ra trên thế giới.

Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 - Ảnh: Không quân Mỹ
Mỹ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III đêm 26-4-2017 – Ảnh: Không quân Mỹ

Không có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trong tương lai gần. Các nước đều tiếp tục phát triển hoặc triển khai thêm các hệ thống vũ khí mới hoặc tuyên bố sẽ làm như thế
Chuyên viên Shannon Kile (Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm)

Chín nước gồm năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Ấn Độ, Pakistan, Israel, Triều Tiên đang sở hữu 14.935 đầu đạn hạt nhân, trong đó đã triển khai 4.150 đầu đạn. Tiếp tục đọc “Vũ khí hạt nhân – 7 kỳ”

Triều Tiên – Vì sao căng thẳng? – 5 kỳ

  • Kỳ 1: Triều Tiên – Vì sao căng thẳng?
  • Kỳ 2: Sóng ngầm ở Hội đồng Bảo an
  • Kỳ 3: Bình Nhưỡng có gì trong tay?
  • Kỳ 4: Tình hình Triều Tiên có thể cứu vãn?
  • Kỳ 5: Chìa khóa “made in China”

***

Triều Tiên – Vì sao căng thẳng?

17/04/2017 11:33 GMT+7

TTO – Bình Nhưỡng đã năm lần thử hạt nhân và hơn chục lần bắn thử các loại tên lửa. Không biết bao nhiêu lời răn đe, không biết bao nhiêu biện pháp trừng phạt đã được công bố nhưng có vẻ đâu vẫn hoàn đấy. Vì sao vậy?

Triều Tiên - Vì sao căng thẳng?
Binh lính Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 15-4 – Ảnh: Reuters

Tiếp tục đọc “Triều Tiên – Vì sao căng thẳng? – 5 kỳ”

Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ

  • Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn
  • Kỳ 2: Đến những chuyến tầu bí mật trên biển Caribê
  • Kỳ 3: Cuộc đấu vẫn tiếp tục
  • Kỳ 4: Phát hiện kinh hoàng của những chiếc máy bay do thám tầm cao U-2
  • Kỳ 5: Cuộc khủng hoảng bắt đầu ló dạng
  • Kỳ 6: Hành động ngăn chặn của quân đội Mỹ
  • Kỳ 7: Những bức thư qua lại giữa Kennedy và Khrushchev
  • Kỳ 8: Liên hợp quốc vào cuộc
  • Kỳ 9: Xuất hiện dấu hiệu xuống thang
  • Kỳ 10: Lập trường kiên quyết của Cuba
  • Kỳ 11: Hồi kết của cuộc khủng hoảng

Tổng thống Mỹ Kennedy và nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô, hai nhân vật chính trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962.

***

Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn

BTT – Khủng hoảng tên lửa Cuba (tháng 10/1962) là sự kiện kịch tính nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từng đẩy Mátxcơva và Oasinhtơn đến bên bờ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng rốt cuộc, ít người biết được nguyên nhân sâu xa gây ra nó và nhân loại đã thoát ra khỏi thảm họa hạt nhân nhãn tiền đó như thế nào.

Tiếp tục đọc “Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – 11 kỳ”

Tàu ngầm Mỹ trong cảng Subic – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Trở lại sau 20 năm
  • Kỳ 2: Bến cũ, người xưa và…
  • Kỳ 3: Chiếc USS Louisville từ đâu tới?
  • Kỳ 4: Ngó trước ngó sau
USS Louisville từ đâu tới?
Một góc vịnh Subic năm 1990 – Ảnh: d.r.sanner

***

Tàu ngầm Mỹ trong cảng Subic

09/07/2012 11:01 GMT+7

 

TT – Nó nằm đó thù lù “một cục” trên bờ kè sát con đường Water Front cảng Subic, chiếc tàu ngầm hạt nhân USS Louisville của hạm đội 7 Mỹ, sáng nay thứ tư 27-6. Thật yên ả thả neo trên bến cảng ngày nào là căn cứ hải – không quân Mỹ.

Tiếp tục đọc “Tàu ngầm Mỹ trong cảng Subic – 4 kỳ”

Sân bay Trường Sa đã dài ra gần gấp đôi

VNY – 18 thg 11, 2016

Hôm 15/11 vừa qua, trung tâm Sáng kiến minh mạch hàng hải châu Á thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS của Mỹ đã công bố các ảnh chụp vệ tinh hôm 7/11 cho thấy rõ đường băng trên đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam đã được kéo dài ra gần gấp đôi.

Sân bay Trường Sa đã dài ra gần gấp đôi