(PLVN) – Cùng với tín ngưỡng tục thờ đá, những hình khắc bí ẩn từ cổ xưa hay chữ của các thánh hiền trên đá đều gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc Việt. Nơi có các vật thể này trở thành điểm để khai thác tiềm năng du lịch, nhưng đi cùng với đó là yêu cầu về việc gìn giữ, bảo vệ di sản.
Hình khắc trên bãi đá Nấm Dẩn có từ 2000 năm trước…
TTCT – Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm và sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho thấy chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có vấn đề từ gốc.
Lao động nước ngoài tại Nhật thường làm những công việc nặng nhọc. Ảnh: NIKKEI
“Không xây dựng được chiến lược, kế hoạch”, “Chậm”, “Chưa thực sự quan tâm đúng mức” “Không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới”, “không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản”… là một vài điểm trong số rất nhiều điều sai phạm của Bộ LĐ-TB&XH cũng như của Cục Quản lý lao động ngoài nước mà Thanh tra Chính phủ trong bản kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên đưa ra ngày 4-3 vừa qua đã nêu rõ.
Vì bản kết luận thanh tra có nêu nhiều điểm về xuất khẩu lao động Việt Nam tới Nhật Bản, tôi muốn nhìn lại những vấn đề tồn tại về chế độ và thực tế liên quan đến người lao động Việt Nam ở Nhật Bản. Tiếp tục đọc “Xuất khẩu lao động: Nhìn vào những hỏng hóc ở gốc”→
VNE – Nguồn thu tiền mặt tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang là nơi xuất phát của nhiều tranh luận, mâu thuẫn và cả sai phạm.
***
Lời mở đầu
Đền Cao, xã An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương, đầu năm 2006.
An Sinh Vương Trần Liễu tọa trên ngai trong ngôi đền cao nhất đỉnh núi An Phụ. Xa xa phía Đông Bắc là dãy Yên Tử, phía Tây Bắc là Kính Chủ – Nam Thiên đệ lục động. Còn phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Ở thung lũng nhỏ bé dưới chân ngài, người dân xã An Sinh đang tất bật vụ mùa. Tiếp tục đọc “Công đức: chuyện một dòng tiền không kiểm toán”→
Năm học của ba đứa trẻ có cùng một cái tên, “năm học 2017-2018”, nhưng lại mang những bộ mặt khác nhau.
Sáng sớm 5/9/2017.
Tẩn Láo San tỉnh giấc giữa khu nội trú vẫn chìm trong sương sớm. Ở phòng bên cạnh, học sinh cũng lục tục gọi nhau dậy. Hơn 12h đêm qua, bọn trẻ trong khu nội trú trường Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, Điện Biên mới chịu đi ngủ. Chúng háo hức chờ ngày khai giảng. Tiếp tục đọc “Bức tranh giáo dục nhìn từ lễ khai giảng”→
Học tập suốt đời không phải là một khái niệm mới. Trong thực tế, nó hiện hữu xuyên suốt quá trình tồn tại của loài người như một phần của tái sản xuất xã hội và ăn sâu bám rễ vào tất cả các nền văn hóa và văn minh.
Chúng ta đang chứng kiến những vụ lở làng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Làng quê nhiều nơi bây giờ như một bầy ong vỡ tổ. Ở trong đó người ta nháo nhào kiếm ăn, nháo nhào sống, nháo nhào họp họ tách họ, nháo nhào yêu đương và… ly dị.
NN – Gái trẻ, gái sồn sồn có chồng đã đành đến ngay cả bà già như Nguyễn Thị Xờ 65 tuổi vàng đeo đầy tai, đầy cổ, đầy tay, đầy chân một buổi ra Ủy ban thẽ thọt xin được…
Bác sĩ Nguyễn Văn Đoàn: “Những người nam giới kém sau này sẽ giải quyết nhu cầu sinh lý bằng mại dâm kiểu “ăn đong” để biết thôi chứ khó duy trì nòi giống được”
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 2: Bất ngờ ở “thánh địa” Nam Sách
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 3: Con tàu kỷ lục
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 4: “Bùi Thị Hý bút”
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 5: Chiếc bình quốc bảo
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 6: Nằm trong lòng đất Nhật Bản
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 7: Ẩn tích sông Hương
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 8: Lừng danh hải ngoại
Giải mã gốm Chu Đậu – Kỳ 9: Hưng thịnh rồi vội suy tàn
Giải mã gốm Chu Đậu: Ước nguyện phục hồi và tỏa khắp thế giới
***
Giải mã gốm Chu Đậu
25/01/2016 16:57 GMT+7
TT – Sau nhiều thế kỷ như nàng công chúa ngủ vùi, gốm Chu Đậu (còn gọi là gốm hoa lam) của Việt Nam bất ngờ được đánh thức bằng bức thư của một người Nhật Bản.
Phiên bản chiếc bình quốc bảo tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) tại Bảo tàng Hải Dương – Ảnh: Thái Lộc
Kỳ 1: Từ bức thư của một người Nhật
Từ đây, giới khảo cổ học đã phát hiện được một dòng gốm của Việt Nam phát triển rực rỡ, gần như chiếm vị trí độc tôn trên thị trường thế giới trong hai thế kỷ 15 và 16. Những câu chuyện bất ngờ nối tiếp bất ngờ… Tiếp tục đọc “Giải mã gốm Chu Đậu – 10 kỳ”→
Nhiều người qua Thái làm mấy năm mà về sắm xe, xây nhà, thấy ham quá. Em học chưa hết phổ thông, ở quê chỉ có cắm mặt làm thuê, cày ruộng, nằm mơ cũng không tìm được 8 – 10 triệu/tháng. Qua đây ráng chịu cực còn để dành được chút tiền.
Đó là tâm sự “điển hình” của rất nhiều người VN làm chui tại Thái Lan. Điều kiện đi lại dễ dàng, ít tốn kém, viễn cảnh về một ngày mai tươi sáng đem bạc triệu về sắm xe, xây nhà đã làm nhiều người ùn ùn đổ sang Thái như những con thiêu thân.
Giấc mơ kiếm tiền đã khiến họ quên đi, hoặc cố tình không nhớ, những gian nan, cay đắng nơi xứ lạ quê người… Theo Đại sứ quán VN tại Thái Lan, số người lao động không phép tại Thái thời điểm cuối năm 2014 lên tới khoảng 50.000 người. Tiếp tục đọc “Phận mưu sinh chui trên đất Thái – 7 kỳ”→