Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!

BÀI VÀ ẢNH: HUY THỌ 09/02/2023 05:48 GMT+7

TTCTHọ đang cùng tạo dựng một chuỗi sản phẩm phục vụ du lịch, giúp Tây Nguyên hấp dẫn hơn xưa rất nhiều. Mỗi người là một mắt xích độc đáo và không thể thiếu.

Bình minh hồ Lắk
Bình minh hồ Lắk

Hồn Tây Nguyên ở Arul

Cuối năm 2022, tôi đến Buôn Ma Thuột cùng Đỗ Nguyễn Hoàng Long – á quân Master Chief 2017 – một tay “ma xó” của núi rừng Tây Nguyên. 

Chuyến đi dự kiến chóng vánh, làm việc xong rồi về bởi những ấn tượng cũ của tôi về du lịch Buôn Ma Thuột vốn không mấy đậm đà hào hứng. Tôi được các đồng nghiệp “thổ địa” giới thiệu những địa điểm, sản phẩm du lịch nổi bật nhất của Buôn Ma Thuột dạo ấy.

Kết quả là một nỗi thất vọng: vào buôn Đôn, hồ Lắk thì hàng quán xập xệ, quảng cáo bán thuốc Ama Kông dỏm, trang hoàng kiểu Tây Nguyên giả hiệu, đặc sản “đinh” nhất là một loại hình dịch vụ mà bây giờ người ta đang nỗ lực loại bỏ: cưỡi voi!

Nhưng Đỗ Nguyễn Hoàng Long cười, nói “Buôn Ma Thuột bây giờ khác lắm. Anh phải gặp những con người ở đó…”.

Tiếp tục đọc “Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!”

Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất… hơn 2.000 ha rừng, đất rừng

28/02/2022 19:09 GMT+7

TTOViện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được giao 3.280 ha rừng, đất rừng nhưng từ khi quản lý, đơn vị này lại để mất tới hơn 2.000 ha rừng, đất rừng.

Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất... hơn 2.000 ha rừng, đất rừng - Ảnh 1.
Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (tại số 9 đường Hùng Vương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) – Ảnh: fsih.gov.vn

Ngày 28-2, Sở Tài nguyên và môi trường Đắk Nông cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra về công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng tại lâm phần do Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (trụ sở tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong) quản lý.

Tiếp tục đọc “Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất… hơn 2.000 ha rừng, đất rừng”

Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá

– 22/11/2021

Rừng Tây Nguyên – Đắk Nông, Đắk Lắk – bị tàn phá, đất rừng bị lấn chiếm từng ngày. Nguyên nhân của thực trạng này là lực lượng bảo vệ rừng không đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Rừng Tây Nguyên bị “xẻ thịt” từng ngày (Ảnh: Phan Tuấn)

Chọn lựa cái nghề giữ rừng không dễ, ở lại được với rừng, giữ được cái nghề càng khó khăn hơn. Chỉ với người làm công tác bảo vệ rừng mới hiểu được điều này.

Tiếp tục đọc “Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá”

Rằng qua hoạn nạn, mới hiểu lòng nhau

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

       Đang vận hành trơn tru, thì cả thế giới chững lại chỉ vì một loài virus mắt thường không nhìn thấy. Nhiều người bi quan bó tay than vãn, còn những doanh nhân lạc quan của “Nhóm Bạn Từ Tâm Đắk Lắk” đều biến nguy thành cơ, chọn lối sống quên mình vì mọi người để chung tay đẩy lùi đại dịch.  

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp tán thưởng cách khởi nghiệp 4.0 của MISS EDE

Chọn bạn mà chơi 

Tháng 3 năm 2020, Đắk Lắk chưa có ca dương tính Covid-19 nào. Các biện pháp phòng dịch đã được triển khai, còn mọi hoạt động giao thương vẫn bình ổn, thông suốt. 

