Mời tham gia khảo sát về chất lượng không khí tại Việt Nam

️MỜI THAM GIA KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VIỆT NAM 2017 tại đây  http://bit.ly/ONhiemKhongKhi

Quan sát trong hai năm qua cho thấy, ô nhiễm không khí là một trong những chủ đề môi trường, xã hội và kinh tế rất đáng quan tâm ở Việt Nam.
♻️ Chất lượng không khí ở Việt Nam đang trong tình trạng đáng báo động. WHO đã có thư gửi đến nhân viên của họ tại Hà Nội để cảnh báo về vấn đề ô nhiễm không khí đang ở mức nguy hiểm tại Hà Nội thời gian gần đây. Trong thời gian tới, không khí ở Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì tình trạng này, và có khả năng đạt ngưỡng như các thành phố ô nhiễm nhất thế giới như Dehi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulaanbaatar (Mông Cổ). Tiếp tục đọc “Mời tham gia khảo sát về chất lượng không khí tại Việt Nam”

VSEA kêu gọi không xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới tại đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2020

October 17, 2017

Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) hoan nghênh tuyên bố gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc “giảm tối đa” nhiệt điện than và “phát triển năng lượng tái tạo”. Đồng thời chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam biến lời nói thành hành động bằng cách đẩy nhanh việc tạm ngừng các nhà máy nhiệt điện than mới ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020.

 Ngày 28 tháng 9 vừa qua, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh về việc hạn chế tối đa nhiệt điện than, nhất là một số công nghệ lạc hậu. Thủ tướng cũng cho rằng cần phải hạn chế nhiệt điện đốt than ở ĐBSCL vì nó sẽ “ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của địa phương.”

Tiếp tục đọc “VSEA kêu gọi không xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới tại đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2020”

Hàng triệu tấn tro xỉ nhiệt điện than không chỗ chứa

Tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than đang là vấn nạn môi trường mới của VN /// Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu
Tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than đang là vấn nạn môi trường mới của VN
thanhnien.vn_Hiện VN có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, mỗi năm thải ra 16 triệu tấn tro xỉ.
Chỗ đâu để chôn lấp số xỉ than này và có ảnh hưởng gì đến môi trường không là câu hỏi chưa có đáp án, trong khi các dự án nhiệt điện vẫn tiếp tục được cấp phép.

Tiếp tục đọc “Hàng triệu tấn tro xỉ nhiệt điện than không chỗ chứa”

Tình trạng chất lượng không khí 6 tháng đầu năm 2017

TẠI HÀ NỘI, TRUNG BÌNH MỖI TUẦN CÓ ÍT HƠN 2 NGÀY CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở MỨC CHẤP NHẬN ĐƯỢC.

Đây là thông tin được đưa ra trong “Báo cáo chất lượng không khí nửa đầu năm 2017″ được Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID).

Chất lượng không khí ở Hà Nội nửa đầu năm 2017 vẫn ở mức đáng lo ngại với 139 ngày có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình vượt quá tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái (nửa đầu 2016) đã có sự cải thiện nhẹ.

Chất lượng không khí tại tp. Hồ Chí Minh vẫn tốt hơn so với ở Hà Nội với 115 ngày có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình vượt quá tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên, ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng so với cùng kì năm ngoái.

Ngoài ra, trong báo cáo này còn đưa ra những hướng dẫn chi tiết để bảo vệ sức khỏe dưới tác động của ô nhiễm không khí, tập trung vào vấn đề làm thể nào để sử dụng khẩu trang có hiệu quả?

Chi tiết báo cáo chất lượng không khí nửa đầu năm 2017, xin vui lòng tham khảo tại đây: 

http://bit.ly/BCChatluongKK_Nuadau2017 (Tiếng Việt)

http://bit.ly/AirQualityReport_June-July2017 (Tiếng Anh)

Bi kịch của 300 nghìn hỗ trợ/tháng để “hít bụi” cả chục năm

– 135 QUANG ĐẠI 7:36 AM, 13/06/2017 

Tàu chở xăng dầu tại cảng Xuân Hải, “thủ phạm” gây ra mùi hôi “tra tấn” người dân. Ảnh: QĐ

“Chúng tôi không muốn nói nữa, vì kiến nghị đã quá nhiều, tại các hội nghị tiếp xúc cử tri các cấp, các đoàn về kiểm tra cũng đã quá nhiều, công ty họ cũng đã hứa sẽ di dời. Nhưng rồi tất cả đâu lại vào đấy, máy cứ nổ, bụi vẫn bay, dân vẫn cứ chịu khổ, không ăn, không ngủ được…” – ông Nguyễn Văn Vân – Bí thư chi bộ thôn Lam Long, xã Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) – kêu cứu với phóng viên Lao Động.

