Đồng bằng sông Cửu Long: Cát không phép chiếm 86% thị trường

congan.com.vn

Thứ Ba, 20/12/2022 16:59  | Nguyễn Nhân

(CATP) Ngày 19-12 tại TP.Cần Thơ, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF – Việt Nam) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL và giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông” với sự tham gia các nhà quản lý, chuyên gia, cơ quan báo, đài. Tại đây, nhiều chuyên gia cho rằng không nên khai thác “cát biển” để làm nguồn vật liệu thay thế, bởi như vậy là chúng ta đang “cắt đứt đôi chân” của mình.

40% Diện tích đồng bằng sẽ biến mất?

Vùng ĐBSCL là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đóng góp 31,37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Tuy nhiên, nơi đây đang chịu tác động mạnh do biến đổi khí hậu cùng các hiện tượng cực đoan như: hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở. Tình trạng khai thác cát quá mức đã làm gia tăng sạt lở bờ sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân đồng bằng. Do đó, việc quản lý khai thác cát một cách hiệu quả và bền vững cần những giải pháp căn cơ và lâu dài.

Tiếp tục đọc “Đồng bằng sông Cửu Long: Cát không phép chiếm 86% thị trường”

Giành giật ĐBSCL với ‘cát tặc’

Trúc Tùng – 31/10/2022 16:25 GMT+7

thanhnien.vn

Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chỉ riêng năm 2011, lượng cát khai thác là 50 triệu tấn, dẫn đến hệ lụy không có giặc ngoại xâm mà đất đai vẫn bị mất dần. Theo ước tính của Bộ NN-PTNT, mỗi năm ĐBSCL bị mất 500ha, chỉ vài chục năm sau, diện tích ĐBSCL sẽ mất đi một nữa.

Nhu cầu về cát cho xây dựng ở ĐBSCL hiện rất lớn, trong khi nguồn cát bồi đắp từ sông Mê Kông ngày một ít đi
ĐÌNH TUYỂN

Nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái sinh

Một “mỏ cát” thường được hình thành vài trăm năm, thậm chí cả ngàn năm, nên nhiều nhà khoa học cho rằng đây là loại tài nguyên không tái tạo vì khi nó bị mất đi thì rất khó và rất lâu mới hình thành một khối lượng cát giá trị khai thác.

Cát sa mạc hình thành do sự ma sát, bào mòn chủ yếu do gió nên bị tròn nhẵn, mất khả năng kết dính với các loại vữa xi măng nên gần như không sử dụng cho xây dựng, nhiều quốc gia có sa mạc như ở vùng Trung Đông vẫn phải nhập cát về xây dựng.

Tiếp tục đọc “Giành giật ĐBSCL với ‘cát tặc’”

Mẹ thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long

Không có khu vực đồng bằng nào trên thế giới bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu trầm trọng như Sông Cửu Long. Liệu Việt Nam có hành động kịp thời để cứu nơi đây?

Loạt bài của Mongabay – Mongabay series

Tiếng Việt
Phần 1 – Liệu biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long?
Phần 2 – Việt Nam cực kỳ lo lắng vì Trung Quốc và Lào xây đập trên Mekong
Phần 3 – Mẹ Thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long
Phần 4 – Kế hoạch cứu nguy Đồng bằng sông Cửu Long

English
Part 1 – Will climate change sink the Mekong Delta?
Part 2 – Vietnam sweats bullets as China and Laos dam the Mekong
Part 3 – Mother Nature and a hydropower onslaught aren’t the Mekong Delta’s only problems
Part 4 – A plan to save the Mekong Delta

Biến đổi khí hậu và các đập nước ở thượng nguồn đang đe dọa khu vực quan trọng này và vấn đề trở nên khó kiểm soát được. Nhưng có phải những vấn đề lớn nhất của ĐBSCL đều do chính Việt Nam tạo ra?

Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi ở của gần 20 triệu người, là một trong những môi trường nông nghiệp có năng suất cao nhất trên thế giới, nhờ vào mạng lưới kênh rạch, đê, cửa cống và rãnh thoát nước phức tạp.

Về thế mạnh nông nghiệp của ĐBSCL, Việt Nam đã đi từ một nhà nhập khẩu gạo lâu năm và trở thành một nước xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, nông dân trong khu vực rất quan tâm đến các chính sách an ninh lương thực của chính phủ, trong đó yêu cầu hầu hết đất đai của ĐBSCL phải được dành cho sản xuất lúa gạo. Và nhiều người trong số họ đang có biện pháp để phá vỡ các quy tắc, theo những cách mà không phải lúc nào cũng thân thiện với môi trường.
Tiếp tục đọc “Mẹ thiên nhiên và huỷ diệt bởi thủy điện không phải là vấn đề duy nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long”