Lúc đó tôi vừa nhận quyết định nghỉ hưu sau 5 năm công tác ở Tỉnh Đoàn, 26 năm làm báo chuyên nghiệp. Rời vị trí chiến đấu thân yêu quá lâu gắn bó, tôi lập Nhóm Bạn Từ Tâm để “có cơ sở” vẽ logo in backdrop tặng nhà cho các trò nghèo hiếu học, tổ chức các chương trình thiện nguyện hỗ trợ chính quyền, người dân cùng chống dịch Covid-19. Nhóm Bạn Từ Tâm ban đầu chỉ có 3 người, sau tăng dần lên, tới nay đã gần 200 thành viên. 

Tiếp tục đọc “Rằng qua hoạn nạn, mới hiểu lòng nhau”

Nguy cơ sa mạc hóa tại các tỉnh Tây Nguyên

21/05/2021

(KDPT) – Theo ước tính, Việt Nam có gần 8 triệu ha đất hoang mạc hóa, trong đó, vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ đang là những khu vực báo động chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đến Tây Nguyên vào thời điểm này, dễ bắt gặp cảnh những cánh đồng khô khốc, đất đai nứt nẻ, phải bỏ hoang vì thiếu nước tưới, cây công nghiệp chết úa, mất trắng.

Tây Nguyên là khu vực chịu ảnh hưởng nặng của hoang mạc hóa.

Tiếp tục đọc “Nguy cơ sa mạc hóa tại các tỉnh Tây Nguyên”

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)

Không ít nơi, chính quyền địa phương thu hồi đất của lâm trường nhưng lại không giao cho người dân tại chỗ mà giao cho các công ty tư nhân. Các lâm trường có nhiều đất cũng giao lại cho những người giàu có. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

***

‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn

Lời giới thiệu

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của nông/lâm nghiệp và là trụ đỡ quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tiếp tục đọc “‘Giải phóng’ đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần ‘cuộc cách mạng’ quyết liệt hơn (5 bài)”

Đằng sau cơn sốt điện gió ở Tây Nguyên – 8 kỳ

***

Đằng sau cơn sốt điện gió ở Tây Nguyên
[Kỳ 1] Gần 500 lá đơn ở dự án 16.500 tỷ của Tập đoàn Trung Nam

Dự án điện gió lớn nhất tỉnh Đăk Lăk đang có những dấu hiệu vi phạm khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc.

Dự án điện gió của Tập đoàn Trung Nam đè lên đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Ảnh: Minh Hậu.
Dự án điện gió của Tập đoàn Trung Nam đè lên đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Ảnh: Minh Hậu.
Tiếp tục đọc “Đằng sau cơn sốt điện gió ở Tây Nguyên – 8 kỳ”

Kon Tum cần biết nói không với thủy điện

Hệ lụy từ các dự án thủy điện ở miền Trung – Tây Nguyên
[Bài 9] Kon Tum cần biết nói không với thủy điện

NN – 01/06/2021 , 15:28

Từ năm 2013, Quốc hội đã loại gần 500 thủy điện ra khỏi quy hoạch để bảo vệ môi trường. Nhưng tỉnh Kon Tum lại phê duyệt 5 dự án thủy điện trong 1 ngày.

Với nguồn thủy năng phong phú, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư xây dựng thủy điện trong nhiều năm qua.  Hệ quả, các dự án thủy điện ngày càng gia tăng, kéo theo tình trạng hạn hán, lũ lụt ngày một lớn. Quan ngại hơn, cuộc sống người dân đang sinh sống quanh lưu vực các con sông càng trở nên cơ cực.

Đăk Pxi đã thành dòng sông chết

Gánh trên mình hàng chục nhà máy thủy điện, sông Đăk Pxi được ví như “dòng sông chết”. Mùa khô thì dòng sông Đăk Pxi (Kon Tum) khô hạn, mùa mưa thì ngập lụt nặng nề. Chưa bao giờ, người dân đang sinh sống quanh lưu vực sông Đăk Pxi trở nên bất an như bây giờ.

Thủy điện Đăk Pxi bậc 2 (Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân) xây dựng chắn ngang dòng sông Đăk Pxi khiến phía hạ du khô hạn, người dân không có nước phục vụ sản xuất. Ảnh: T.A.
Thủy điện Đăk Pxi bậc 2 (Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân) xây dựng chắn ngang dòng sông Đăk Pxi khiến phía hạ du khô hạn, người dân không có nước phục vụ sản xuất. Ảnh: T.A.

