Vietnam’s minorities lose right to farm forests

mekongeye – By Nguyen Dac Thanh

7 November 2022 at 9:10 (Updated on 7 November 2022 at 18:17)

Traditional slash and burn farming lands ethnic minorities in jail as authorities try to preserve country’s forests.

minority

Many people in Dakrong district do not own any farmland. Instead, they are surrounded by a protected forest, hydropower plants and a special-use forest. PHOTO: Nguyen Dac Thanh

QUANG TRI, VIETNAM – One afternoon at the end of 2017, officials in Dakrong district in Central Vietnam’s Quang Tri province visited Ho Thi Nieng’s house. They claimed she and her husband had “burned the protected forest to do farming.”

“We had been cultivating that land for a long time and there had never been a problem,” 26-year-old Nieng, who belongs to the Van Kieu ethnic minority in Ta Leng village, said as she recalled her panic at the accusation.

The following year, in 2018, the young mother was sentenced to nine months in jail for burning the forest to farm it. Nieng’s husband, Ho Van Hai, 32, was also charged with the same crime, but received a suspended sentence – he was only “helping his wife” and had two young children.

Tiếp tục đọc “Vietnam’s minorities lose right to farm forests”

Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất… hơn 2.000 ha rừng, đất rừng

28/02/2022 19:09 GMT+7

TTOViện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được giao 3.280 ha rừng, đất rừng nhưng từ khi quản lý, đơn vị này lại để mất tới hơn 2.000 ha rừng, đất rừng.

Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất... hơn 2.000 ha rừng, đất rừng - Ảnh 1.
Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (tại số 9 đường Hùng Vương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) – Ảnh: fsih.gov.vn

Ngày 28-2, Sở Tài nguyên và môi trường Đắk Nông cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra về công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng tại lâm phần do Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (trụ sở tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong) quản lý.

Tiếp tục đọc “Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất… hơn 2.000 ha rừng, đất rừng”

Corporate Financing of Nature Based Solutions: What Next?

In this commentary, we share some perspectives on how to ensure high-ambition and high-integrity with respect to demand for and supply of credits. Crucially, we argue that companies’ investments in NBS should only qualify for consideration as carbon credits if the company can demonstrate that it is doing all that it should to eliminate carbon emissions from its operations and value chains, aligned with Science-Based Targets. The remainder of this commentary describes why, and how this would work.

WRI.org

April 5, 2021 By Andrew Steer and Craig Hanson

More than 1,500 companies have committed to net-zero emissions by mid-century, as have 11,000 cities and at least $9 trillion in private assets under management. This raises crucial questions as to how much offsetting of carbon can take place in mid-century and, more importantly, how much can take place on the path to get there. The January 2021 report of the Taskforce on Scaling the Voluntary Carbon Market suggested a market of 1-5 Gigatons of CO2e by 2030, with perhaps two-thirds directed at Nature Based Solutions (NBS), meaning that tens of billions of dollars of investment in NBS are potentially at stake.

Tiếp tục đọc “Corporate Financing of Nature Based Solutions: What Next?”

Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!

Tiếp tục đọc “Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!”

Việt Nam và EU ký thỏa thuận chống khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp

NN – 19/10/2018, 19:03 (GMT+7)

Hôm nay ngày 19/10/2018, tại Brussel, Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EU) ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).

Ảnh: Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

Hiệp định sẽ giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác. Tiếp tục đọc “Việt Nam và EU ký thỏa thuận chống khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp”

Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài

teo top rung tay nguyen - bai 2: mat rung, mat luon can bo hinh anh 1

Rừng của Công ty Lâm nghiệp Thuận Tân giao cho huyện Đăk Song quản lý đã biến thành vườn tiêu, nhà ở. Ảnh: T.K

