Đã lụn tàn những mảnh vườn xanh

:

1.

Ở Sài Gòn, vào đầu những năm 60, ba mẹ tôi dọn nhà về khu Đồng Ông Cộ, gần chợ Bà Chiểu. Cứ khoảng nửa đêm về sáng, đô thành còn say ngủ, chợt nghe êm ả làm sao tiếng xe ngựa lốc cốc chở rau, chở hoa vào chợ. Hay vào các mùa Tết nguyên đán, cứ sau ngày 23 đưa ông Táo về trời là có chợ Tết ban đêm họp tại khu vực xung quanh Lăng Ông, sát bên tòa tỉnh trưởng Gia Định. Những đêm chợ Tết xa xưa ấy, tôi nhớ mặt hàng Tết năm nào cũng mứt, trà, rượu, bánh, kẹo…, cũng như không bao giờ vắng mặt kem đánh răng “anh Bảy Chà”, xà bông Cô Ba và dầu cù-là Mac Phsu. Có điều là bên cạnh những đồ Tết theo truyền thống ấy, luôn luôn có một loại hàng thực phẩm rẻ tiền, thậm chí là tầm thường vì quá quen thuộc hằng ngày, cũng khiêm tốn xuất hiện trong chợ Tết – đó là các loại rau cải. Khi vào chợ, chỉ bước đến gần gần các sạp bán rau cải thôi là đã ngửi được mùi thơm dễ chịu, ngọt ngào của mấy thứ rau thơm, xà lách, tần ô, dền ớt, dền đỏ, cải thảo, cải ngọt, cải bẹ xanh, bồ ngót.v.v…, mà xưa nay giới tiểu thương gọi chung là đồ hàng bông.   Tiếp tục đọc “Đã lụn tàn những mảnh vườn xanh”

Tháng 6, nhớ “Cơn lốc màu hoa hồng” trên cầu Thị Nghè

Tháng 6 hằng năm, cứ đáo lệ có cách quãng luân phiên là mùa Euro Cup hay World Cup. Vào mùa Euro Cup 2008, về đội bóng tôi thích nhất, kỳ vọng nhất là đội Hà Lan, đội bóng của “đất nước hoa tulip”, thì chỉ đến hết vòng tứ kết là những “cơn lốc màu da cam” không còn cuồn cuộn trên các sân đấu nữa. Tôi còn nhớ năm đó, trước cái đêm oan nghiệt 21 tháng 6, Hà Lan bị Nga loại với tỷ số thê thảm 3 – 1, tôi vẫn tràn trề lạc quan về đội bóng thần tượng của mình. Khi ấy tôi hào hứng đến nổi, từ hình ảnh “cơn lốc màu da cam” của các cầu thủ Hà Lan, tôi đã thiết tha nghĩ ra luôn danh hiệu “những cơn lốc màu hoa hồng” thật kỳ mỹ đặt cho những chị em bán hoa chạy rất dễ mến trên cầu Thị Nghè cũng vào thời gian ấy. Tiếp tục đọc “Tháng 6, nhớ “Cơn lốc màu hoa hồng” trên cầu Thị Nghè”

Kẻ lai vãng cửa chùa

Tản văn

1.

Tánh anh nóng nảy, nổi cộc lên thì coi hung lắm, phải đi chùa cho nó trầm tính lại”. Đã một thời, nhiều lần vợ tôi đã nhận xét và đề nghị như vậy.

Ngày xưa, bố tôi theo Tây học, từ Bắc vào Nam làm báo, ra cả báo Pháp và dịch sách, tánh khí nghệ sĩ, phóng dật, khiến cho căn nhà nhỏ của gia đình ở khu Đa Kao thời đó thỉnh thoảng lại chộn rộn cái không khí văn chương chữ nghĩa. Có lần, lấy cớ cần khui một chai rượu chát rất xưa, bố tôi mời vài người bạn thân đến nhà chơi. Cần nói thêm là trong bạn bè của bố tôi thời đó, tôi khoái một bác cùng dân Bắc kỳ, để chút râu kiểu Hitler dưới mũi, thường phong nhã với bộ cánh veston, foulard…,  đó là nhà thơ/nhà văn TCHYA Đái Đức Tuấn. Núp phía sau một bức bình phong, tôi lén theo dõi người lớn nói đủ thứ chuyện trên đời. Chợt tôi nghe bác TCHYA cười, vỗ vai bố tôi, gật gù bảo: “…Vậy là toa cũng rất libéral về vấn đề tôn giáo!”. Tiếp tục đọc “Kẻ lai vãng cửa chùa”

Đêm tối trời, bọn trẻ chơi trò xác ma

Image result for children picture black and white

Truyện kỳ ảo

1.

Thỉnh thoảng, anh em nhà nhỏ Nina và vài đứa bạn học tụ lại để chơi một trò chơi đặc biệt lý thú. Xác ma, nội tên gọi nghe đã dị thường, theo kiểu chỉ nên chơi trò này ở vắng vẻ vào những đêm tối trời, nhất là đêm 30 âm lịch.

Tối bữa nay, nhằm lúc bố mẹ đi ăn đám cưới, cả bọn tụ lại ở một căn phòng nhỏ, đóng kín cửa tối mò vì có mỗi một ngọn đèn dầu leo lét, chập chờn. Lần này, cũng một tên bạn học của Minh phối hợp với cậu ta cùng Đăng – cậu em kế – và nhỏ Nina – cô em út – cho đủ bốn người, tạm gọi là bốn pháp sư, như yêu cầu của trò chơi. Tiếp tục đọc “Đêm tối trời, bọn trẻ chơi trò xác ma”

Từ lâu đã có Boléro bụi đời, hát rong…

Tản văn

1.

Có thể nói, từ sau tháng 4-75, chưa lúc nào dòng nhạc Boléro được hát nhiều, trình diễn nhiều như hiện tại. Khắp từ Nam ra Bắc, Boléro tràn ngập các vidéo, album, các chương trình ca nhạc sân khấu, phòng trà, karaôkê… Boléro chễm chệ lên ngôi trong các show truyền hình thực tế, nào là ‘Sol vàng” trên VTV9, “Thần tượng Boléro” trên VTV3, nào “Solo cùng Boléro” hay “Tình Boléro” trên Vĩnh Long 1/Vĩnh Long 2…   Tiếp tục đọc “Từ lâu đã có Boléro bụi đời, hát rong…”

Đi chùa, đi cúng tháng Giêng

img_3390

           

1.

Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt với chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng. Ngoài đường đông vui hết sức! Tiếp tục đọc “Đi chùa, đi cúng tháng Giêng”

Niềm lạc quan vui sống trong nhạc đồng quê Mỹ Quốc

Từ lâu, không hề là nhạc sĩ, ca sĩ hay nhà phê bình âm nhạc chuyên nghiệp, mà chỉ qua cảm thụ bình thường, ngoài chuyên môn của một thính giả/khán giả phó-thường-dân thường xuyên nghe hay xem trình diễn âm nhạc, không hiểu sao tôi đã tò mò rất nhiều cũng như đặc biệt ưa chuộng đối với dòng nhạc đồng quê Mỹ Quốc.

country Tiếp tục đọc “Niềm lạc quan vui sống trong nhạc đồng quê Mỹ Quốc”

Nhớ cà phê lá me bay

 

Cà phê vỉa hè Sài Gòn  thập niên 1970
Cà phê vỉa hè Sài Gòn thập niên 1970

1.

