Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 18: Đạo Phật trong đời Nho học độc tôn

langmai

SỰ SUY YẾU CỦA ĐẠO PHẬT VỀ PHƯƠNG DIỆN LÃNH ĐẠO TRÍ THỨC

Cuối thế kỷ XIV, chúng ta đã đặt vấn đề tại sao Phật Giáo bắt đầu suy đồi vào giữa thế kỷ thứ mười bốn. Suy đồi ở đây không có nghĩa là sự giảm thiểu số lượng tự viện và tăng sĩ. Số lượng tự viện và tăng sĩ trong thời đại mà ta gọi là suy đồi vẫn tiếp tục lớn lên. Suy đồi đây cũng không có nghĩa là mất ảnh hưởng trong quần chúng. Cuối đời Trần và trong suốt đời Lê nữa, những chiếc rễ đạo Phật vẫn càng ngày càng ăn sâu thêm trong nếp sống tình cảm và tín ngưỡng của giới đại chúng bình dân. Suy đồi ở đây có nghĩa là đánh mất vai trò lãnh đạo trí thức, văn hóa và chính trị. Tiếp tục đọc “Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 18: Đạo Phật trong đời Nho học độc tôn”

Vẻ đẹp của ngôi đình 300 năm tuổi trước ngày bị ‘bức tử’

TPOTrước ngày bị chính quyền xã trùng tu bằng cách phá bỏ hoàn toàn, xây dựng mới bằng bê tông, biến một di tích có tuổi đời ngót nghét 3 thế kỷ thành một công trình… 1 ngày tuổi, công trình có niên đại ngót nghét 300 năm tuổi tại Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Lê Trung Hưng được đánh giá có giá trị rất cao về mặt lịch sử và văn hoá.

Vẻ đẹp của ngôi đình 300 năm tuổi trước ngày bị 'bức tử'

Tiếp tục đọc “Vẻ đẹp của ngôi đình 300 năm tuổi trước ngày bị ‘bức tử’”

Dệt nên triều đại – khôi phục văn hóa cung đình đã phôi phai

Weaving a realm (Dệt nên triều đại) – a teaser by Vietnam Centre

Tái hiện Lễ sắc phong Hoàng thái hậu thời Lê sơ

***
31/12/2017 16:08 GMT+7 TTOChiều 30-12, tại Hà Nội, nhóm Vietnam Centre đã ra mắt dự án Dệt nên triều đại với phần trình diễn trang phục và tái dựng nghi lễ sắc phong hoàng thái hậu thời Hậu Lê. Tiếp tục đọc “Dệt nên triều đại – khôi phục văn hóa cung đình đã phôi phai”

Bổ tử Việt Nam tại bảo tàng Penn

Các bổ tử Đàng Trong sau cải cách của Võ Vương Phúc Khoát (1744) hoặc thời Nguyễn (đến 1911) tại bảo tàng Penn- Mỹ.

Bổ tử là miếng vải vuông thêu hình chim thú để phân biệt cấp bậc mà các quan từ thời Lê Sơ đến Nguyễn đính trên ngực và lưng quan phục ngày thường. Quan võ thêu hình thú, quan văn thêu hình chim chóc. Theo thông tin của bảo tàng, bổ tử VN khác bổ tử nhà Thanh cùng thời ở việc dùng vải đoạn làm nền.

Các Văn Kiện Cấm Đạo (4 phần)

Các Văn Kiện Cấm Đạo (1)

catechesis.net – Được viết ngày Thứ ba, 16 Tháng 12 2014 15:35

Lm. Mai Đức Vinh

Để viết chương sách này, chúng tôi phải tham khảo nhiều tác phẩm liên quan đến Lịch Sử Việt Nam và Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt trong những thế kỷ cấm đạo hay những triều đại vua Lê chúa Trịnh và chúa Nguyễn, triều đại nhà Tây Sơn và triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, tác phẩm chúng tôi dùng nhiều nhất, trích dẫn nhiều nhất, vẫn là bộ sách ba cuốn của linh mục Vũ Thành, bộ DÒNG MÁU ANH HÙNG (1).

