Nỗi tiếc nuối cho khoa học nghiên cứu hang động của Việt Nam

THƯ HIÊN – 01/04/2020 17:04 GMT+7

TTCT Không chỉ chuyên gia người Anh Howard Limbert mới còn nguyên vẹn ký ức lần đầu tiên đến Quảng Bình khảo sát hang động tròn 30 năm trước (TTCT số 10-2020). PGS Vũ Văn Phái, nguyên chủ nhiệm bộ môn địa mạo, khoa địa lý Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng nhớ rất nhiều kỷ niệm đẹp khi lần đầu gặp gỡ và sau đó đồng hành với nhóm ông Howard trong suốt 20 năm tiếp theo.

Ông Howard Limbert và vợ (phải) làm việc với lãnh đạo trường ĐH KHTN -  ĐHQG Hà Nội năm 2012. Ảnh: PGS Vũ Văn Phái

Tiếp tục đọc “Nỗi tiếc nuối cho khoa học nghiên cứu hang động của Việt Nam”

Cơ chế Quỹ: Vì sao khó thực hiện?

TS – 20/07/2017 08:53 – Hảo Linh

Với tổng giá trị là 110 triệu USD, đối tượng thụ hưởng bao trùm từ các nhà khoa học, viện nghiên cứu cho đến doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và với cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng cử viên, dự án FIRST (Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ) được kỳ vọng sẽ có một cơ chế thông thoáng. Nhưng mọi chuyện đã không diễn ra như mong đợi.


Dự án FIRST ký thỏa thuận tài trợ cho công ty thú y Maphavet – một trong những công ty đầu tiên nhận hỗ trợ từ FIRST. Ảnh: FIRST.

Tiếp tục đọc “Cơ chế Quỹ: Vì sao khó thực hiện?”

Sản xuất vaccine Việt Nam: Tình huống trớ trêu

 
KHPTSau khi mất gần hai năm phát triển và sản xuất vaccine COVID, dồn tâm huyết và cả nguồn lực để chạy đua với đại dịch, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa thể về đích khi sản phẩm của họ mới chỉ tồn tại với cái mũ vaccine dự tuyển. Trước mắt điều gì chờ đón họ?

Chỉ có sự bất định, dẫu đại dịch vẫn đang tiếp diễn và virus SARS-CoV-2 đã tự “hoán cải” qua bao lần đột biến…

Vì sao vậy? Đó là câu hỏi mà cả Nanogen và IVAC – hai công ty phát triển và sản xuất vaccine COVID-19 là Nanocovax và COVIVAC, còn ngơ ngác chưa thể trả lời ngay được, dẫu là người nhập cuộc với quyết tâm làm bằng được một vaccine “make in Vietnam” để có thể giúp chủ động ngăn chặn đại dịch trong nước bởi họ cảm thấy trách nhiệm của mình ở đó.

Nghiên cứu và phát triển vaccine COVID. Nguồn: Báo Chính phủ Tiếp tục đọc “Sản xuất vaccine Việt Nam: Tình huống trớ trêu”

Nghiên cứu phát triển và chế biến thử nghiệm các sản phẩm từ trái bưởi

TS – 02/11/2021 16:52 –

Nhóm tác giả trường Đại học Nông Lâm TPHCM vừa nghiên cứu thành công quy trình chế biến một số sản phẩm như nước bưởi thanh trùng, mứt, kẹo bưởi, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ trái bưởi Năm Roi.

BƯỞI NĂM ROI - BÌNH MINH (VĨNH LONG)

Bưởi là trái cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Hiện nay, người dân trồng bưởi chủ yếu tiêu thụ theo hình thức bán quả tươi do có rất ít nhà máy chế biến sản phẩm từ bưởi sau thu hoạch, điều này có thể dẫn đến nguy cơ lâm vào tình trạng “được mùa mất giá”.