***

Teo tóp rừng Tây Nguyên – bài 1: Phá rừng như… trẩy hội

authorĐặng Trung Kiên Thứ Ba, ngày 01/08/2017 06:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Diện tích rừng ở Tây Nguyên đang teo tóp với tốc độ chóng mặt do sự bất lực, thậm chí là “buông tay” của nhiều đơn vị quản lý rừng. Nhiều điểm nóng tranh chấp phát sinh, việc thu hồi đất rừng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng vô cùng nan giải. Tiếp tục đọc “Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài”

Cây khủng và biệt phủ bên những cánh rừng hấp hối

Phóng sự 3 kỳ

Báo động thú ăn chơi hủy hoại môi trường

Hoàng Thiên Nga

Nhiều bạn trẻ hoang mang tự hỏi đây là vấn đề đạo đức hay pháp lý, khi không thấy các nhà chức trách ngăn chặn triệt để những kiểu chơi chim-hoa-cá-đá và ăn nhậu động vật hoang dã theo lối tận diệt? Vì sao khắp nơi vẫn lan tràn thú chơi tranh tượng làm từ gỗ lậu? Vì sao nhiều cán bộ, Đảng viên vẫn ngang nhiên xây dựng biệt phủ bên những cánh rừng bị hủy hoại điêu tàn?

Bứng cây rừng về trồng trong vườn nhà

>> Kỳ I: Báo động thú ăn chơi hủy hoại môi trường: Ăn tới… tuyệt chủng!
>> Kỳ II- Những cuộc chơi đẫm máu muôn loài

Kỳ III- Cây khủng và biệt phủ bên những cánh rừng hấp hối

Thật lạ lùng là sau khi Thủ tướng ra lệnh “đóng cửa rừng”, thì những vạt rừng giàu hiếm hoi càng bị xâm hại dữ dội. Nhổ cây rừng đưa về vườn nhà chưa đủ, người ta bứng cả những gốc cổ thụ khổng lồ, ngang nhiên vận chuyển xuyên Việt trên những chiếc xe quá khổ, quá tải. Không ít cán bộ chẳng hề ngại ngần khi phô trương khối tài sản bất minh “ăn của rừng” trước sự bất bình của dân chúng.   Tiếp tục đọc “Cây khủng và biệt phủ bên những cánh rừng hấp hối”

Đón tết giữa đầm lầy

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Mặc phố phường tưng bừng đón xuân, những chàng trai canh giữ hai khoảnh đầm lầy hiếm quý vẫn cần mẫn ngày đêm lầm lũi xuyên rừng, lội sình bất kể thời khắc giao thừa hay bình minh đầu tiên của năm mới, để bảo vệ từng cây Thủy tùng cổ thụ, từng cụm chồi ghép non xanh.

Tuần tra giữa rừng thủy tùng

Báu vật đại ngàn

Đây đã là cái tết thứ 8 kể từ khi Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước (BQL KBT) được UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định thành lập với nhiệm vụ gìn giữ, phát triển hai quần thể thực vật đã khiến Việt Nam có tên trong bản đồ Thông nước (tức Thủy tùng) của thế giới. Tiếp tục đọc “Đón tết giữa đầm lầy”

Tây Nguyên giao rừng tràn lan – 4 bài

***

Tây Nguyên giao rừng tràn lan
Bài 1: Rừng cộng đồng bị… “cộng đồng” phá!

SGGP 
Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã giao nhiều diện tích rừng tự nhiên cho cộng đồng, cá nhân, nhóm hộ… để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Nhưng mô hình giao rừng này đã nhanh chóng thất bại vì chủ nhân được giao rừng lại phá rừng hoặc bỏ mặc rừng bị phá.

Rừng Tây Nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng, không những cho nội vùng mà còn chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách giao đất, giao rừng cho người dân và doanh nghiệp để bảo vệ rừng. Lợi dụng các chính sách này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã ngang nhiên chặt phá, chuyển đổi rừng tràn lan để lấy đất sản xuất nông nghiệp.