Tiếp tục đọc “Kon Tum cần biết nói không với thủy điện”

Nông nghiệp, nông thôn bị lợi dụng, cày xới như thế nào? – 8 kỳ (Chuỗi bài đang cập nhập)

***

Nông nghiệp, nông thôn bị lợi dụng, cày xới như thế nào?

Điện mặt trời áp mái nhà như một ‘cơn lốc’ tràn qua khắp các vùng nông nghiệp, nông thôn Nam Trung bộ và Tây Nguyên, chiếm đất sản xuất và gây nhiều hệ lụy…

Dự án điện mặt trời áp mái trang trại: Chưa được phê duyệt vẫn xây dựng

Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, gần như ngay lập tức, các nhà đầu tư khắp cả nước, như nằm chờ sẵn, chui lên từ đất lên, đồng loạt xuất hiện ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên, biến nhiều diện tích đất chăn nuôi, trồng trọt, trang trại, thủy sản, thủy lợi, nông thôn… thành những dự án điện mặt trời và bằng mọi giá hoàn thành công trình, thực hiện mua bán điện với giá cực kỳ ưu đãi của Chính phủ mang lại hiệu quả, lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Nhưng đổi lại các dự án điện mặt trời cũng tàn phá khủng khiếp các vùng sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Nhóm phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đi sâu tìm hiểu vạch trần những chiêu trò núp bóng nông nghiệp, nông thôn để thực hiện các dự án sai phạm, trục lợi chính sách. Cũng như sự làm ngơ, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành và chính quyền một số địa phương khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên như thế nào?… 

Hệ thống Điện mặt trời áp mái nhà trải dài hàng cây số tại huyện Chư Prông, Gia Lai.
Hệ thống Điện mặt trời áp mái nhà trải dài hàng cây số tại huyện Chư Prông, Gia Lai.

 

Tiếp tục đọc “Nông nghiệp, nông thôn bị lợi dụng, cày xới như thế nào? – 8 kỳ (Chuỗi bài đang cập nhập)”

Bài học cao su

  • QUỐC NAM – BÁ DŨNG – CÔNG ĐÔNG
  • TTCT – 10.11.2020, 13:36

Một thời khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên ầm ầm chặt rừng để trồng cao su. Loài cây cho ra những hạt mủ từng được ví là “vàng trắng” này giúp nhiều địa phương đổi thay bộ mặt, nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ.

Bài học cao su
Thương lái thu mua cây cao su gãy đổ sau bão số 5. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành

Phá bỏ cao su ồ ạt

Sau những trận bão, giấc mơ vàng trắng từ cây cao su tại Quảng Bình đã dần tắt. Chỉ trong 7 năm, tổng diện tích trồng cao su của tỉnh này đã giảm từ hơn 18.000ha xuống gần một nửa, chuyển qua những cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Câu chuyện y hệt cũng diễn ra tại tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục đọc “Bài học cao su”

Phải lòng xứ Cù Lần

Ký sự của Hoàng Thiên Nga

Trong những ngày cả nước giãn cách phòng chống dịch Covid-19, du khách vắng bóng, hàng trăm lao động ở thung lũng ngàn hoa vẫn tất bật xây dựng thêm dãy nhà sàn lưu trú dưới tán rừng, hoàn tất dần từng khâu cần chăm chút cho tuors Đại Ngàn mà chủ doanh nghiệp tự tin sẽ “bùng nổ” khi dịch qua đi.  

Nép giữa cỏ hoa

Cách Đà Lạt tới 21 km, đường tới Làng Cù Lần uốn lượn giữa ngàn thông tuyệt đẹp, dù khá bất tiện với những người ngại di chuyển, thời gian ít. 

Làng Cù Lần cỏ hoa rực rỡ ở Lâm Đồng

Tiếp tục đọc “Phải lòng xứ Cù Lần”

Áp lực giữ rừng ở Tây Nguyên – Bài cuối: Phát triển rừng bền vững

baotintuc.vn – 30/05/2020

Đối với khu vực Tây Nguyên, tình trạng vi phạm pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp chưa bao giờ hết “nóng”.Điều này đòi hỏi các bộ, ngành Trung ương cùng chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên cần có giải pháp căn cơ, thật sự hiệu quả để đẩy lùi nạn phá rừng tự nhiên và phát triển rừng bền vững.

