Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ

***

Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?”

THÙY GIANG (VIETNAM+) Bản in

Những cửa hàng thuốc tư nhân san sát nhau trên tuyến phố Quán Sứ (Hà Nội). (Ảnh: TTVN/Vietnam+)

Tổng kết công tác khám chữa bệnh của Bộ Y tế trong năm 2015 cho thấy, các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số bệnh nhân nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán, xét nghiệm… đều tăng so với năm 2014, đạt bình quân 2,34 lượt khám/người/năm.

Như vậy, trong năm qua, mỗi người dân đạt bình quân có hơn 2 lần tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Và mỗi năm, lượng thuốc được tiêu thụ trong khám chữa bệnh không hề nhỏ. Tiếp tục đọc “Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không “nhảy múa”?” – 5 kỳ”

Hồi âm CV 327 của Sở Y tế Đắk Lắk: Nếu không ngăn sai phạm, tổn thất lớn không chỉ ngân sách

Báo Tiền Phong đã nhận công văn 327 “V/v làm rõ một số nội dung trong các bài viết của báo Tiền Phong” do ông Doãn Hữu Long giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk (SYT) ký ngày 22/2/2017. Theo CV 327, thì cùng ngày 22/2  SYT còn có CV 321 “trả lời các nội dung nêu trong bài”, còn CV này chỉ “làm rõ hơn các nội dung đã nêu”. Tuy nhiên, SYT không gửi CV 321 cho báo Tiền Phong.

Khoa cấp cứu Nhi thường xuyên thiếu thuốc

Tiếp tục đọc “Hồi âm CV 327 của Sở Y tế Đắk Lắk: Nếu không ngăn sai phạm, tổn thất lớn không chỉ ngân sách”

Điều tra 2 kỳ:  Đắk Lắk – Tham nhũng Y tế liệu có “chìm xuồng”? Kỳ 1: Trục lợi đấu thầu thuốc trên nỗi khổ bệnh nhân

>> Tiêu cực trong đấu thầu dược phẩm: Nhóm lợi ích thao túng!
>> Chấn động ngành y: Muốn khởi tố phải chờ… Bộ Y tế

          Dù báo đài đã đăng, phát rất nhiều bài phanh phui các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng của lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, nhưng 2 văn bản chỉ đạo từ Văn phòng Chính phủ về việc phải sớm điều tra làm rõ vấn đề này, xử lý theo đúng pháp luật đến nay vẫn chưa được thực thi. Thực trạng thiếu thuốc, ô nhiễm về nước và rác thải, mua sắm bừa bãi trang thiết bị y tế còn đó, thì Sở Y tế đã lại tiếp tục vi phạm Luật Dược trong việc tổ chức đấu thầu thuốc năm 2017!

Bài I- Trục lợi đấu thầu thuốc trên nỗi khổ bệnh nhân
Bài II- Các bệnh viện mỏi mòn “ kêu trời không thấu”

Đơn thư phản ánh tố cáo các dấu hiệu tiêu cực tham nhũng của ngành Y tế Đắk Lắk vẫn liên tục gửi về báo Tiền Phong
Đơn thư phản ánh tố cáo các dấu hiệu tiêu cực tham nhũng của ngành Y tế Đắk Lắk vẫn liên tục gửi về báo Tiền Phong

Tiếp tục đọc “Điều tra 2 kỳ:  Đắk Lắk – Tham nhũng Y tế liệu có “chìm xuồng”? Kỳ 1: Trục lợi đấu thầu thuốc trên nỗi khổ bệnh nhân”

Mảng tối lobby ngành dược – 2 kỳ

  • Kỳ 1: Biến giá thuốc thành chính trị
  • Kỳ 2: Thao túng lục địa già

***

Kỳ 1: Biến giá thuốc thành chính trị

(ĐTTCO) – Với việc vận động hành lang (lobby), các công ty dược có thể đập tan những làn sóng phản đối việc giá thuốc tăng cắt cổ, hoặc khiến các luật định về y tế, sức khỏe được ban hành theo hướng có lợi cho những sản phẩm thuốc của họ. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm ngành dược chi hàng trăm triệu USD cho hoạt động lobby. Tiếp tục đọc “Mảng tối lobby ngành dược – 2 kỳ”

Ngành dược Việt Nam “đi khập khiễng với một chân chống nạng!”

18/11/2015 12:09 GMT+7

TTO – ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan đã nói như vậy quanh những tồn tại của ngành dược VN và chính sách cần phải đưa vào dự thảo Luật dược sửa đổi lần này.

Ngành dược Việt Nam “đi khập khiễng với một chân chống nạng!"
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Ảnh: L.TH.H

Trả lời PV Tuổi Trẻ về những hạn chế của Luật dược 2005 và liệu việc sửa đổi Luật dược lần này có giải quyết được hết những bất cập của ngành dược VN, bà Phong Lan nói: Tiếp tục đọc “Ngành dược Việt Nam “đi khập khiễng với một chân chống nạng!””

Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao

Thứ Bảy, ngày 26/3/2016 – 02:45

Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao

(PL)- Thuốc điều trị viêm gan C giá nhập khẩu chỉ hơn 4,5 triệu đồng/hộp, trong khi người dân phải mua ở các nhà thuốc với giá 14 triệu đồng/hộp.

Dự án Luật Dược sửa đổi cần có quy định để hạn chế việc độc quyền giá thuốc, thuốc đến người mua phải qua nhiều tầng trung gian nên giá bị đẩy lên quá cao. Sáng 25-3, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu trong phiên thảo luận hội trường về dự án Luật Dược sửa đổi. Tiếp tục đọc “Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao”

Nan giải phát triển hóa dược

Thứ ba, 29/03/2016, 08:53 (GMT+7)

SGGP – Là một trong những lĩnh vực mấu chốt để thúc đẩy ngành công nghiệp dược trong nước nhưng hóa dược hiện nay của nước ta vẫn quá mờ nhạt. Quốc hội cũng đang bàn thảo về Luật Dược (sửa đổi) và nhấn mạnh ưu tiên phát triển công nghiệp dược. Tuy nhiên, thực tế từ năm 2009-2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển ngành hóa dược trong sản xuất thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, nhưng các đơn vị tham gia chưa… mặn mà!

Sản xuất thuốc tại một nhà máy dược phẩm TPHCM

  Tiếp tục đọc “Nan giải phát triển hóa dược”