Forest business forum held in Hà Nội

vietnamnews Update: November, 09/2017 – 11:00

Deputy General Director of the Việt Nam Administration of Forestry, Cao Chí Công, gives a speech at the Asia Pacific Business Forum, organised by the Forest Stewardship Council on Wednesday in Hà Nội. — VNS/FSC Photo
Viet Nam News HÀ NỘI — The Forest Stewardship Council (FSC) has held its first ever Asia Pacific Business Forum in Hà Nội to provide an exclusive occasion for FSC certified forest product suppliers in the region to connect with local and international buyers.

The event, which took place on Wednesday, also aimed to promote forest suppliers’ FSC labelled products available in domestic, regional and world markets. Tiếp tục đọc “Forest business forum held in Hà Nội”

Nóng bỏng chuyện đấu giá gỗ cao su

Trong khi giá mủ cao su đang lên dần, thì giá gỗ cao su cũng không ngừng tăng sau khi Thủ tướng ra lệnh đóng hoàn toàn việc khai thác gỗ rừng tự nhiên. Tình trạng khan hiếm nguồn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu khiến việc lùng mua và các chiêu trò can thiệp vào những phiên đấu giá gỗ cao su trở nên phức tạp, nhộn nhạo chưa từng có.

Khai thác gỗ cao su ở huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông

Tiếp tục đọc “Nóng bỏng chuyện đấu giá gỗ cao su”

Over 200 pine trees poisoned with herbicide in Vietnam’s Central Highlands

Only 40 out of the 210 poisoned pine trees have been able to recover

By Tuoi Tre News

September 24, 2017, 10:55 GMT+7

​Over 200 pine trees poisoned with herbicide in Vietnam’s Central Highlands
An officer points at the part of a pine tree where a hole was drilled to add herbicide. The incident has happened since late June in the Central Highlands province of Lam Dong. Photo: Tuoi Tre
Over 200 pine trees in Lam Dong Province, located in Vietnam’s Central Highlands, have been poisoned with herbicide in the past three months.The incident has happened since late June in Nam Ban Town, Lam Ha District, Truong Dai, head of the forest protection unit in Nam Ban, confirmed on Saturday. Tiếp tục đọc “Over 200 pine trees poisoned with herbicide in Vietnam’s Central Highlands”

Giữ rừng với mức lương… 1.000 đồng/ngày

  • TRẦN MAI
  • 09.08.2017, 10:41

TTCT – Còn một năm nữa là ông tròn 40 năm canh giữ cánh rừng nguyên sinh rộng 36ha nằm cạnh quốc lộ 24B. Chừng ấy thời gian, người cựu binh già vẫn miệt mài giữ “thành lũy” xanh cuối cùng giữa đồng bằng. 

Giữ rừng với mức lương... 1.000 đồng/ngày
Nhiều dốc núi dựng đứng, ông Minh phải khom người bò lên khi đi giữ rừng -Trần Mai

Ông là Trần Đức Minh (65 tuổi), người ngăn chặn nhiều đợt tấn công của lâm tặc ở núi Nhàn (xã Tịnh Sơn, H.Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi).

Đứng từ cánh đồng lúa Tịnh Sơn nhìn về ngôi làng tựa lưng vào cánh rừng xanh một màu nguyên thủy, đó là núi Nhàn. Ở đất này, ai cũng biết cánh rừng ấy còn đến ngày hôm nay, công lớn thuộc về ông Minh. Người già, con nít nào trong làng cũng có thể kể về ông.

Dấu chân in từng phiến đá, gốc cây

Những năm 1970, chiến tranh diễn ra ác liệt. Ông Minh cũng như những thế hệ trai tráng Tịnh Sơn cầm súng ra trận chiến đấu. Những cuộc sinh tử chồng chất trong chiến cuộc dài ra từng ngày. Ông và đồng đội chọn núi Nhàn làm căn cứ.

Ở dưới đồng bằng có thể bị truy đuổi nhưng khi lên đến núi Nhàn thì quân địch chỉ có khiếp vía. “Từng gốc cây, tảng đá trở thành nơi để chúng tôi trú ngụ, thoát khỏi những trận mưa bom bão đạn của giặc. Cái ân tình ấy mãi đến sau này vẫn không thể nào quên” – ông Minh tâm sự.

