Thanh Niên – Khi nhu cầu về cát ở ĐBSCL càng lớn, dự báo lên tới hàng trăm triệu mét khối/năm thì việc quản lý, khai thác cát bền vững, hạn chế tác động môi trường, ảnh hưởng đến người dân là bài toán vô cùng nan giải.

Dưới cơn mưa tầm tã trắng cả sông Hậu, những xáng cạp khai thác cát vẫn gầm rú như những con quái vật làm náo động đoạn sông giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Long và TP.Cần Thơ. Mỗi khi chiếc cần cẩu vươn dài như một cánh tay khổng lồ quăng gầu sắt xuống sông, sóng nước tung tóe như một vụ nổ mìn. Tiếng động cơ rú lên, khói đen phả ra, từng gầu cát được cần cẩu lôi lên khỏi mặt nước, từ từ di chuyển sang ngang rồi há miệng nhả cát vào khoang của những chiếc xà lan đậu cặp bên. Ngay khi chiếc xà lan đầy khẳm cát, nhổ neo rời đi, lập tức một chiếc xà lan khác đang sắp tài gần đó lại thế chỗ “ăn cát”. Quanh khu vực mỏ cát, hàng chục chiếc xà lan khác đang neo chờ tới lượt. Cách đó chừng trăm mét là cồn Sơn, một cù lao nằm giữa sông Hậu, thuộc quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Phía đuôi cồn, người dân đã đóng một hàng cọc dài hệt như một bức tường để ngăn sạt lở.
Tiếp tục đọc “Hết cát – Thử thách sống còn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long”