Đánh giá bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam từ khía cạnh pháp lý

Đánh giá bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam từ khía cạnh pháp lý

Tóm tắt: Mặc dù hành lang pháp lý cho sự vận hành của bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, vẫn còn một số quy định làm hạn chế tính hiệu quả của hệ thống này tại Việt Nam trong việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức. Trên cơ sở kinh nghiệm từ hệ thống BHTG của Mỹ, bài viết này sẽ phân tích và đánh giá những quy định mới nhất về BHTG tại Việt Nam. Qua đó, mong muốn có thêm cơ sở để Việt Nam điều chỉnh và thực thi chế độ BHTG hiệu quả hơn.

DEPOSIT INSURANCE ACTIVITY IN VIETNAM – ASSESSMENT FROM  LEGAL PERSPECTIVE

Abstract: Although legal framework for the operation of Vietnam Deposit Insurance is increasingly improved, there are still a number of regulations limiting the effectiveness of this system in Vietnam, including moral hazard prevention. Based on experience from the US deposit insurance system, this article will analyze and evaluate the latest deposit insurance regulations in Vietnam with an aim to provide more bases for Vietnam to adjust and implement the deposit insurance regime more effectively.

Tiếp tục đọc “Đánh giá bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam từ khía cạnh pháp lý”

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng nhìn từ nước ngoài

Vũ Quang Việt Thứ Năm,  5/10/2017, 07:13 (GMT+7)Bảo vệ sự tín nhiệm của hệ thống ngân hàng, qua đó bảo vệ sự tín nhiệm của đồng tiền.Ảnh: TLTBKTSG

(TBKTSG) – Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức làm dịch vụ trung gian tài chính, nhận tiền của người ký gửi và cho người cần vốn vay. Bản thân vốn tự có trên tổng tài sản, tức là tỷ lệ vốn của chủ sở hữu cổ phần ngân hàng, thường rất thấp so với doanh nghiệp phi tài chính. Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng theo khuyến nghị của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) không nên dưới 8% tổng tài sản. Tuy nhiên có lúc một số ngân hàng Việt Nam chỉ có tỷ lệ 4%.

Tiếp tục đọc “Chuyển giao bắt buộc ngân hàng nhìn từ nước ngoài”

Biến dạng tại dự án BOT giao thông – 5 kỳ

 Nội bộ nhà đầu tư Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đang tố cáo sự thiếu minh bạch trong quá trình thu phí hoàn vốn dù mới vận hành được nửa năm. Ảnh: A.MNội bộ nhà đầu tư Dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đang tố cáo sự thiếu minh bạch trong quá trình thu phí hoàn vốn dù mới vận hành được nửa năm. Ảnh: A.M

***

Biến dạng tại dự án BOT giao thông (kỳ 1)

Hàng trăm ngàn tỷ đồng được huy động, “trùng điệp” nhà thầu chuyển thành nhà đầu tư, hàng chục trạm thu phí BOT xuất hiện đồng loạt là những gì dễ nhận thấy nhất trên các quốc lộ huyết mạch trong 5 năm trở lại đây. Tiếp tục đọc “Biến dạng tại dự án BOT giao thông – 5 kỳ”

Chống “đô la hóa” nền kinh tế: Thực trạng và một số kiến nghị

TCTC – 07:00, 15/07/2016

THS. BÙI THỊ QUỲNH TRANG – ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

(Taichinh) –Đánh giá đúng mức độ “đô la hóa” và tác động của “đô la hóa” đối với nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần kiểm soát tình trạng “đô la hóa”, ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng “đô la hóa” nền kinh tế và đến nay đã đạt được những kết quả tích cực. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động của hiện tượng này đối với nền kinh tế, bài viết đưa ra một số đề xuất cho công tác chống “đô la hóa” nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

The rise of the cashless city: ‘There is this real danger of exclusion’

theguardian_Cities from Sweden to India are pushing for a totally cash-free society. But as more shops and transport networks insist on electronic payments, where does this leave the smallest traders and poorest inhabitants?