Hòa bình lập lại, năm 1978 ông Minh trở về quê, vừa là thương binh vừa là bệnh binh. Sự gan dạ của ông khiến cấp trên đề bạt ông giữ chức xã đội trưởng xã Tịnh Sơn. Hòa bình, và ông chọn làng An Ngọ dưới chân núi Nhàn làm nơi sinh sống.

Ở dưới chân ngọn núi từng đưa “tấm lưng” ra che chắn cho ông và đồng đội trong cuộc chiến thoát khỏi lằn sinh tử ấy, lâu lâu ông Minh lại nghe tiếng rựa, rìu xé toạc một góc trời. Thế là mình ông vác rựa lên núi.

Nhìn những thân cây ứa nhựa, ông Minh đau đớn: “Nhựa cây như máu của đồng đội ngã xuống, tôi tự hỏi trong chiến tranh cánh rừng này bom đạn hủy hoại không nổi mà giờ hòa bình sao lại bị tàn phá. Thế là tôi quyết truy đuổi lâm tặc ra khỏi rừng”.

Bà Nguyễn Thị Xuân, vợ ông Minh, cũng là người đồng đội một thời, hiểu rõ tâm nguyện của ông. Bà Xuân nhớ lại cái ngày ông từ núi Nhàn về cách đây gần 40 năm, bỏ cả cơm nước, mặt buồn xo.

“Tôi gặng hỏi mãi anh Minh mới bảo núi Nhàn bị tàn phá cả vạt lớn, cứ thế này thì đến một ngày sẽ không còn rừng nữa. Anh nói phải bảo vệ cho được rừng để đồng đội an giấc mà làng lại có được nơi giữ nước để có cái ăn” – bà Xuân kể.

Thời gian chạy qua như một trận bão, chớp mắt chàng thanh niên ngày nào đã trở thành ông già ngoài lục tuần. Trong từng nếp nhăn chằng chịt trên khuôn mặt, có biết bao sự kiện ông phải nhớ, nhưng núi Nhàn vẫn là tâm điểm.

“Lâm tặc lúc đó là người dân, họ đốn cây làm nhà hoặc làm chất đốt, nên tôi đến từng nhà khuyên can. Có người nói không đốn rừng lấy gì ăn. Tôi liền khuyên giữ lại rừng mới là kế sinh nhai lâu dài, bà con đốn mãi rừng cũng hết mà nguồn nước cạn kiệt thì lấy gì trồng lúa” – ông Minh nhớ lại.

Thế rồi, dấu chân ông hết in từng gốc cây, tảng đá núi Nhàn, lại in dọc làng để đi thuyết phục dân, giữ cho ngọn núi thôi tiếng rựa rìu.

Không khoan nhượng

Nhưng khi người làng đã biết nghĩ đến cái lâu dài, thôi phá rừng thì lâm tặc ở khắp nơi mò đến. Rừng lại ở ngay quốc lộ nên trở thành miếng mồi ngon. Chỉ chừng 15 phút là một cây rừng sẽ bị đốn hạ, chuyển lên xe chở đi.

Chính vì thế cuộc chiến giữ rừng trở nên cam go hơn. Người dân thấy công sức ông Minh bỏ ra bảo vệ núi, bảo vệ rừng không công nên ai cũng quý, chính họ dần trở thành các kênh thông tin, mỗi lần có người lạ lên núi Nhàn, họ lập tức báo cho ông, cùng ông bảo vệ rừng.

Từ ngày tình nguyện giữ rừng, trên cơ thể ông thêm những vết thương do té ngã. Lần thì ông đuổi một nhóm lâm tặc vừa vào rừng đốn cây, trong cuộc truy đuổi đơn thương độc mã ấy, ông vấp phải chính gốc cây lâm tặc đốn, ngã nhào, máu chảy đầy chân.

