Nhìn thẳng vào nợ xấu!

Hải Lý – Chủ Nhật,  3/4/2016, 19:46 (GMT+7)

Bán đấu giá, cắt lỗ nợ xấu, thu hồi được đồng nào hay đồng ấy, là một trong những giải pháp cần tiến hành. Muốn thế, cần nhìn thẳng vào nợ xấu dù cái nhìn có khiến cơ thể đau nhức đến đâu. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – LTS: Theo Tổng cục Thống kê, GDP cả nước quí 1-2016 tăng 5,46%, giảm mạnh so với mức 6,12% cùng kỳ năm ngoái, riêng ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 2,69%. Tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chững lại, lạm phát có khả năng tăng cao trong năm nay… là những vấn đề cần được phân tích và mổ xẻ một cách thấu đáo. Chuyên mục Sự kiện & Vấn đề tuần này của TBKTSG sẽ cung cấp những thông tin sâu về một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế chưa thể thoát ra khỏi khó khăn là nợ xấu.

Tiếp tục đọc “Nhìn thẳng vào nợ xấu!”

Hoàng Anh Gia Lai và câu chuyện quản trị

Hồng Phúc – Thứ Hai,  28/3/2016, 09:15 (GMT+7)

Khu phức hợp HAGL Myanmar Center tại Yangon, Myanmar. Ảnh: HỒNG PHÚC

(TBKTSG) – Các ngân hàng chủ nợ của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, có mã niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM là HAG tuần trước đã ngồi lại với nhau ở Hà Nội, đồng ý sẽ tái cơ cấu một số khoản nợ cho Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, có mã niêm yết HNG – là công ty con của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.

Tiếp tục đọc “Hoàng Anh Gia Lai và câu chuyện quản trị”

Tiền đang chảy đi đâu?

Hải Lý – Thứ Bảy,  26/3/2016, 07:45 (GMT+7)

Tiền đang ở ngân hàng và đang tiếp tục chảy về ngân hàng trong trường hợp lãi suất huy động chưa dừng lại. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – Lãi suất tăng không còn là chuyện nhỏ, bởi giờ đây lãi suất không chỉ được nâng lên ở một vài tổ chức tín dụng lẻ tẻ, mà tăng đồng loạt ở các ngân hàng, ở các kỳ hạn.

Tiếp tục đọc “Tiền đang chảy đi đâu?”

Bức tranh ngân hàng Việt Nam 10 năm qua

Gia Anh – Thứ Tư,  16/3/2016, 08:41 (GMT+7)

TPHCM, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc sáp nhập ngân hàng những năm qua. Ảnh: Hồng Phúc

(TBKTSG Online) – Một báo cáo có tên “Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015” của tác giả Nguyễn Xuân Thành – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TP.HCM, được ông Thành công bố ở dạng bản thảo đã điểm lại một số cột mốc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 10 năm qua.

Tiếp tục đọc “Bức tranh ngân hàng Việt Nam 10 năm qua”

Virus “lãi suất âm” và chiến tranh tiền tệ

Thanh Hương – Chủ Nhật, 14/2/2016, 21:09 (GMT+7)

Giảm lãi suất xuống mức cực thấp, thậm chí lãi suất âm, đang là một phong trào. Ảnh minh họa Internet

(TBKTSG Online) – Tờ Financial Times cùng nhiều tờ báo tài chính khẳng định rằng lãi suất âm chính là “tội đồ” lớn nhất của tình trạng rối loạn thị trường tài chính thế giới vài ngày qua, bên cạnh nhiều nguyên nhân khác như lãi suất trái phiếu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc, cảnh báo suy thoái kinh tế Mỹ, nợ xấu, tình trạng ngặt nghèo của giá dầu…

Tiếp tục đọc “Virus “lãi suất âm” và chiến tranh tiền tệ”

Cho ai vay là việc của ngân hàng thương mại

Phan Minh Ngọc – Thứ Sáu,  4/3/2016, 06:09 (GMT+7)

Cơ quan quản lý đang muốn hạn chế sự tăng trưởng nóng của tín dụng chảy vào kênh bất động sản. Ảnh: Tuệ Doanh

(TBKTSG) – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên quay trở về với vai trò và trách nhiệm cốt lõi của mình là điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá đúng nghĩa ở tầm vĩ mô để đảm bảo lạm phát thấp, tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Cho ai vay là việc của ngân hàng thương mại”

Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo

Vũ Quang Việt (*) – Thứ Bảy,  20/2/2016, 22:51 (GMT+7)

Dù sở hữu tài sản lớn nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn không tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong ảnh: Đăng ký tìm việc tại một hội chợ việc làm. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Để có thể phát triển lành mạnh trong thời gian tới, không thể không đánh giá lại những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền kinh tế từ năm 2006 đến nay.

Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo – không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 và trước đó.

Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt công ty con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư ăn theo – chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn cho chúng. Tiếp tục đọc “Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo”

Biến động lãi suất tiền đồng có liên quan đến đô la Mỹ

Hồ Lê – Thứ Sáu,  29/1/2016, 15:06 (GMT+7)

Các ngân hàng đang buộc phải dùng tiền đồng mua đô la Mỹ để cân bằng trạng thái ngoại hối và giữ thanh khoản đô la Mỹ, từ đó có nhu cầu nâng lãi suất tiền đồng. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – Từ nửa cuối tháng 12 năm ngoái trở lại đây, các ngân hàng thương mại lần lượt tăng lãi suất huy động tiền đồng (VND), phổ biến ở các kỳ hạn ngắn và trung hạn. Theo nhận định của đa số, hiện tượng này là do các ngân hàng muốn thu hút vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân thông thường này, liệu còn nguyên nhân nào khác tác động lên mặt bằng lãi suất huy động VND?

Tiếp tục đọc “Biến động lãi suất tiền đồng có liên quan đến đô la Mỹ”

Xoay xở bù đắp ngân sách thiếu hụt 

28/10/2015 15:51 GMT+7

TTCTVay khó khăn, nợ đến hạn trả cận kề, trong khi nguồn thu cho ngân sách bị co lại, Bộ Tài chính vừa phải vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỉ đồng để điều hành thu chi ngân sách. Ông Nguyễn Minh Tân, phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), thừa nhận điều hành ngân sách năm nay là năm khó nhất.

Nguồn thu từ dầu, khí sụt giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách -L.N.M.
Nguồn thu từ dầu, khí sụt giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách -L.N.M.

Trao đổi với TTCT, ông Nguyễn Minh Tân cho biết:

– Tính đến hết tháng 9, thu ngân sách đạt 75% dự toán. Đây là mức khá, nhưng việc điều hành ngân quỹ để đáp ứng các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương vẫn đang gặp nhiều khó khăn do công tác huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thiếu hụt ngân sách không đạt như dự kiến. Tiếp tục đọc “Xoay xở bù đắp ngân sách thiếu hụt “

Vì sao dân từ chối nhận tiền xây nhà tránh lũ?

Nguyễn Thành

TPTừ cuối năm 2014, tỉnh Quảng Nam triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng nhà phòng, chống thiên tai theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay nhiều nhà vẫn chưa thể khởi công, một số nơi người dân từ chối nhận hỗ trợ vì mức hỗ trợ quá thấp, không đủ để xây dựng nhà kiên cố, dù rằng tỉnh đã chủ trương tăng mức hỗ trợ.


Một căn nhà phòng tránh lũ ở xã Đại Lãnh (Đại Lộc) được xây dựng nhưng chủ hộ phải vay mượn hàng chục triệu đồng. Ảnh: N.T.

Theo đề án hỗ trợ xây dựng nhà phòng chống thiên tai của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, toàn tỉnh sẽ có 3.563 hộ nghèo trong vùng thường xuyên bị thiên tai sẽ có cơ hội ổn định chỗ ở. Theo đó, nhà nước hỗ trợ mỗi hộ từ 12-16 triệu đồng, được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay tối đa 15 triệu đồng. Tiếp tục đọc “Vì sao dân từ chối nhận tiền xây nhà tránh lũ?”

Đồng bằng sông Cửu Long: Vay vốn khó như hái sao trên trời

() – Số 102 LỤC TÙNG – 9:27 AM, 06/05/2014

Được xác định là thủ phủ của lúa, cá và cây ăn trái, nhưng nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn trong tình trạng đói vốn. Bởi để tiếp cận được 1 đồng vốn, nhiều lúc họ phải đổ đến… 4 đồng mồ hôi (!?).

Nông dân phải thuê người viết dự án

Sau nhiều lần định mức và thời gian vay cho nông nghiệp được điều chỉnh nâng lên (30 triệu đồng/ha/năm), nông dân phần nào dễ thở hơn với nguồn tín dụng. Tuy nhiên, dường như điều này chỉ mới đúng với cây lúa, những nông dân muốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường thì rất nhọc nhằn để tiếp cận nguồn vốn này. Tiếp tục đọc “Đồng bằng sông Cửu Long: Vay vốn khó như hái sao trên trời”

Hành trình phá án: Lộ diện băng hacker Trung Quốc tấn công mạng Việt Nam

ANTVNgày 9/6/2014, TX – cơ sở bí mật của Tổng cục An ninh II báo cáo về một tổ chức tội phạm công nghệ cao người Trung Quốc đang có ý đồ xâm nhập vào địa bàn Việt Nam tìm cơ hội hoạt động phạm pháp. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi Hành trình phá án: