Hệ lụy kéo dài của một dự án thủy điện

Hoàng Thanh/nld.com.vn – 22/04/2022

Sau 9 năm thu hồi đất để làm thủy điện Đắk Đrinh là tình trạng dân làng đánh nhau vì tranh giành đất, là khu tái định cư bỏ hoang, mục nát vì dân không ở.

Những ngôi nhà tái định cư bỏ hoang, không có người ở

Thủy điện Đắk Đrinh nằm trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi với công suất 125 MW. Năm 2013, để thực hiện dự án này, hàng trăm hộ dân của xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã phải nhường toàn bộ nhà cửa, đất đai của mình. Đến nay, sau 8 năm kể từ khi thủy điện hoàn thành, chi phí bồi thường vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo ông Trần Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, chỉ riêng ở xã này thì chủ đầu tư vẫn còn nợ hơn 33 tỉ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng.

Tiếp tục đọc “Hệ lụy kéo dài của một dự án thủy điện”

Đổi thay ở làng không quốc tịch

Đức Nhật – 08:09 – 11/01/2022  

TN Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân nơi đây, các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho họ được nhập quốc tịch Việt Nam. Kể từ đây, cuộc sống của họ đã bước sang một trang mới, tươi sáng hơn.

Đổi thay ở làng không quốc tịch - ảnh 1
Kể từ ngày nhập tịch, con cháu của ông Un Kei đã được đăng ký khai sinh – ĐỨC NHẬT

Tiếp tục đọc “Đổi thay ở làng không quốc tịch”

Kon Tum cần biết nói không với thủy điện

Hệ lụy từ các dự án thủy điện ở miền Trung – Tây Nguyên
[Bài 9] Kon Tum cần biết nói không với thủy điện

NN – 01/06/2021 , 15:28

Từ năm 2013, Quốc hội đã loại gần 500 thủy điện ra khỏi quy hoạch để bảo vệ môi trường. Nhưng tỉnh Kon Tum lại phê duyệt 5 dự án thủy điện trong 1 ngày.

Với nguồn thủy năng phong phú, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư xây dựng thủy điện trong nhiều năm qua.  Hệ quả, các dự án thủy điện ngày càng gia tăng, kéo theo tình trạng hạn hán, lũ lụt ngày một lớn. Quan ngại hơn, cuộc sống người dân đang sinh sống quanh lưu vực các con sông càng trở nên cơ cực.

Đăk Pxi đã thành dòng sông chết

Gánh trên mình hàng chục nhà máy thủy điện, sông Đăk Pxi được ví như “dòng sông chết”. Mùa khô thì dòng sông Đăk Pxi (Kon Tum) khô hạn, mùa mưa thì ngập lụt nặng nề. Chưa bao giờ, người dân đang sinh sống quanh lưu vực sông Đăk Pxi trở nên bất an như bây giờ.

Thủy điện Đăk Pxi bậc 2 (Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân) xây dựng chắn ngang dòng sông Đăk Pxi khiến phía hạ du khô hạn, người dân không có nước phục vụ sản xuất. Ảnh: T.A.
Thủy điện Đăk Pxi bậc 2 (Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân) xây dựng chắn ngang dòng sông Đăk Pxi khiến phía hạ du khô hạn, người dân không có nước phục vụ sản xuất. Ảnh: T.A.

Tiếp tục đọc “Kon Tum cần biết nói không với thủy điện”

Vi Chring: Khi rừng cộng đồng chưa thực sự thuộc về cộng đồng

nature.org – 15/10/2020

Vi Chring - khi rừng cộng đồng chưa thực sự thuộc về cộng đồng -  ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên

Từ năm 2007, cộng đồng thôn Vi Chring (xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) được giao quản lý, bảo vệ 808 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Gần 15 năm trôi qua, họ đã bỏ ra không ít công sức miệt mài canh giữ với niềm tin sẽ được hưởng lợi từ rừng. Thế nhưng, bên cạnh một số hỗ trợ tài chính từ các dự án phi lợi nhuận và từ chính phủ, nhân dân thôn Vi Chring vẫn chưa được khai thác bền vững để thực sự hưởng lợi từ rừng.