Homeless man begs in London
A two-tier city: as many go increasingly cash-free, others are left behind. Photograph: Jack Taylor/Getty Images 

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

08:00, 23/12/2016 – THS. NGUYỄN MINH THỦY

(Taichinh) –Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt góp phần đưa thị trường thanh toán tại Việt Nam phát triển theo hướng đổi mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Thời gian qua, Chính phủ và ngành Ngân hàng đã và đang nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp luật hỗ trợ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Đến nay, phương thức thanh toán này đang được nghiên cứu đưa vào áp dụng đồng bộ trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng ưu việt trong toàn hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa. Nguồn: InternetẢnh minh họa. Nguồn: Internet Tiếp tục đọc “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”

“Bong bóng” bất động sản đang tích hơi?

LĐĐS – 30 BẢO CHƯƠNG 11:44 AM, 31/10/2016

Ảnh minh họa.

Thị trường bất động sản đang có sự gia tăng lớn nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp mua đi bán lại kiếm lời, nhất là trong phân khúc thị trường bất động sản cao cấp và phân khúc trung bình khá, chiếm khoảng trên dưới 50% tùy theo dự án. Đây là con số đáng quan ngại so với thời điểm bong bóng năm 2007, với tỷ lệ mua đi bán lại chiếm đến 70-80% giao dịch trên thị trường.

Tiếp tục đọc ““Bong bóng” bất động sản đang tích hơi?”

Một đề nghị cải cách cơ bản: Viết lại Luật Tín dụng và Luật Doanh nghiệp

Vũ Quang Việt – Thứ Năm,  29/1/2015, 08:58 (GMT+7)


Tháng 10-2014, Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp chính phủ đã tiết lộ là nợ xấu bằng 17% vào năm 2012 đã giảm xuống còn 5,4%, trong khi trước đó vào năm 2012, Thanh tra NHNN tuyên bố rằng nợ xấu chỉ có 8,8%. Ảnh TL

(TBKTSG) – Kinh tế Việt Nam có thể nói là đã hết đà phát triển, và để đẩy cao tốc độ tăng trưởng GDP (không hẳn là phát triển), đổi mới thể chế nhằm bảo đảm nền tài chính quốc gia lành mạnh là một trong nhiều yêu cầu bức thiết để kinh tế phát triển hữu hiệu, và là yêu cầu quan trọng nhất.

Tiếp tục đọc “Một đề nghị cải cách cơ bản: Viết lại Luật Tín dụng và Luật Doanh nghiệp”

Ai đầu tư ngân hàng mô, tạng?

Hoàng Nhung – Thứ Tư,  7/9/2016, 14:32 (GMT+7)

Một ca ghép gan tại bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Hoàng Nhung

(TBKTSG) – Chính phủ vừa cho phép Bộ Y tế cấp phép hoạt động đối với ngân hàng mô bao gồm các dự án đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên tắc trong lĩnh vực hiến, ghép tạng là chống mục tiêu kinh doanh. Vậy ai sẽ đầu tư vào lĩnh vực này?

Tiếp tục đọc “Ai đầu tư ngân hàng mô, tạng?”

Đề xuất huy động vàng – xin đừng làm khổ dân

Hồ Quốc Tuấn – Giảng viên Đại học Bristol, Anh
Thứ Năm,  14/7/2016, 09:48 (GMT+7)

Với đề xuất huy động vàng, có vẻ người dân có khá ít lựa chọn đối với quyền sở hữu tài sản. Ảnh: Minh Khuê

(TBKTSG) – Trong vài năm trở lại đây, vì nền kinh tế thiếu vốn cho phát triển, người ta nghĩ ra đủ loại cách để “xoay” đủ vốn cho ngân sách, trong đó có đề xuất huy động vàng trong dân. Từ 2012 tới nay, đã nhiều lần người ta nghe nhắc đến đề xuất này. Hơn một tháng trước, đề án này đã được nhắc lại. Nay khi giá vàng “nổi sóng”, người ta lại chú ý tới nó nữa.

