Will Pacific tensions define a new global struggle? | Project Force
Al Jazeera English – 18-4-2022
Tensions are rising in the South China Sea with Beijing accusing the US of breaking a promise by staging military drills. Will the battle over the Pacific region define the struggle for global dominance? Watch Project Force with @ Alex Gatopoulos.
TTCT – Cuối tháng 6 này, thao diễn hải quân hằng năm RIMPAC của Mỹ, quy tụ hải quân 26 quốc gia, sẽ khai diễn. Trước đó, từ cuối tháng 5, hải quân Trung Quốc và Nga đã độc lập diễn tập cũng trên Thái Bình Dương. Bên cạnh quan hệ đối kháng sẵn có, năm nay còn thêm tác động của cuộc chiến Ukraine, nên các cuộc diễn tập này càng hàm chứa tính đối đầu.
Hôm 3-6, Hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ AA loan tin 40 tàu chiến và 20 máy bay tham gia diễn tập thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga tại phía đông nước này từ ngày 3 tới 10-6.
Cũng theo AA, cuộc tập trận nhằm phối hợp nhóm tàu trên với không quân của hải quân trong việc rèn kỹ năng săn ngầm, tác xạ các mục tiêu trên mặt nước và trên không, đồng thời tổ chức tiếp tế trên biển cho hải quân trong vùng biển Thái Bình Dương.
Binh sĩ các nước Úc, Mỹ, Sri Lanka, Malaysia, Brunei, Nhật Bản, và New Zealand chụp ảnh chung trên tàu sân bay trực thăng HMAS Adelaide trong cuộc tập trận RIMPAC 2018. Ảnh: navy.mil
Người Việt Nam có thể nhân nhượng việc A, việc B, việc C nhưng không bao giờ nhân nhượng chủ quyền cả. Chúng ta phải vận động nhân dân hiểu rõ bảo vệ biển đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân, từ đó tạo ra thế trận lòng dân và thế trận chiến tranh nhân dân trên biển…
TTCT – Một tay nhà thầu quân sự giỏi quan hệ và ăn chơi đã thao túng cả Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ra sao, trong vụ bê bối mà gần một thập niên sau vẫn còn để lại những hệ quả ghê gớm.
Đề đốc chỉ huy quân báo Hải quân Hoa Kỳ bước vào bàn giấy của một thiếu tá thuộc quyền. Thiếu tá này thấy sếp vào bèn vội vã cất tập hồ sơ đề chữ “Mật” trên bàn vào ngăn kéo!
Tại sao lại như thế? Là vì thiếu tá sợ đề đốc cầm tập hồ sơ lật ra xem thì khó ăn khó nói. Đề đốc chỉ huy quân báo không được quyền xem hồ sơ (!) vì ông đang bị điều tra, và hồ sơ này có thể dính dáng đến cá nhân ông.
Leonard Mập (thứ hai từ trái sang) là bạn ăn chơi hợp cạ của nhiều tướng tá Hải quân Mỹ. Ảnh: Washington Post
Quân đội Mỹ vận hành hơn 750 căn cứ hải ngoại trải khắp 80 quốc gia trong khi Trung Quốc chỉ có một căn cứ quân sự hải ngoại tại Djibouti.
Lính Mỹ rời căn cứ không quân Bargam ở Afghanistan hồi tháng 7. Ảnh: TWITTER
Với trọng tâm chiến lược của Mỹ hiện đang chuyển sang khu vực Ấn Độ Dương –Thái Bình Dương với mục đích chế ngự Trung Quốc, các lực lượng vũ trang Mỹ đang ráo riết vũ khí hóa khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn đang dần trở thành tâm điểm toàn cầu về rủi ro xảy ra xung đột lớn tiếp theo.
TTCT – Vụ tàu ngầm Indonesia thọ nạn mới đây có thể coi là lời cảnh báo về những rủi ro đáng ngại trong vùng biển khu vực, khi mà các “ông lớn” đang thay “đồ chơi” và “luật chơi” trong cuộc chiến dưới mặt biển.
Tàu ngầm KRI Nanggala-402 được xác nhận bị chìm ở vùng biển phía bắc đảo Bali chiều thứ bảy 24-4, Thông tấn xã Kompas của Indonesia ngậm ngùi loan tin.
Theo đó, vụ chìm tàu 402 xảy ra trong lúc chiếc tàu ngầm do Đức sản xuất này tham gia cuộc diễn tập nhắm bắn mục tiêu chiến lược của Hải quân Indonesia có sự tham gia của 21 tàu hải quân, 2 tàu ngầm và 5 máy bay.
Lực lượng diễn tập được triển khai ngay để tìm kiếm tàu ngầm mất tích.
Mất chiếc KRI Nanggala-402, Hải quân Indonesia còn mất đi những người lính dày dạn kinh nghiệm tàu ngầm bậc nhất của họ. Ảnh: Reuters
TTO – Đúng 9h ngày 2-6-2017, lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam và cả Tổ quốc, quả tên lửa phóng đi từ tàu ngầm bắn trúng trực tiếp mục tiêu, ghi dấu mốc đầy tự hào với kíp tàu ngầm lớp kilo 636 số hiệu 182-Hà Nội.