Ngày xưa, những năm 70 nhiễu nhương, loạn lạc lại trúng vào thời sinh viên của bọn tôi ở Sài Gòn. Dù đa số trong bọn đều là con nhà nghèo hay chỉ trung lưu, nhiều bạn phải đi dạy kèm mới đủ tiền mua cours mà học, nhưng bọn tôi lại khá phong lưu, rộng rãi ở cái khoản cà phê. Tiếp tục đọc “Nhớ cà phê lá me bay”

Tục vía bà “Ngũ Hành Nương Nương”

Tượng Ngũ Hành Nương Nương ở chùa Thiền Lâm, quận 8 – Saigon

Từ thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng tử và Lão tử. Ngũ Hành là 5 loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa ( lửa) và Thổ (đất). Như giải thích trong kinh Dịch và kinh Thư, 5 chất liệu ấy vận động, phát triển theo hướng “tương sinh” và “ tương khắc”, đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại. Xuất phát từ Trung Quốc, lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa thành sự thờ phượng “vạn vật linh thiêng”, rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông – trong đó có Việt Nam –  cho đến ngày nay.

Tiếp tục đọc “Tục vía bà “Ngũ Hành Nương Nương””

Chuyện ở lò thiêu

maxresdefault

1.

Thể theo nguyện vọng của bạn tôi, gia đình và bạn bè đưa anh đến lò thiêu Bình Hưng Hòa. Tôi nhớ khá rõ là đã rất lâu trước đây, trong lúc chè chén bạn bè, anh từng nói khi anh chết cứ thiêu, tức anh thật lòng muốn thế và chọn lựa “thiêu cho nó gọn, khỏi chiếm đất” của anh không dính dáng gì đến việc nhà nước có ra qui định tặng cho mỗi đám thiêu 3 -4 triệu đồng gì đó nhằm khuyến khích dân chúng chọn thiêu, đừng chôn mà gây thêm khó khăn cho quỹ đất đang eo hẹp. Tiếp tục đọc “Chuyện ở lò thiêu”

Campuchia, ảo và thực…

img_2335

 1.

Gần đây, báo chí Việt Nam thường đề cập đến tình hình chính trị căng thẳng ở nước Campuchia láng giềng. Nào là quân đội chính phủ bao vây trụ sở phe đối lập, các đảng đối lập không nhượng bộ còn lên kế hoạch đại biểu tình, nào là Campuchia phản ứng Mỹ can thiệp nội bộ… Tiếp tục đọc “Campuchia, ảo và thực…”

Leo núi Tà Cú

Tà Cú
Núi Tà Cú

Mấy ngày nghỉ lễ vừa rồi đám bạn già rủ đi Mũi Né tắm biển chơi, rồi nếu ai nấy còn sung, trên đường về sẽ ghé chùa núi Tà Cú. Tôi thắc mắc, hết tháng Bảy âm lịch rồi còn hành hương gì nữa thì ông bạn đề nghị vụ đi chơi này giải thích cảnh chùa Linh Sơn giữa rừng núi mùa nào cũng đẹp và lên chùa còn để xin trúng lô tô kiểu Mỹ nữa, thưởng jackpot lên gần chẳn 30 tỷ rồi! Tiếp tục đọc “Leo núi Tà Cú”

Lãng đãng với cà phê và nhạc

Chào các bạn,

Anh Phạm Nga là một ký giả các báo lớn của Sài Gòn trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Triết và học cao học Triết (chưa xong) tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, và cũng như đa số sinh viên Sài Gòn hồi đó, thích ngồi quán cà phê, nghe nhạc và chơi nhạc.

Tuyển tập này nói nhiều về các kỷ niệm về cà phê và nhạc của Phạm Nga. Nhưng hơn thế, chúng ta có thể dùng tuyển tập này để có một cái nhìn tổng quát về đời sống văn hóa của sinh viên và trí thức trẻ miền Nam trước 1975 và các hoài niệm của họ sau 1975. Các bạn có thể đọc tuyển tập này như là một tập anthropology về đại đa số sinh viên và trí thức miền Nam trước 1975.

Mời các bạn.

Mến,

Hoành

 Click vào đây để download