Tiếp tục đọc “Đề xuất huy động vàng – xin đừng làm khổ dân”

Vốn tư thay vốn công – vẫn vỏ dưa và vỏ dừa

Nguyễn Vạn Phú Chủ Nhật,  10/7/2016, 23:26 (GMT+7)

Giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động được cho các dự án hạ tầng giao thông là 444.040 tỉ đồng, thì huy động nguồn vốn từ tư nhân lên đến 186.660 tỉ đồng (chiếm 42%). Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) – Có một sự dịch chuyển rất quan trọng trong nền kinh tế trong 10 năm qua mà nhìn lại có lẽ ai cũng thấy, chỉ không ngờ nó diễn ra nhanh như thế. Sự dịch chuyển này đồng thời đã tạo ra những hệ lụy lớn, cần phân tích kỹ lợi hại.

Tiếp tục đọc “Vốn tư thay vốn công – vẫn vỏ dưa và vỏ dừa”

Cứu doanh nghiệp bằng cách… mở thủ tục phá sản

Võ Trí Hảo (*)Chủ Nhật,  29/5/2016, 15:51 (GMT+7)

(TBKTSG) – LTS: Thời gian qua, trước tình hình đầu tư, kinh doanh thua lỗ hay mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhiều doanh nghiệp nhà nước và cả doanh nghiệp tư nhân cùng các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều đề xuất từ ưu đãi cơ chế đất đai, thuế đến khoanh nợ, giãn nợ… nhằm “cứu” các doanh nghiệp này. Có nên cứu các doanh nghiệp theo cách lâu nay không, vì kéo theo đó là những hệ lụy kinh tế khác? Có cách nào khác để sàng lọc, chỉ cứu doanh nghiệp đáng và có thể cứu? TBKTSG xin giới thiệu góc nhìn của PGS.TS. Võ Trí Hảo.

Tiếp tục đọc “Cứu doanh nghiệp bằng cách… mở thủ tục phá sản”

Khi thủy triều rút…

Thụy Lê – Chủ Nhật,  8/5/2016, 17:33 (GMT+7)

Việc thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng khiến những yếu kém của các ngân hàng ngày càng lộ ra nhiều hơn. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – Đã có một thời làm ngân hàng là niềm mơ ước của biết bao người, nhưng từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), các cuộc thanh tra, kiểm tra được thực hiện quyết liệt đã làm lộ ra hàng loạt sai phạm trong hoạt động kinh doanh và cả những điểm yếu kém trong công tác quản trị, giám sát, điều hành.

Tiếp tục đọc “Khi thủy triều rút…”

Căn nguyên của khủng hoảng ngân sách hiện nay

TS. Trịnh Tiến Dũng – Thứ Sáu,  22/4/2016, 09:03 (GMT+7)

Lễ hội là một trong những lĩnh vực “ngốn” nhiều ngân sách hiện nay. Trong khi đó, hiện nay người dân và các tổ chức xã hội hiện chưa được tham gia giám sát việc chi tiêu ngân sách. Ảnh: Minh Khuê

(TBKTSG) – Dù đã có nhiều cải tiến nhưng so với thông lệ quản trị phổ biến trên thế giới, hệ thống pháp luật về tài chính ngân sách Việt Nam vẫn còn những bất cập, yếu kém rất cơ bản, là căn nguyên chủ yếu dẫn đến khủng hoảng ngân sách nhà nước (NSNN) hiện nay.

Tiếp tục đọc “Căn nguyên của khủng hoảng ngân sách hiện nay”

Cạnh tranh trong ngành ngân hàng gia tăng với TPP

T.Thu – Thứ Ba,  12/4/2016, 20:33 (GMT+7)

Với cam kết trong TPP, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép chuyển tiền và thanh toán ra vào lãnh thổ Việt Nam một cách tự do để thanh toán liên quan đến các khoản đầu tư cũng như các dịch vụ qua biên giới. Ảnh minh hoạ: TL TBKTSG.

(TBKTSG Online) – Mặc dù các cam kết mở cửa ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhìn chung ngang bằng với mức độ cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhưng các ngân hàng trong nước vẫn sẽ chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.

Tiếp tục đọc “Cạnh tranh trong ngành ngân hàng gia tăng với TPP”