Đây cũng chính là kíp tàu ngầm đầu tiên được đi Nga học.
Nhớ lại những dấu mốc không thể nào quên với tàu ngầm kilo số hiệu 182, thiếu tá Nguyễn Trọng Khôi, thuyền trưởng tàu ngầm mang tên thủ đô Hà Nội, nói: “Khi bước chân sang Nga học, chúng tôi đã quyết tâm học, không chỉ vì danh dự của mỗi cá nhân mà còn học vì Tổ quốc”. Tiếp tục đọc “Kíp tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam – những câu chuyện bây giờ mới kể”→
Mìn, vật cản còn sót lại sau chiến tranh, được lực lượng công binh tìm thấy trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Ảnh: TTXVN phát
***
Ước vọng xanh trên miền đá lạnh – Bài 1: Hiểm họa bom, mìn vẫn rình rập
Thứ Sáu, 22/02/2019 09:42 | Những ngày cuối tháng Hai, khi hoa mận, hoa mơ nở trắng rừng, cũng là lúc nhân dân cả nước cùng nhau hướng về mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), nơi hàng nghìn chiến sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979…
Hai lần vướng mìn, mất cả đôi chân
Thi thoảng, người dân xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, lại giật mình hoảng hốt khi nghe thấy tiếng nổ vang trời đằng sau các ngọn đồi, lưng núi… Đã thành thói quen, cả bản hò nhau cùng tìm về phía phát ra tiếng nổ, bởi họ biết, đã có người vướng phải mìn cần được cấp cứu. Tiếp tục đọc “Ước vọng xanh trên miền đá lạnh – 3 bài”→
LAI CHÂU – Đã hơn 60 ngày cả nước không ghi nhận ca bệnh lây lan trong cộng đồng, nhưng trên biên giới, những chiến sĩ biên phòng chưa thể về nhà.
Một chốt chống dịch của Đồn biên phòng Huổi Luông. Ảnh: Võ Hải.
Tháng 6, trời nắng như đổ lửa ở vùng biên huyện Phong Thổ, Lai Châu. Tại chốt kiểm soát của Đồn Biên phòng Huổi Luông nằm bên dòng Nậm Na, đồn trưởng Lê Văn Quyết đùa vui “chỉ cần thêm nắm lá thuốc là người ở trong chốt như được xông hơi”. Nhưng các chiến sĩ cũng không được trong “lều xông hơi” đó mà phải thay nhau trực dưới các lán tạm bên đường.
Bộ Quốc phòng Việt Nam thường xuyên chỉ đạo các lực lượng hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng… tăng cường nắm tình hình trên các vùng biển, tổ chức lực lượng kịp thời xử lý các tình huống xảy ra…
Pháo tự động 6 nòng (AK-630) trên tàu tên lửa tấn công nhanh của lữ đoàn 167, Vùng 2 hải quân bắn đạn thật trên biển ẢNH: MAI THANH HẢI
Đối với những chiến sỹ đóng quân trên các đảo của Quần đảo Trường Sa, những con vật từ những chú chó, đàn vịt, đàn gà, đàn lợn… không chỉ mang tới hình ảnh thân thuộc của đất liền, mà còn là những người bạn giúp họ với đi nỗi nhớ quê hương.
Người bạn bất đắc dĩ
Để cải thiện bữa ăn, trên hầu hết các đảo chìm, đảo nổi ở Quần đảo Trường Sa hiện nay đều đã có chuồng trại để các chiến sỹ tăng gia chăn nuôi, trong đó hầu hết các đảo nổi đã nuôi được lợn, gà, thậm chí mới đây đảo Song Tử Tây đã nuôi được cả bò.
Vịt, ngan cũng được nuôi ở đại đa số các đảo. Dù là thủy cầm nhưng ngan, vịt nuôi trên các đảo đều phải nuôi nhốt trong chuồng kín mít, bởi chúng không chịu được sóng gió, và cơ bản là không thể sống được ở nước mặn.
Khi bắt đầu tìm kiếm thông tin về 26 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc(tháng 2.1979), cái tên Nguyễn Duy Nhất đã gây ấn tượng đặc biệt với tôi.
Hạ sĩ Nguyễn Duy Nhất chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, tháng 2.1979 Ảnh: Tư liệu
Trong chiến đấu, ông xung phong ở lại cản đường địch cho bộ đội rút quân. Trở về đời thường, ông lăn lộn đủ nghề kiếm sống, với tâm niệm “nghèo khó mấy cũng phải tự kiếm sống”. Ông là hạ sĩ Nguyễn Duy Nhất, quê xã Liên Minh (huyện Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái, nay là Thái Nguyên), được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang (AHLLVT) nhân dân lúc mới 20 tuổi.
Chỉ trong 3 tháng trở lại đây, trên truyền thông liên tục có các thông tin liên quan đến các chương trình nghiên cứu về tàu ngầm mini của Việt Nam ở cả cấp độ nhà nước, trong trường đại học cho đến khoa học dân gian.