Khi người làng chạy đến nơi đã thấy ông nằm đó, người tiếp tục truy đuổi, người đưa ông đi cấp cứu. Nể phục ông Minh, thêm hai người lính già tình nguyện cùng ông giữ rừng. Thế là ông có một đội giữ rừng. Hai người bạn thời chiến, phong ông làm đội trưởng, họ là đội viên tổ giữ rừng núi Nhàn.

Ông Lê Cao Hùng, người lính đặc công năm xưa bây giờ không còn giữ rừng nữa và nhường trách nhiệm ấy cho con trai, tâm sự: “Chúng tôi chưa bao giờ khoan nhượng cho lâm tặc cả. Thời tôi còn trong tổ bảo vệ, bất kể đêm khuya, chỉ cần nghe người dân báo tin có người lạ vào rừng là cả ba lập tức lên núi truy đuổi”.

Màu xanh ngút ngàn của núi Nhàn hôm nay cũng trải qua những câu chuyện đáng nhớ. Vào một buổi xế chiều cách đây hơn 20 năm, tổ bảo vệ vây một lâm tặc vào trong hang đá. Bí thế, lâm tặc trèo lên tảng đá, tay cầm rựa hung hăng bảo ai vào sẽ chém.

Ông Minh không nói không rằng lao thẳng vào đối tượng. Cả hai vật lộn, sẵn có tí võ khi còn trong quân ngũ, ông Minh né những nhát rựa của kẻ phá rừng và ra đòn khóa tay. “Lúc này hai ông bạn cũng lao vào hỗ trợ trói tay tên lâm tặc.

Lúc bị áp giải xuống núi, tên này gào lên: “Tao trời đánh không chết, sợ chi ba thằng bọn mày”. Tôi nói: “Súng thằng Mỹ bắn tao còn không chết thì sợ gì cái rựa của mày, mà tao có chết thì núi Nhàn phải còn”” – ông kể.

Anh Lê Cao Hoàng, con trai ông Hùng, người thay cha tiếp tục theo ông Minh giữ rừng núi Nhàn, cho biết núi Nhàn có địa hình thoai thoải, nằm lọt thỏm giữa các xóm làng. Phía tây giáp núi Diên Niên, phía đông giáp xóm làng thôn An Thọ, phía nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp núi Đá Ngựa xã Tịnh Bình.

Trên núi có nhiều loại cây, có cây lớn cả người ôm, phía dưới có nhiều loài dây leo chằng chịt… Đây cũng là điểm trú ngụ của nhiều loại chim cu đất, chích chòe, hồng tước…

“Nhờ tâm huyết giữ rừng gần 40 năm qua mà suối Chình nước vẫn đầy quanh năm và là nơi trú ngụ của biết bao loài vật. Nhất là ong rừng đến mùa người dân tha hồ lấy mật” – anh nói.

Giữ rừng với mức lương... 1.000 đồng/ngày
Từ cánh đồng dọc quốc lộ 24B nhìn qua ngôi làng Thọ An là cánh rừng nguyên sinh xanh ngát -Trần Mai

Giữ rừng đừng nghĩ đến lương

Nhưng ong và muông thú vô tình lại trở thành một mối lo cho người giữ rừng. Ông Minh bây giờ không còn sợ lâm tặc nữa bởi tiếng tăm giữ rừng của tổ bảo vệ rừng khiến những ai nhăm nhe đến núi Nhàn chặt cây phải chùn chân.

Và hơn hết ông có một vành đai dân cư xung quanh không để người lạ xâm phạm núi Nhàn khi chưa xin phép. Mối lo lớn nhất của ông Minh là từ những người đồng bào dân tộc thiểu số từ H.Sơn Hạ xuống săn thú và tìm ong.

Ông bảo chỉ cần phát hiện chồn trên cây là họ sẵn sàng đốn hạ một vạt rừng để giăng lưới phía còn lại rồi đốn cây để con chồn hoảng quá chạy vào bẫy. Còn đốt ong thì sợ nhất là lửa gây cháy rừng.