Tiếp tục đọc “Bi kịch của 300 nghìn hỗ trợ/tháng để “hít bụi” cả chục năm”

KÝ TÊN HỦY BỎ DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN THAN LONG AN

CVD và báo đài trong nước đã có nhiều loạt bài nói về sự nguy hại của việc Việt Nam tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện như ở Long An. Những tác hại lớn của nhiệt điện mang đến như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng do ô nhiễm không khí, huỷ hoại môi trường sống, là bước tụt hậu về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo…trong khi thế giới đang phát triển năng lượng tái tạo.

Chúng ta cần lên tiếng về vấn đề này. Mời các cùng ký tên kiến nghị huỷ bỏ dự án nhiệt điện than Long An theo link dưới đây

http://wakeitup.net/ky-ten-huy-bo-du-an-nhiet-dien-than-long-an

Cảm ơn các bạn
==

Một số bài về nguy cơ và tác hại của nhiệt điện
Nhiệt điện than Long An ‘uy hiếp’ TP.HCM

Nhiệt điện than phá hủy môi trường biển

Lo ngại với nhiệt điện than

Hiểm họa chết người từ nhiệt điện than

Điểm danh dự án nguy cơ gây ô nhiễm: EVN đứng đầu

Nhiệt điện Long An: Bộ Công Thương trấn an dư luận?

Nở rộ xin đầu tư dự án nhiệt điện than tỷ “đô”

Phát triển nhiệt điện than ở ĐBSCL: Cần xem xét những rủi ro tiềm ẩn

Thế giới đã ngừng phát triển nhiệt điện than như thế nào?

 

 

Khảo sát: Sự quan tâm của cộng đồng về hiện trạng chất lượng không khí Việt Nam

Mời các anh chị em và các bạn làm khảo sát ngắn do các bạn của mình ở GreenID thực hiện

Cảm ơn các bạn nhiều

Thu Hằng

Link khảo sát https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfD9fgPCdrsWcTwiWw44qjjHhx0fxpqF_48jKLkt4Lv1kVrKw/viewform

Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi GreenID – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Nội. Chúng tôi thực hiện khảo sát này với mong muốn được hiểu rõ hơn cảm nhận và nhận thức của cộng đồng về hiện trạng chất lượng không khí tại Việt Nam. Dữ liệu thu thập sẽ được GreenID phân tích, tổng hợp phục vụ cho việc tiến hành báo cáo “Chất lượng không khí Việt Nam 2016”. Mục đích của báo cáo nhằm giúp chính quyền và người dân có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng chất lượng không khí tại Việt Nam, đồng thời tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Do đó những ý kiến của bạn là cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo những câu trả lời của bạn sẽ được hoàn toàn bảo mật. Phiếu khảo sát bao gồm 16 câu hỏi, dự kiến được hoàn thành trong vòng 5 phút.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian thực hiện phiếu khảo sát này.

Link khảo sát:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfD9fgPCdrsWcTwiWw44qjjHhx0fxpqF_48jKLkt4Lv1kVrKw/viewform
GreenID

“Euro 2” và chất lượng xăng dầu: Những “nỗ lực” làm nhỏ đất nước – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Xăng dầu “bẩn” vẫn tràn ngập, bất chấp quyết định của Thủ tướng!
  • Kỳ 2: Bộ Thương mại ráo riết bảo vệ lợi ích cho ai?
  • Kỳ 3: Chẳng lẽ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lọc được dầu?
  • Kỳ 4: Những tác hại và rắc rối nghiêm trọng

***

TN – 01:45 AM – 05/06/2007
Nhiều chuyên gia đã không “tâm phục khẩu phục” với việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải tương đương với mức Euro 2 đối với ô tô và xe máy (bắt đầu từ 1.7 tới đây), vì tiêu chuẩn này quá lạc hậu so với thế giới. Chấp nhận một bầu không khí dơ bẩn hơn so với khu vực, chấp nhận một ngành công nghiệp không có khả năng xuất khẩu, chúng ta đang tự làm nhỏ đất nước mình.

Tiếp tục đọc ““Euro 2” và chất lượng xăng dầu: Những “nỗ lực” làm nhỏ đất nước – 4 kỳ”

Tác động của nhiệt điện than đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng và giải pháp cho Việt Nam

GREENID

  1. Hiện trạng và định hướng phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam

Theo Quy hoạch điện VII Điều chỉnh (QHĐ VII Điều chỉnh), đến năm 2030 nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Lượng than dự báo cần tiêu thụ cho điện là 120 triệu tấn mỗi năm, trong đó khoảng hơn 80 triệu tấn phải nhập khẩu. Hướng đi này sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho an ninh năng lượng quốc gia và sức khỏe của người dân. Tiếp tục đọc “Tác động của nhiệt điện than đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng và giải pháp cho Việt Nam”