Trong khi đó, có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau từ bưởi như nước bưởi thanh trùng, kẹo dẻo, mứt… Ngoài ra, trong vỏ bưởi có chứa hàm lượng naringin cao, có thể chiết trích để lấy dược chất, sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm,… Naringin là hợp chất gây vị đắng của vỏ bưởi, với nhiều tác dụng như chống oxy hóa, hạ lipid máu, chống ung thư, hạ đường huyết,…

Tiếp tục đọc “Nghiên cứu phát triển và chế biến thử nghiệm các sản phẩm từ trái bưởi”

Báo chí khoa học ở Việt Nam: Ước mơ còn dang dở

tia sáng – 02/05/2021 07:12 – Trần Thị Yến Minh*

Báo chí khoa học Việt Nam đã ít nhiều đem khoa học đến gần hơn với công chúng nhưng chưa hoàn thành nhiệm vụ giúp người dân thực sự hiểu về khoa học một cách toàn vẹn và sâu sắc.


Ảnh: wfsj.org

Tháng 12/2019, một loại virus gây bệnh viêm đường hô cấp cấp được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. Hơn một năm qua, bóng ma của loại virus mà sau này được định danh là Covid-19 vẫn đang bao phủ toàn cầu. Tính đến tháng 4/2021, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 2.9 triệu người chết, 136 triệu người nhiễm bệnh, đình trệ các hoạt động thương mại, dịch vụ, giáo dục, xáo trộn cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới1.


Trong lúc gồng mình chống lại virus, thế giới cũng chao đảo bởi một cơn đại dịch khác: đại dịch thông tin (infodemic) – mà trong kỉ nguyên truyền thông xã hội, mức độ lan truyền còn khủng khiếp hơn virus. Khi hiểu biết của giới chuyên môn về loại virus này còn hạn chế, sự bùng phát của tin đồn, tin bịp, tin xuyên tạc không chỉ khiến dư luận hoang mang mà còn cản trở công tác phòng và chống dịch. Đến mức WHO đã cảnh báo rằng đại dịch thông tin có thể phải trả giá bằng mạng sống của rất nhiều người.


Trong bối cảnh đó, vai trò của truyền thông trở nên vô cùng quan trọng. Một hệ thống truyền thông khoa học minh bạch và chuyên nghiệp sẽ góp phần lọc bỏ thông tin độc hại, tạo ra những người đọc thông minh, đủ năng lực thẩm định những thông tin sai trái, bảo vệ bản thân và gia đình trước cơn đại dịch.

Tiếp tục đọc “Báo chí khoa học ở Việt Nam: Ước mơ còn dang dở”

Những vấn đề của xã hội đương đại cần được trả lời

tiasang – 25/11/2019 10:46 – Khuất Thu Hồng

Trước đây, những nhà nghiên cứu thời kỳ đầu của KHXH&NV đã tạo dựng một nền tảng tốt nhưng trong những năm gần đây, có được bao nhiêu người ở tầm vóc đó? Họ nổi bật với những gì? Tôi sợ rằng nhìn lại thì hầu như không có nhiều dấu ấn so với các thế hệ đi trước và cũng còn đang “nợ” nhiều câu hỏi.


Trong quá trình phát triển, phải tính đến các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, vùng dân tộc thiểu số… Ảnh minh họa của UNICEF sử dụng trong bài viết cảnh báo Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đối với biến đổi khí hậu, trẻ em và phụ nữ là nhóm đặc biệt có nguy cơ rất cao.

Điều này dường như là một nghịch lý bởi chưa bao giờ chúng ta lại đứng trước nhiều vấn đề xã hội đến vậy như vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, di cư lao động xen lẫn với buôn bán người, tội phạm… Hiện thực đó đòi hỏi ngành KHXH&NV không thể đứng ngoài cuộc mà cần có trách nhiệm tìm hiểu để khảo sát, lý giải vấn đề. Tiếp tục đọc “Những vấn đề của xã hội đương đại cần được trả lời”

Bullard: How a battery can lead a quiet revolution

This article first appeared on Bloomberg View and the Bloomberg Terminal.