“Tới mùa ong là anh em mang cơm ăn ngủ trong rừng, phát hiện người săn ong mật là tới nói thẳng. Cho bắt nhưng phải hết sức cẩn trọng và cấm đụng đến rừng và phải có người canh giữ để không cho tàn lửa rơi xuống lớp lá cây khô phía dưới. Tôi nói là họ nghe” – ông Minh chắc nịch.

Đi cùng ông Minh vào núi Nhàn, một quy tắc bất di bất dịch là không hút thuốc, không dùng đến lửa. Gặp một phụ nữ đang mang bó củi khô từ rừng ra, ông Minh nở nụ cười thăm hỏi rồi nói: “Người dân vào rừng cũng chỉ lấy những thân khô về làm củi, không ai chặt cây tươi. Ý thức giữ rừng của bà con là số một”.

Người phụ nữ cười tươi đáp lời: “Anh Ba (ông Minh) giữ rừng mấy chục năm, tụi tui không phụ công anh đâu”. Chúng tôi hỏi mỗi tháng ông nhận được bao nhiêu lương, ông xua tay bảo: “Giữ rừng đừng nói chuyện lương. Lương nào bằng lương tâm”.

Rồi ông tâm sự: “Xã thấy tôi giữ rừng không công mãi nên cũng quý. Đến năm 2004, tổ giữ rừng nhận hỗ trợ mỗi năm 700.000 đồng. Đến năm 2011 nâng lên 1 triệu đồng, chia cho ba người thì chưa đến 1.000 đồng/ngày/người”.

Ông cười khà khà nói: “Lương vậy thôi, nhưng mỗi người được xã hỗ trợ thêm cho ba sào lúa, ai làm giỏi thì có lúa ăn. Vậy là vui rồi”.

Ông bảo giờ sức khỏe yếu rồi, đi rừng nhiều cũng đau chân. Nhiều lần xin nghỉ nhưng UBND xã Tịnh Sơn động viên mong ông tiếp tục giữ rừng. Bản thân ông cũng đang cố tìm người kế cận đủ tin tưởng để giao cánh rừng nguyên sinh giữa đồng bằng này lại.■

 

Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch UBND xã Tịnh Sơn, ghi nhận công sức giữ rừng gần 40 năm qua của ông Minh, mang đến sự bình yên cho mảnh rừng nguyên sinh ngay giữa đồng bằng. “Nhờ uy tín của ông Minh mà trong thời gian qua giá keo tăng cao nhưng người dân vẫn không lấn rừng. Ông Minh lấy tảng đá hay thân cây làm “mốc” giữa rừng sản xuất của người dân và rừng nguyên sinh, đơn giản vậy nhưng rừng không mất một tấc nào” – ông Sơn nói.

Người dân địa phương cũng yêu quý ông. Anh Nguyễn Thành Phúc tâm sự: “Chú Ba nói là tụi tui nghe liền. Giờ đến đứa trẻ con ở làng cũng biết giữ rừng, nói chi là người lớn. Tôi nghĩ đến khi chú Ba không còn giữ rừng nữa thì cả làng này sẽ giữ rừng để không phụ công sức đời người của chú”.

 

Bất cập trong chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa các lưu vực thủy điện

Công tác bảo vệ rừng góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện. (Ảnh chụp tại vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ)
Công tác bảo vệ rừng góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện. (Ảnh chụp tại vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ). Ảnh: Nhật Lân
Thứ Năm, 19/01/2017, 08:37 [GMT+7]

(Baonghean) – Xung quanh việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, một số người dân thông tin đến Báo Nghệ An: Đơn giá chi trả cho đối tượng bảo vệ rừng trong năm 2016 có sự chênh lệch giữa các lưu vực thủy điện, có nơi chỉ đạt 28.000 đồng/ha/năm, dẫn đến tình trạng so bì; tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ rừng.

» Cử tri Tương Dương: Đề nghị tăng chi phí dịch vụ môi trường rừng Tiếp tục đọc “Bất cập trong chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa các lưu vực thủy điện”