Trong khi đó, việc thu hồi 9,87 ha rừng cộng đồng Vi Chring để xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 đã cho thấy số phận mong manh của các khu rừng cộng đồng. Một mặt, người dân không được tiếp cận với phần gỗ vốn thuộc về họ được khai thác từ hành lang an toàn điện, nhưng mặt khác, một doanh nghiệp lại được giao tận thu gỗ, để rồi ngang nhiên tận thu cả vào phần rừng nằm ngoài phạm vi cho phép.

Tiếp tục đọc “Vi Chring: Khi rừng cộng đồng chưa thực sự thuộc về cộng đồng”

“Hiện tượng Hà Mòn” ở Tây Nguyên, những vấn đề cần quan tâm

Kết quả hình ảnh cho “Hà Mòn”
Phát động quần chúng đưa đối tượng tuyên truyền tà đạo, phản động ra kiểm điểm. Ảnh: T.K – baogialai

Ban Tôn giáo Chính phủ

 Mấy năm nay ở khu vực Tây Nguyên nhất là hai tỉnh Kom Tum và Gia Lai rộ lên một hiện tượng tôn giáo với các tên gọi khác nhau: “tà đạo Hà Mòn”, “hiện tượng Hà Mòn” “đạo Gyin”, “đạo Hà Mòn”, “Công giáo Đề ga”… Bài viết này xin được cung cấp một số thông tin cũng như có những nhận xét, đánh giá bước đầu về vấn đề này. Chúng tôi xin được tạm sử dụng thuật ngữ “hiện tượng Hà Mòn” cho bài viết. Tiếp tục đọc ““Hiện tượng Hà Mòn” ở Tây Nguyên, những vấn đề cần quan tâm”

Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do (3 kỳ)

Một điểm di dân tự do ở huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đang dần được nhà nước đầu tư xây dựng để ổn định đời sống cho nhân dân.

***

Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do

08:01 21/03/2019

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên hơn 54.600km2 với trên 6 triệu dân. Vùng trọng điểm các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều… này đang chịu áp lực nặng nề nhất cả nước về tình trạng di dân tự do… Tiếp tục đọc “Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do (3 kỳ)”

Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia

Cungphuot.info – Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Căm-pu-chia khởi đầu từ ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia (thuộc tỉnh Kon Tum) kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Căm-pu-chia (Ratarakiri, Mônđunkiri, CôngpôngChàm, Carachê, Sveyriêng, Prâyveng, Kầnđan, Tàkeo và Kămpốt) với chiều dài khoảng 1.137km. Tổng hợp toàn bộ các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia cho các bạn quan tâm.

Các cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia kéo dài từ Kon Tum đến tận An Giang (Ảnh – Wikipedia) Tiếp tục đọc “Các cửa khẩu giữa Việt Nam Campuchia”

Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!

Tiếp tục đọc “Tội ác dưới những tán rừng xanh… – Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng!”

Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ

SGGP 

Để có được con chữ, các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn H’Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk phải thức dậy đi học từ lúc 4 giờ 30 sáng, vượt qua những con suối dữ, hay hàng chục cây số đường đồi dốc, lầy lội. Giáo viên, ngoài nhiệm vụ dạy chữ còn dành thời gian quyên góp sách vở, áo quần cho học sinh và kiêm thêm nhiệm vụ “tài xế” không công để đưa đón các em đến trường.

Học sinh làng H’Mông trên đường đến trường. Ảnh: ĐÔNG NGUYÊN

Tiếp tục đọc “Thầy trò buôn H’Mông nỗ lực tìm con chữ”

Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San

Chủ Nhật 03/02/2019 – 09:24

Dân trí Sau hơn 10 năm lênh đênh trên dòng Sê San, bà con miền Tây vùng đất đỏ bazan đã được chính quyền lập làng, cấp đất, cấp nhà đón tết. Vui mừng hơn khi những đứa trẻ “tha hương” nay được đến trường học cái chữ, nuôi hy vọng thoát nghèo cho cả làng chài.

Không còn cảnh lênh đênh, trôi nổi

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, chúng tôi xuôi thuyền theo dòng Sê San để về thăm làng chài của những người miền Tây di cư sinh sống trên vùng biên giới Kon Tum.