By Nathaniel Bullard

Last week, the Nobel Prize in chemistry was awarded to John Goodenough, Stanley Whittingham and Akira Yoshino for their work developing the lithium-ion battery. The Royal Swedish Academy of Sciences, in announcing the award, said the three men “created a rechargeable world.” The ubiquitous battery is now found in items as varied as hearing aids and power grids. It is a testament not just to technological revolutions, but also to the power of advancements in performance and decreases in cost. Tiếp tục đọc “Bullard: How a battery can lead a quiet revolution”

Vì sao nghiên cứu của sinh viên đại học quan trọng cho khoa học và cho sinh viên

English:
Why Research By Undergraduates Is Important For Science And Students

Giáo sư Laura McManus-Spencer nói chuyện với sinh viên nghiên cứu tại Hội nghị chuyên đề Steinmetz – Ảnh của Union College Communications

forbes – 12-7-2017 – Chad Orzel

Trên báo điện tử về đào tạo đại học, hai nhà hóa học, David S. Rovnyak và George C. Shields, có một bài viết với tiêu đề “Nghiên cứu của sinh viên đại học thúc đẩy khoa học đi lên như thế nào” nói về rất nhiều đóng góp của các nhà nghiên cứu khi còn là sinh viên đại học. Điều này rất phù hợp với quan tâm của tôi, vì một trong nhiều cái mũ tôi đội đó là Giám đốc chương trình Nghiên cứu Đại học tại Union College. Tôi đã dành khá nhiều thời gian của mình với tư cách là một giảng viên của một trường đại học nhỏ làm việc với các sinh viên đại học trong một loạt các dự án nghiên cứu, vì vậy đây rõ ràng là điều tôi đánh giá rất cao. Tiếp tục đọc “Vì sao nghiên cứu của sinh viên đại học quan trọng cho khoa học và cho sinh viên”

Phụ nữ trong khoa học: Những góc nhìn

TS – 07/03/2018 08:00 – Ann Hibner Koblitz*

Gần như tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có những nữ khoa học, nữ bác sĩ và nhà phát minh nữ nhưng vì nhiều lí do, tên tuổi của những người phụ nữ này vẫn bị khuất lấp hoặc không được ghi nhận. Đến thời kì “làn sóng nữ quyền lần thứ hai” trỗi dậy vào giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1980, những nhà sử học theo chủ nghĩa nữ quyền đã khôi phục lại tên của vô vàn những người phụ nữ vĩ đại trong quá khứ, bao gồm các nhà khoa học và phát minh nữ. Những học giả này đã thách thức các định kiến giới trong những trang sử của hàng thế kỉ đã xóa đi những đóng góp của người phụ nữ trong rất nhiều lĩnh vực bởi các nhà sử học nam.


Nhà toán học Miryam Mirakhani. Ở Iran, quê hương cô, nghiên cứu toán học được coi là một nghề nữ tính. Trong ảnh là bìa của một tờ báo ngày tại Iran vinh danh Mirakhani sau khi cô qua đời. Tiếp tục đọc “Phụ nữ trong khoa học: Những góc nhìn”

Truyền thông chính xác, giản dị và sâu sắc

Chào các bạn,

Bộ phim Ấn Độ – 3 idiots – 3 chàng ngốc, một bộ phim thú vị, đặc biệt cho các sinh viện học khoa học kỹ thuật. Đây cũng là một câu chuyện rất đẹp về ước mơ và tình yêu. Mô tả cuộc sống và ước mơ của sinh viên. Sự thật về các trường đại học khoa học kỹ thuật ở Ấn Độ hay các nước đang phát triển cũng không khác mấy, vào phim thì chỉ hư cấu lên một chút.

Trong phim có đoạn đối thoại rất thú vị trong lớp học, về các định nghĩa:

Thầy giáo có hỏi một câu: Hãy định nghĩa về a Machine – một cái máy.