Hiện trường vụ phá rừng và hành hung các bộ quản lý, bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn xảy ra ngày 18/12/2019. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Bài 1 – Những chuyển biến tích cực sau lệnh “đóng cửa rừng” của Thủ tướng ​

Áp lực giữ rừng ở Tây Nguyên: Bài 2 – Dễ đóng cửa, khó cài then

Áp lực giữ rừng ở Tây Nguyên: Bài 3 – Nhiều thách thức trong giữ rừng tự nhiên Tiếp tục đọc “Áp lực giữ rừng ở Tây Nguyên – Bài cuối: Phát triển rừng bền vững”

Thủy điện nắn dòng, người dân Tây Nguyên lao đao vì hạn hán

Tây Nguyên có nguồn tài nguyên nước dồi dào, phong phú với 4 hệ thống sông chính: Sê San, Sêrêpốk, sông Ba và sông Đồng Nai; khá thuận lợi trong việc phát triển thủy điện, thủy lợi.

Mtđt 16:02pm, 31/03/2020Chính vì vậy, những năm qua, hàng trăm nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã được xây dựng tại khu vực này. Không thể phủ nhận cái được của các dự án thủy điện ở Tây Nguyên thời gian qua đã cung ứng điện năng, điều tiết nguồn nước giữa mùa lũ và mùa cạn, phục vụ thủy lợi; phát triển cơ sở hạ tầng góp phần đổi thay bộ mặt dân cư vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, việc ồ ạt xây dựng thủy điện trên các sông lớn của Tây Nguyên đã gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên; được điện thì mất rừng; hạn hán, lụt lội, lũ quét, sạt lở sông, suối luôn đe dọa…

Một công trình thủy điện tại Tây Nguyên. Ảnh: Internet.

Tiếp tục đọc “Thủy điện nắn dòng, người dân Tây Nguyên lao đao vì hạn hán”

Bay theo ròng rọc chuối xuất khẩu

Tết này 250 công nhân trang trại chuối ở Vụ Bổn- xã vùng nghèo sâu Tây Nguyên ăn tết vui tươi đầm ấm, vì đã có mức lương “lý tưởng” và giao thông thuận lợi hơn mọi xuân trước. 

Ngày giáp tết, ông Hồ Thái Bình-Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần KD Green Farm đưa ông Mai Đình Thọ-Phó bí thư huyện ủy Krông Pắk và phóng viên Tiền Phong đi thực tế dự án trồng chuối xuất khẩu.

Ông Hồ Thái Bình (bên phải) đưa ông Mai Đình Thọ (giữa) và tác giả tham quan trang trại chuối 100 ha của Công ty.

Tiếp tục đọc “Bay theo ròng rọc chuối xuất khẩu”

“Hiện tượng Hà Mòn” ở Tây Nguyên, những vấn đề cần quan tâm

Kết quả hình ảnh cho “Hà Mòn”
Phát động quần chúng đưa đối tượng tuyên truyền tà đạo, phản động ra kiểm điểm. Ảnh: T.K – baogialai

Ban Tôn giáo Chính phủ

 Mấy năm nay ở khu vực Tây Nguyên nhất là hai tỉnh Kom Tum và Gia Lai rộ lên một hiện tượng tôn giáo với các tên gọi khác nhau: “tà đạo Hà Mòn”, “hiện tượng Hà Mòn” “đạo Gyin”, “đạo Hà Mòn”, “Công giáo Đề ga”… Bài viết này xin được cung cấp một số thông tin cũng như có những nhận xét, đánh giá bước đầu về vấn đề này. Chúng tôi xin được tạm sử dụng thuật ngữ “hiện tượng Hà Mòn” cho bài viết. Tiếp tục đọc ““Hiện tượng Hà Mòn” ở Tây Nguyên, những vấn đề cần quan tâm”