Lý do, vì duy nhất chỉ nơi bộ sách này chúng tôi mới tìm ra nhiều ‘nội dung’ của các sắc lệnh hay chỉ dụ cấm đạo của vua chúa và nội dung các kiến nghị của quan triều các cấp. Và để giữ tính cách khách quan, chúng tôi chỉ nêu lên các sự kiện và bản văn có lịch sử tính còn ghi lại. Việc ‘phê bình lịch sử’ vượt khả năng của chúng tôi và ở ngoài tiêu đề của chương sách ‘Các Văn Kiện Cấm Đạo’.

Vì thế, khi đề cập đến một văn kiện cấm đạo, chúng tôi trình bày đơn giản, mục đích để độc giả nắm bắt dễ dàng: trong mỗi văn kiện, chúng tôi nêu bật – ‘nội dung văn kiện cấm đạo’, – ‘nguyên nhân đặc thù thúc đẩy việc dâng kiến nghị, việc ra sắc dụ hay chỉ dụ cấm đạo’, – ‘những vụ việc nổi bật xảy ra sau việc ban hành mỗi văn kiện cấm đạo’. Với lòng biết ơn chân thành, chúng tôi mong ước các nhà sử học bổ túc cho những thiếu sót gặp thấy trong chương sách này. Tiếp tục đọc “Các Văn Kiện Cấm Đạo (4 phần)”

Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chính sách thực dân và Chính sách của các vị truyền giáo tại Bắc kỳ

Luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris.

Vấn đề người Pháp giải quyết ở Bắc kỳ không phải là tôn giáo mà là buôn bán. Bắc kỳ bên cạnh Trung quốc và Trung quốc với số dân 400 triệu đã làm cho các nước kỷ nghệ phương Tây thèm thuồng. Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam – Phần II: Chính sách thực dân và Chính sách của các vị truyền giáo tại Bắc kỳ”

Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 2, 3

  • Kỳ 1 : Mệnh nước
  • Kỳ 2: Định yên bờ cõi
  • Kỳ 3: Dựng Hùng triều ngọc phả, ra oai với nhà Tống

***

01:05 PM – 21/09/2014

(TNO) “Vua (Lê Đại Hành) đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” – sử thần Ngô Sĩ Liên.

Hình ảnh Lê Hoàn trong sách giáo khoa và trên sân khấu cải lương
Hình ảnh Thập đạo tướng quân Lê Hoàn trong sách giáo khoa – Ảnh tư liệu

Tiếp tục đọc “Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 2, 3”

Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 1 : Mệnh nước

03:40 PM – 20/09/2014

(TNO) “Có người hỏi Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn ? Xin thưa : Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với nhà Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn…” – Sử gia Lê Văn Hưu.

Tầm vóc Lê Hoàn - Kỳ 1 : Mệnh nước - ảnh 1 Tiếp tục đọc “Tầm vóc Lê Hoàn – Kỳ 1 : Mệnh nước”

Tích tụ đất đai – không còn là lúc để lo ngại

10:14-16/02/2012 – Hữu Long
TS – Tích tụ đất đai đang là một thực tế phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước, khi nhu cầu sản xuất nông nghiệp đã vượt quá chiếc áo hạn điền mà pháp luật về đất đai đang áp dụng. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về sự hình thành một giai cấp địa chủ mới, trong khi những người mang giấc mơ đại điền phải thất vọng. Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh để làm rõ các khía cạnh của vấn đề này.

Tiếp tục đọc “Tích tụ đất đai – không còn là lúc để lo ngại”

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung – 4 kỳ

  • Kỳ 1: Vua Trần Thái Tông và thời đại khoan dung
  • Kỳ 2 : Một cách hiểu về ‘tam giáo đồng nguyên’
  • Kỳ 3: Tự do thoát thân từ đâu?
  • Kỳ 4: Tự do, con đường chậm chạp
Lòng khoan dung và xã hội khoan dung - Kỳ 2 : Một cách hiểu về 'tam giáo đồng nguyên' - ảnh 1
Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định cao 27 mét, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, ở đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) – Ảnh: Nguyễn Tú

***

Lòng khoan dung và xã hội khoan dung

12:50 PM – 03/12/2014