Một sinh viên đã định nghĩa thế này:

“Sir, machines are any combination of bodies so connected that their relative motions are constraint. And by which means force and motion maybe transmitted and modified as the screw in its nut or a lever range turn about a fulcrum or a pulley by its pivot etc. esp a construction more or less complex consisting of a combination of moving parts or simple mechanical elements as wheels, levers, cams etc…”

(“Thưa thầy, cái máy là sự kết hợp của bất cứ thành phần nào mà khi được kết nối thì chuyển động tương đối của chúng bị hạn chế. Và bằng cách đó lực và chuyển động có thể truyền dẫn và biến đổi như ốc vít trong đai ốc hay một loại đòn bẩy xoay điểm tựa sang hướng khác hay một ròng rọc theo dọc trục của nó..vv, cấu tạo phức tạp phần nào gồm sự kết hợp các phần chuyển động hay các yếu tố cơ học đơn giản như bánh xe, đòn bẩy, bánh lệch tâm..vv..”)
Tiếp tục đọc “Truyền thông chính xác, giản dị và sâu sắc”

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở VIỆT NAM: Những con số giật mình

  • NGUYỄN VĂN TUẤN
  • 25.04.2017, 11:42

TTCT– Quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta là một môi trường lý tưởng cho nghiên cứu khoa học xã hội (KHXH). Trớ trêu thay, sự hiện diện của KHXH Việt Nam trên trường quốc tế rất khiêm tốn. 

Những con số giật mình

Chỉ có 4% công bố quốc tế của khoa học Việt Nam là liên quan đến KHXH. Gần 80% công bố quốc tế KHXH là do hợp tác quốc tế. Sự hiện diện yếu ớt đó là một thiệt thòi cho đất nước. Tiếp tục đọc “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở VIỆT NAM: Những con số giật mình”

Những người đắm đuối vì voọc Sơn Trà

  • TẤN VŨ
  • 03.04.2017, 11:32

TTCT – Rừng, động vật của Việt Nam sao phải để các tổ chức nước ngoài tài trợ bảo tồn? Sao người Việt không làm điều đó? 

Bùi Văn TuấnNhững câu hỏi ấy đã thôi thúc một nhóm thanh niên và câu chuyện duyên nợ với voọc Sơn Trà của Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) bắt đầu.

Căn nhà hai tầng chật chội ở đường Thành Vinh 1, nằm sát chân núi Sơn Trà, là nơi làm việc của hơn 10 người thuộc GreenViet đã hơn năm năm nay. Tiếp tục đọc “Những người đắm đuối vì voọc Sơn Trà”

Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa

TN – 08:06 AM – 04/02/2012

Sự phân biệt, trọng nam hơn nữ xuất hiện rõ rệt ngay trong sách giáo khoa (SGK) từ bậc tiểu học.

Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết , giảng viên Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí truyền thông đã có một nghiên cứu khá thú vị và đáng suy nghĩ về vấn đề này.

Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa - ảnh 1
Hình minh họa trong SGK luôn đặt khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam và nữ khiến khó thực hiện về việc bình đẳng giới như yêu cầu của xã hội Tiếp tục đọc “Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa”

Khoảng trời thung lũng

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 KHOẢNG TRỜI THUNG LŨNG
( Câu chuyện của cô thủ thư )

                                                                     Truyện ngắn

        Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn

1. Gorki

Những ai từng quen sống ở miền núi thường ít chú ý đến điều này: vào độ cuối thu, khi mà cây cối rùng mình chuẩn bị đón những đợt sương muối khốc liệt nhất sẽ đến, chính khi đó quang cảnh của xứ sở thung lũng có một vẻ đẹp u buồn đến lạ lùng. Con suối rộng mùa khô lặng lờ chảy qua những hòn đá gan gà. Tiếp tục đọc “Khoảng trời thung lũng”

“Quyền lực mềm” kiểu Hàn

  • CUNG TUY
  • 05.01.2013, 17:36

TTCT – Một thập niên qua, người Hàn Quốc đã để lại trong lòng thế giới nhiều ngạc nhiên và ngưỡng mộ vì cách mà họ – không vội vã và ầm ĩ – tiến lên trong văn hóa, khoa học, cải cách kinh tế và trong đối diện, giải quyết những thách thức về xã hội.

"Quyền lực mềm" kiểu HànPhóng to
Changmin (giữa), thành viên trong ban nhạc Hàn Quốc TVXQ, biểu diễn tại đêm nhạc Kpop ở Hà Nội vào ngày 29-11. 17 ban nhạc từ Hàn Quốc đã hội tụ về Hà Nội để tham dự sự kiện kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc – Ảnh: Reuters

Tiếp tục đọc ““Quyền lực mềm” kiểu Hàn”