Xóm làng chài miền Tây lênh đênh trên dòng Sê San mưu sinh kiếm sống Tiếp tục đọc “Kon Tum: Tết của làng chài miền Tây trên dòng Sê San”

Chuyên đề Đường Tây Nguyên

Ðường tại Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y bị gãy từng khúc – TIỀN LÊ

***

Ðường tiền tỷ vừa khánh thành đã hỏng: Lại đổ do…mưa

TP – Gần đây, nhiều tuyến đường chạy qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum hư hỏng nghiêm trọng, mà không ít tập thể cá nhân liên đới trách nhiệm cho rằng đường hỏng do… mưa.

Mặt đường 95 tỷ tại Gia Lai bị bong tróc, lớp nhựa mặt đường không kết dính, vỡ vụn như cát
Mặt đường 95 tỷ tại Gia Lai bị bong tróc, lớp nhựa mặt đường không kết dính, vỡ vụn như cát
Tiếp tục đọc “Chuyên đề Đường Tây Nguyên”

Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài

teo top rung tay nguyen - bai 2: mat rung, mat luon can bo hinh anh 1

Rừng của Công ty Lâm nghiệp Thuận Tân giao cho huyện Đăk Song quản lý đã biến thành vườn tiêu, nhà ở. Ảnh: T.K

***

Teo tóp rừng Tây Nguyên – bài 1: Phá rừng như… trẩy hội

authorĐặng Trung Kiên Thứ Ba, ngày 01/08/2017 06:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Diện tích rừng ở Tây Nguyên đang teo tóp với tốc độ chóng mặt do sự bất lực, thậm chí là “buông tay” của nhiều đơn vị quản lý rừng. Nhiều điểm nóng tranh chấp phát sinh, việc thu hồi đất rừng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng vô cùng nan giải. Tiếp tục đọc “Teo tóp rừng Tây Nguyên – 3 bài”

Tây Nguyên giao rừng tràn lan – 4 bài

***

Tây Nguyên giao rừng tràn lan
Bài 1: Rừng cộng đồng bị… “cộng đồng” phá!

SGGP 
Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã giao nhiều diện tích rừng tự nhiên cho cộng đồng, cá nhân, nhóm hộ… để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Nhưng mô hình giao rừng này đã nhanh chóng thất bại vì chủ nhân được giao rừng lại phá rừng hoặc bỏ mặc rừng bị phá.

Rừng Tây Nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng, không những cho nội vùng mà còn chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách giao đất, giao rừng cho người dân và doanh nghiệp để bảo vệ rừng. Lợi dụng các chính sách này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã ngang nhiên chặt phá, chuyển đổi rừng tràn lan để lấy đất sản xuất nông nghiệp.

Tây Nguyên: Bão Damrey

Tây Nguyên, ngày đầu hứng bão Damrey

Chết người, sập nhà, đổ cây, mất điện


Cây ngã chắn ngang đèo Frenn ở Lâm Đồng

Bão Damrey quét qua Tây Nguyên, từ rạng sáng đến cuối buổi chiều ngày 4/11/2017 đã gây ra vô số thiệt hại khắp 5 tỉnh. Đắk Lắk hứng mưa bão mạnh nhất với cả nghìn ngôi nhà bị sập, cả nghìn cây xanh gãy đổ gây mất điện. Nhưng Lâm Đồng lại có 2 phụ nữ bị cuốn trôi vào dòng nước xoáy. Tiếp tục đọc “Tây Nguyên: Bão Damrey”

Mùa sim chín trên cao nguyên Kon Plông

Phóng sự của Hoàng Thiên Nga

Từ giữa tháng tám, tiếng cười giòn tan bắt đầu lan tỏa từ những dãy đồi chập chùng ngan ngát gió thơm về tận thôn làng của đồng bào các dân tộc Xê đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre phía Đông Bắc Tây Nguyên. Những gùi sim tím rười rượi không chỉ ngọt môi sơn nữ, mà còn khiến bếp lửa mỗi nhà thêm ấm áp, tươi vui.  

Y Trông lên đồi sau nhà hái sim

Tiếp tục đọc “Mùa sim chín trên cao nguyên Kon Plông”